ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2014/QĐ-UBND |
Phú Thọ, ngày 13 tháng 8 năm 2014 |
V/V DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND tỉnh ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 về Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.
Căn cứ Nghị định của Chính phủ: Số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003; số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 126/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 của HĐND tỉnh Phú Thọ về Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi điều chỉnh: Điều chỉnh quy hoạch tưới và quy hoạch tiêu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
2. Điều chỉnh mục tiêu quy hoạch:
a) Mục tiêu về tưới:
- Cấp nước tưới chủ động cho 34.500 ha lúa, trong đó giai đoạn đến 2015 đạt 30.900 ha.
- Cấp nước tưới cho 7.800 ha diện tích màu, trong đó giai đoạn đến 2015 đạt 3.300 ha.
- Tạo nguồn tưới cho diện tích cây vùng đồi 2.400 ha, trong đó giai đoạn đến 2015 đạt 1.500 ha.
- Cấp nước cho diện tích nuôi trồng thủy sản 3.700 ha, trong đó giai đoạn đến 2015 đạt 1.800 ha.
- Kiên cố hóa 100% kênh cấp I, II và 75% kênh cấp III; trong đó giai đoạn đến 2015 kiên cố hóa 75% kênh cấp I, II và 50% kênh cấp III.
b) Mục tiêu về tiêu:
- Đảm bảo diện tích tiêu toàn tỉnh đạt 162.400 ha, trong đó tiêu tự chảy qua cống 142.300 ha; tiêu động lực chủ động 20.100 ha, trong đó giai đoạn đến 2015 đạt 11.100 ha.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho 20 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, với tổng diện tích nuôi thả đạt 1.850 ha; trong đó: Giai đoạn đến 2015 diện tích đạt 750 ha.
3. Điều chỉnh nội dung quy hoạch:
a) Quy hoạch tưới:
- Đối với lưu vực sông Lô, sông Đà: Tập trung cải tạo, nâng cấp các công trình hồ đập, trạm bơm hiện có; xây dựng mới các công trình hồ đập, trạm bơm; kiên cố hóa hệ thống kênh chính các hồ, đập lớn bằng đường ống có áp để mở rộng diện tích phục vụ; kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
- Đối với lưu vực sông Thao: Tập trung cải tạo, nâng cấp các công trình hồ đập, trạm bơm hiện có; xây dựng mới các công trình hồ đập, trạm bơm; ưu tiên xây dựng mới các công trình hồ chứa lớn, phục vụ khai thác đa mục tiêu, có khả năng tận dụng cột nước địa hình để vận chuyển nước giữa các lưu vực; kiên cố hóa hệ thống kênh chính các hồ, đập lớn bằng đường ống có áp để mở rộng diện tích phục vụ; kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
- Xây dựng mới 272 công trình; cải tạo, nâng cấp 554 công trình. Trong đó, ưu tiên xây dựng mới 61 công trình; cải tạo, nâng cấp 107 công trình.
- Kiên cố hóa 302 km kênh cấp I,II; 1.575 km kênh cấp III.
b) Quy hoạch tiêu:
- Cải tạo, nâng cấp để phát huy hết công suất các trạm bơm tiêu hiện có; xây dựng mới các trạm bơm tiêu nhằm tăng diện tích tiêu động lực để chủ động tiêu úng cho các lưu vực; cải tạo các ngòi tiêu, cống tiêu để tăng khả năng tiêu tự chảy; kết hợp đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản.
- Xây mới 29 công trình; cải tạo, nâng cấp 95 công trình. Trong đó, ưu tiên xây dựng mới 15 công trình; cải tạo nâng cấp 31 công trình.
- Xây dựng mới bờ vùng cho 20 cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng chiều dài bờ vùng khoảng 38 km.
4. Điều chỉnh kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư:
- Kinh phí thực hiện: 7.367,5 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn đến 2015: 1.162,2 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 6.205,3 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước: 3.684,0 tỷ đồng (50%), vốn ODA: 2.953,5 tỷ đồng (40,09%), vốn đóng góp của nhân dân: 730,0 tỷ đồng (9,91%).
5. Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp chủ yếu:
a) Về huy động nguồn vốn.
- Đối với các công trình lớn: Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, tích cực tranh thủ nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình.
- Đối với các công trình vừa và nhỏ: Đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã; đặc biệt tranh thủ nguồn vốn các chương trình mục tiêu, chương trình ưu tiên đầu tư của các Bộ, ngành, vốn ODA, vốn đóng góp của nhân dân.
b) Về cơ chế chính sách.
- Khuyến khích sự tham gia của người dùng nước từ khâu quy hoạch, xây dựng và quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư. Gắn công tác thủy lợi với các chính sách xã hội trong việc giải quyết nước tưới, sinh hoạt cho nhân dân.
