BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2000/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2000 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà
nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/03/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02/12/1998;
Theo đề nghị của các Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Đại học,
Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, Giám đốc các học viện và Hiệu trưởng các trường cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Minh Hiển
|
Nguyễn Minh Hiển (Đã ký) |
VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số ..../2000/QĐ-BGD&ĐT ngày....
tháng.... năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Mục đích nghiên cứu khoa học:
Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn.
Điều 2. Yêu cầu về nghiên cứu khoa học:
Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.
Phù hợp với nội dung của chương trình đào tạo và một số đòi hỏi thực tiễn của xã hội.
Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng (sau đây gọi tắt là cơ sở).
Không ảnh hưởng đến học tập chính khóa của sinh viên.
Điều 3. Nội dung và hình thức nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo.
Tham gia triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đời sống và an ninh quốc phòng.
Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ tuổi trẻ, thông tin khoa học công nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên.
QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Điều 4. Kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên:
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một phần của kế hoạch khoa học và công nghệ của cơ sở. Việc triển khai và quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện theo những quy định hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 5. Đề tài nghiên cứu khoa học:
Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể là một phần của đề tài các cấp do các giảng viên, cán bộ nghiên cứu chủ trì hoặc là đề tài do sinh viên tự chọn.
Mỗi sinh viên hoặc một nhóm sinh viên thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, cán bộ nghiên cứu và nghiên cứu sinh.
Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được thủ trưởng các cơ sở phê duyệt và tổ chức đánh giá.
Điều 6. Kinh phí nghiên cứu khoa học:
Hàng năm, thủ trưởng các cơ sở quyết định dành một khoản kinh phí thích hợp để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kinh phí này được trích từ các nguồn sau:
Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động khoa học và công nghệ.
Kinh phí đào tạo thường xuyên của cơ sở.
Kinh phí khác của cơ sở.
Nguồn tài trợ của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 7. Trách nhiệm của Phòng (Ban) Khoa học của các cơ sở:
Đề xuất kế hoạch, nội dung, biện pháp tổ chức nghiên cứu khoa học hàng năm của sinh viên.
Chủ trì phối hợp với Phòng (Ban) Đào tạo, Phòng (Ban) Công tác Chính trị - Sinh viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Đề xuất các phương án ứng dụng kết quả công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên vào thực tiễn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và trong phạm vi cho phép của cơ sở.
Điều 8. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở:
Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên để phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo và điều kiện nghiên cứu khoa học của cơ sở.
Xem xét và lựa chọn các công trình đưa vào ứng dụng, các biện pháp triển khai và quy định cụ thể chế độ đãi ngộ đối với các tác giả cũng như những người đã đóng góp trong việc ứng dụng thành công kết quả công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên vào thực tiễn.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Điều 9. Trách nhiệm của sinh viên:
Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học được giao theo kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở.
Chấp hành các quy định hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 10. Quyền lợi của sinh viên:
Được tạo điều kiện sử dụng các thiết bị sẵn có của cơ sở để tiến hành nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể được công bố trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báo khoa học và các phương tiện thông tin khác.
Điều 11. Khuyến khích nghiên cứu khoa học của sinh viên:
Khuyến khích sinh viên (đặc biệt là sinh viên đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên) tham gia nghiên cứu khoa học theo kế hoạch khoa học và công nghệ của cơ sở.
Các cơ sở tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm ở các cấp để tổng kết và đánh giá kết quả các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, khen thưởng sinh viên và cán bộ hướng dẫn có thành tích.
Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xét khen thưởng các công trình tham gia dự thi Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" và khen thưởng các cơ sở có thành tích cao trong phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phân cấp cho thủ trưởng các cơ sở xem xét quyết định cộng thêm điểm vào điểm trung bình chung học tập của năm đang học cho các sinh viên có công trình đạt Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" do Bộ tổ chức (trừ những sinh viên đã tốt nghiệp).
Tổng số điểm tối đa cho 01 công trình:
- Giải Nhất: 0,4 điểm
- Giải Nhì: 0,3 điểm
- Giải Ba: 0,2 điểm
- Giải Khuyến khích: 0,1 điểm
Điểm trung bình chung học tập sẽ là căn cứ để xét cấp học bổng, xét chuyển tiếp vào bậc cao học và các quyền lợi khác.
Điều 12. Trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ hướng dẫn:
Giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (hướng dẫn xây dựng mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu).
Thủ trưởng các cơ sở căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên để tính thêm giờ nghiên cứu khoa học cho cán bộ hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (số giờ tối đa cho 01 công trình là 20 giờ).
Trường hợp phát hiện thấy công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên thiếu tính trung thực, thủ trưởng các cơ sở tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật khác nhau đối với tác giả của công trình.
Bản Quy chế này được áp dụng cho các trường đại học, kể cả các học viện, các Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và các trường cao đẳng trong cả nước.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Minh Hiển |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.