BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2006/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2006 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 341/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về việc nâng cấp Phân viện Khảo sát quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ trực thuộc Viện Quy hoạch Thuỷ lợi thành Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuỷ lợi và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phân viện Khảo sát quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ trực thuộc Viện Quy hoạch Thuỷ lợi căn cứ theo Điều 1 Quyết định 341/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Về việc nâng cấp Phân viện Khảo sát quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ trực thuộc Viện Quy hoạch Thuỷ lợi thành Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam là đơn vị chuyên ngành về quy hoạch Thuỷ lợi, có chức năng nghiên cứu lập quy hoạch thuỷ lợi, nhằm điều hoà, sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước, môi trường nước phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh phía Nam (chủ yếu vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
3. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam là đơn vị sự nghiệp có thu; có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật; có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Southern Institute For Water Resources Planning (viết tắt SIWRP).
Trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh
Điều 2. Nhiệm vụ của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
1. Tổ chức lập các dự án khảo sát thiết kế quy hoạch thủy lợi bao gồm:
a. Các dự án quy hoạch:
- Tổng hợp theo lưu vực sông, vùng kinh tế;
- Cấp nước, tiêu nước cho các lĩnh vực: nông nghiệp, khu công nghiệp, đô thị lớn, khu dân cư tập trung;
- Kiểm soát lũ và phòng chống thiên tai;
- Phát triển thủy điện nhỏ.
b. Khảo sát xử lý môi trường và chất lượng nguồn nước;
c. Khảo sát, đo đạc địa hình, địa chất, thủy văn phục vụ phát triển thủy lợi;
d. Các dự án hợp tác quốc tế được Bộ trưởng giao;
e. Các dự án sông liên quốc gia được Bộ trưởng giao.
Các dự án Thiết kế quy hoạch trên, được thực hiện theo Luật Xây dựng; Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ và quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Hướng dẫn các địa phương trong vùng lập các dự án thiết kế quy hoạch xây dựng thủy lợi địa phương, tham gia và phối hợp với các ngành lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng, các địa phương đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch theo sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước.
3. Hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương trong vùng triển khai thực hiện các dự án quy hoạch đã được duyệt, phát hiện những bất hợp lý, những tồn tại để bổ sung, nâng cao và hoàn thiện các dự án quy hoạch đó.
4. Nghiên cứu xây dựng và bổ sung thường xuyên về tổng sơ đồ khai thác các dòng sông, cập nhật số liệu tính toán cân bằng nước giúp cho Bộ quyết định cho phép khai thác nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) trên các lưu vực sông theo sự phân công của Bộ trưởng.
5. Tham gia thẩm định các dự án Quy hoạch Thủy lợi do các địa phương và các cơ quan khác lập theo quyết định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển Thủy lợi theo nhiệm vụ Bộ trưởng giao.
7. Nghiên cứu lập chương trình vận hành các công trình hoặc hệ thống công trình thủy lợi tổng hợp lớn.
8. Khảo sát chất lượng nước cho các nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế và dân sinh, theo dõi và đánh giá chất lượng nước trên các lưu vực sông, các hồ chứa nước, vùng ven biển, hải đảo, các vùng ngập úng, lầy thụt, dự báo sự phát triển và lan truyền ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho công tác quy hoạch Thuỷ lợi.
9. Điều tra đánh giá và dự báo về tác động của các công trình thủy lợi đã có và sẽ có đến môi trường và sinh thái khu vực.
10. Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản chuyên dùng phục vụ cho công tác Quy hoạch thuỷ lợi và bảo vệ nguồn nước như:
a. Địa hình, địa chất, thủy văn (nước mặt và nước ngầm);
b. Chất lượng, sinh thái môi trường nước;
c. Điều kiện kinh tế - xã hội liên quan tới sử dụng và bảo vệ nguồn nước. 11. Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm và phương pháp luận, định mức giá thiết kế quy hoạch thuỷ lợi theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
12. Tổ chức và tham gia nghiên cứu các chương trình, các đề tài khoa học có liên quan đến công tác quy hoạch thuỷ lợi, phát triển và bảo vệ nguồn và chất lượng nước; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ xây dựng lực lượng cán bộ, chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực được giao.
13. Phối hợp với các cơ quan quy hoạch thuộc các Bộ: Thủy sản, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và các ngành, địa phương có liên quan trong quy hoạch sử dụng hợp lý và bền vững nguồn nước.
14. Thực hiện công tác văn phòng Ban Quản lý lưu vực sông được phân công.
Cơ cấu tổ chức của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam gồm Lãnh đạo Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc (Phòng, Ban, Trung tâm, Văn phòng).
1. Lãnh đạo Viện:
Viện trưởng, các Phó viện trưởng được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước pháp luật về mọi hoạt động của Viện.
Phó viện trưởng giúp việc cho Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a. Khối quản lý Viện:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Tổng hợp - Kỹ thuật;
- Phòng Kế hoạch - Hợp tác quốc tế;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Các hội đồng tư vấn (KHCN, kinh tế, nhân sự...).
- Phòng Quy hoạch Thuỷ lợi miền Tây Nam Bộ
- Phòng Quy hoạch Thuỷ lợi miền Đông Nam Bộ.
- Phòng Thủy văn - Nguồn nước;
- Phòng Địa hình - Địa chất.
3. Các đơn vị trực thuộc:
a. Trung tâm chất lượng nước và môi trường;
b. Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ ngành nước.
4. Văn phòng Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông.
a). Văn phòng Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai;
b). Văn phòng Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Cửu Long;
Các văn phòng được thành lập và hoạt động theo Quyết định 37/2001/QĐ-BNN-TCCB và Quyết định số 38/2001/QĐ-BNN-TCCB ngày 9/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ các quy định trước đây của Bộ trái với Quyết định này.
1. Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi chịu trách nhiệm bàn giao nguyên trạng Phân viện Khảo sát quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ cho Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện trình Bộ ban hành; đăng ký hoạt động của Viện với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi và Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.