BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 09/2006/QĐ-BNV |
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2006 |
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số
1730/BNN/TCCB ngày 12/7/2006 về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
công chức ngành kiểm lâm;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành kiểm lâm (có bản tiêu chuẩn nghiệp vụ kèm theo Quyết định này), gồm:
1. Kiểm lâm viên chính - Mã số ngạch 10.225
2. Kiểm lâm viên - Mã số ngạch 10.226
3. Kiểm lâm viên trình độ cao đẳng - Mã số ngạch 10.227
4. Kiểm lâm viên trung cấp - Mã số ngạch 10.228
5. Kiểm lâm viên sơ cấp - Mã số ngạch 10.229
Điều 2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch kiểm lâm viên là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức ngành kiểm lâm.
Điều 3. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 409/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành lâm nghiệp; bãi bỏ ngạch kiểm lâm viên chính (mã số 10.078), kiểm lâm viên (mã số 10.079) và kiểm lâm viên sơ cấp (mã số 10.080) thuộc Danh mục các ngạch công chức kèm theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức.
Điều 5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
1. Chức trách: là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm ở Trung ương hoặc ở địa phương tổ chức thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc và cấp tỉnh.
2. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện một lĩnh vực trong công tác nghiệp vụ chuyên môn bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Chủ trì xây dựng các phương án, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.
- Tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.
- Chủ trì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp.
- Chủ trì tổ chức và hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm và tham mưu đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn trong hệ thống ngành Kiểm lâm nhằm đảm bảo tổ chức chặt chẽ, có hiệu lực và hiệu quả.
- Thực hiện việc tham gia phối hợp nghiệp vụ với các cơ quan hữu quan (chấp hành pháp luật, nghiên cứu, quản lý…) khi triển khai thực hiện công tác bảo vệ và quản lý rừng trong phạm vi tỉnh, vùng, cả nước.
- Tham gia hoặc chủ trì tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm.
- Nghiên cứu và phân tích các hoạt động của ngành Kiểm lâm trên toàn quốc và các tỉnh có diện tích rừng lớn, đề xuất các biện pháp tổ chức, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác của ngành Kiểm lâm.
3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:
- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.
- Có tinh thần dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực; có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Tiêu chuẩn về năng lực:
- Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm lâm cho các thành viên khác trong cơ quan.
- Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành Kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
- Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
5. Tiêu chuẩn về trình độ:
- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm viên lâm viên chính.
- Thông thạo một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Có thời gian giữ ngạch Kiểm lâm viên tối thiểu là 9 năm.
- Có công trình hoặc đề án liên quan đến công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được cấp Bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả.
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
II. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN
(tương đương ngạch Chuyên viên)
1. Chức trách: là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
2. Nhiệm vụ:
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.
- Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.
- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công.
- Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.
3. Tiêu chuẩn về phẩm chất;
- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.
- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Tiêu chuẩn về năng lực:
- Có khả năng độc lập chủ động làm việc.
- Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Tập hợp và tổ chức phối hợp được với cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.
5. Tiêu chuẩn về trình độ:
- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Tốt nghiệp khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên.
- Thông thạo một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
III. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Chức trách: là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
2. Nhiệm vụ:
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.
- Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.
- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công.
- Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.
3. Tiêu chuẩn về phẩm chất;
- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.
- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Tiêu chuẩn về năng lực:
- Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Tập hợp và tổ chức phối hợp được với cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.
5. Tiêu chuẩn về trình độ:
- Tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức quản lý về Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Tốt nghiệp khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên.
- Thông thạo một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
IV. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN TRUNG CẤP
(tương đương ngạch Cán sự)
1. Chức trách: là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm cấp Huyện thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy hoạch, quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn được giao theo dõi.
- Tiến hành điều tra, thu thập tình hình và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp về các hành vi hoạt động phá hoại rừng và buôn lậu lâm sản trên địa bàn được giao theo dõi.
- Tuyên truyền và tham gia vận động nhân dân thực hiện các quy định về pháp luật về lâm nghiệp.
- Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản, hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép.
3. Tiêu chuẩn về phẩm chất;
- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.
- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ.
- Thận trọng trong công việc, không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, luôn bám cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Tiêu chuẩn về năng lực:
- Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản.
- Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý rừng, quản lý lâm sản.
- Thành thạo nghiệp vụ kiểm lâm và quản lý lâm sản.
- Thành thạo các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản.
5. Tiêu chuẩn về trình độ:
- Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành Lâm nghiệp.
- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm 3 tháng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Sử dụng được một trong năm thứ tiếng (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
- Biết sử dụng vi tính văn phòng.
V. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN SƠ CẤP
(tương đương ngạch Nhân viên)
1. Chức trách: là công chức thừa hành, kiểm tra và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do lãnh đạo giao trong phạm vi được phân công.
2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra chặt chẽ tài nguyên rừng, đất rừng trong phạm vi được phân công.
- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng rừng của các chủ rừng theo dự án, theo quy hoạch, quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thường xuyên thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để phát hiện các hành động phá rừng, săn bắt chim thú rừng và vận chuyển lâm sản trái phép.
- Kiểm tra, phát hiện các hiện tượng sâu bệnh hại rừng, cháy rừng, tiến hành xử lý ban đầu và báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
- Theo dõi việc sử dụng nương rẫy và đất rừng nhằm bảo vệ rừng tốt.
- Ngăn chặn những hành động vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác rừng vào lập biên bản hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Đo đếm, xác định khối lượng, quy cách, phẩm chất lâm sản và động vật rừng trong phạm vi được phân công.
- Giữ nguyên hiện trường, tang vật phạm pháp.
- Tham gia vận động nhân dân bảo vệ rừng và làm công tác phổ cập lâm nghiệp.
- Quản lý bổ sung các hồ sơ lâm bạ và vào sổ theo dõi diễn biến rừng.
3. Tiêu chuẩn về phẩm chất;
- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.
- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ.
- Tuyệt đối chấp hành sự chỉ đạo về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên.
- Không lợi dụng danh nghĩa của ngành Kiểm lâm để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, bám dân, bám cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Có tinh thần chí công vô tư, có đức tính trung thực.
- Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Tiêu chuẩn về năng lực:
- Có khả năng độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, nắm tình hình về công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản.
- Nắm được các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản.
- Tuyên truyền và vận động có hiệu quả nhân dân tham gia quản lý rừng, quản lý lâm sản.
5. Tiêu chuẩn về trình độ:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và phát triển rừng.
- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Sử dụng được một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.