- Tạo cơ chế khuyến khích phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng quản lý, vận hành và khai thác công trình thủy lợi.
c) Về tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả công trình thủy lợi.
- Rà soát, đánh giá và thực hiện phân cấp công trình và phân cấp quản lý các công trình thủy lợi đảm bảo phù hợp với thực tế: Tiếp tục củng cố, kiện toàn và đổi mới các hợp tác xã dịch vụ quản lý công trình thủy lợi ở cơ sở để có đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi. Giao thêm các công trình thủy lợi có quy mô vừa cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý. Các công trình quy mô nhỏ nằm trong phạm vi thôn, xã giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý khai thác.
- Tăng cường tập huấn, tuyên truyền về pháp lệnh quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, chế độ chính sách, chuyên môn kỹ thuật về quản lý khai thác các công trình thủy lợi cho các hợp tác xã quản lý công trình ở cấp xã, lực lượng cán bộ chuyên ngành thủy lợi và lực lượng tham gia làm thủy lợi ở cơ sở. Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Thực hiện nghiêm chỉnh việc xử lý các vi phạm, xâm hại công trình thủy lợi.
d) Về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch.
- Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất công tác quản lý từ quy hoạch đến khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý, khai thác đối với tất cả các công trình thủy lợi để đảm bảo đúng mục tiêu kỹ thuật an toàn, đúng trình tự xây dựng cơ bản.
- Đối với các công trình có quy mô lớn nằm trên địa bàn nhiều huyện hoặc những công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới cần có sự thỏa thuận về giải pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
e) Về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình:
- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi lớn, quan trọng, các công trình theo quy định thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động quyết định đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi do huyện quản lý theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân cấp xã huy động các nguồn lực địa phương, đóng góp của nhân dân; áp dụng cơ chế, chính sách chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác để đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng.
- Có cơ chế, chính sách để khuyến khích cấp huyện chủ động huy động các nguồn lực và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi trên cơ sở hỗ trợ một phần từ ngân sách cấp tỉnh.
Phân cấp quản lý công trình sau đầu tư:
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc giao đơn vị khai thác, quản lý sử dụng công trình sau khi đầu tư đảm bảo nguyên tắc: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý khai thác các công trình lớn, liên xã và có kỹ thuật phức tạp; Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý khai thác các công trình nhỏ trong phạm vi thôn, xã.
f) Về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới như công nghệ thông tin, mô hình toán, tự động hóa, vật liệu xây dựng, thiết bị thủy lực, máy bơm, công nghệ tưới tiết kiệm nước, vv…trong tính toán dự báo nguồn nước, quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi và quản lý nguồn nước, phòng chống thiên tai. Các công trình xây dựng phải đảm bảo tính kinh tế, an toàn, kỹ thuật và mỹ thuật.
g) Về tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác thủy lợi; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng thủy lợi và quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Tăng cường hợp tác với các tỉnh lân cận về quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi để chủ động bảo vệ và phát triển nguồn nước.
- Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn, tài nguyên nước.
h) Về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư ở tất cả các khâu trong quá trình triển khai thực hiện thuộc mọi tổ chức có liên quan.
- Tổ chức chặt chẽ việc xét duyệt đăng ký hành nghề kinh doanh xây dựng đi đôi với tăng cường kiểm tra hành nghề khảo sát, thiết kế và xây lắp theo giấy phép được duyệt.
i) Về tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thủy lợi và quản lý tài nguyên nước, chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng và quản lý công trình thủy lợi. Tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển tải các thông tin cần thiết, các mô hình và những kinh nghiệm quản lý tốt, phổ biến các chính sách của nhà nước đã ban hành, nâng cao ý thức cộng đồng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân.
UBND tỉnh giao:
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Hàng năm theo dõi, đề xuất danh mục các công trình tu bổ, nâng cấp và xây dựng mới, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; đôn đốc, theo dõi việc đầu tư xây dựng cũng như quản lý khai thác bảo vệ các công trình và hệ thống công trình thủy lợi; nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa quy hoạch bằng các kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể, đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu của quy hoạch.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi hàng năm để đề xuất phân bổ vốn đầu tư xây dựng theo kế hoạch.
- Sở Tài chính: Đề xuất bố trí cấp kinh phí thực hiện theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước; kiểm tra, giám sát việc xả nước thải ở các khu công nghiệp, đô thị.
- Các sở, ban, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp để triển khai thực hiện Quy hoạch.
- UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch và triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch theo đúng quy định.
- Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ: Có trách nhiệm quản lý, khai thác các công trình thủy lợi theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.