UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/1999/QĐ-UB |
Kon Tum, ngày 25 tháng 3 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP TRÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ điều 41 Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Kỳ họp lần thứ 8, Khoá VII;
Căn cứ ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 39/TP-PL ngày 22/02/1999;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về mức thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM/UBND TỈNH
KON TUM |
VỀ MỨC THU VÀ SỰ DỤNG HỌC PHÍ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KONTUM
(Ban hành kèm theo quyết định số 08/1999/QĐ-UB ngày 25/3/1999 của Ủy ban
nhân dân tỉnh KonTum)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo quy định của Nhà nước là một khoản đóng góp của gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên để cùng với ngân sách Nhà nước bảo đảm các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Điều 2: Việc thu và sử dụng học phí phải tuân theo quy định tại quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 54/1998/TTLT ngày 31/8/1998 của Bộ Giáo dục Đào tạo - Bộ Tài chính và bản quy định này.
Điều 3: Nghiêm cấm việc sử dụng nguồn thu từ học phí vào những mục đích trái với quy định của Trung ương và bản quy định này.
Chương II:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4: Học phí được thu trên học sinh của các cấp học, ngành học thuộc hệ thống các trường, cơ sở công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng học sinh có trách nhiệm đóng góp cho con em mình.
* Đối tượng miễn giảm học phí:
1. Miễn học phí cho các đối tượng sau:
1.1. Học sinh đang học bậc tiểu học
1.2. Học sinh, sinh viên là con liệt sĩ
1.3. Học sinh, sinh viên là anh hùng lực lượng vụ trang; anh hùng lao động, thương binh.
1.4. Học sinh, sinh viên là con của thương binh, con của bệnh binh, con của những người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 61 đến 80%.
1.5. Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các vùng cao miền núi (trừ thị xã, thị trấn). Riêng thị xã KonTum miễn thu học phí đối với học sinh thuộc 3 xã gồm: ĐăkRơVa, ĐăkBlà, ChưHReng.
1.6. Học sinh, sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật và được Hội đồng giám định y khoa xác nhận.
1.7. Học sinh, sinh viên hệ chình quy tập trung trong ngành sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục – Đào tạo
1.8. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa
1.9. Học sinh thuộc đối tượng tuyển chọn vào các trường dự bị đại học dân tộc, trường Phổ thông dân tộc nội trú (chỉ miễn số hưởng chế độ học sinh dân tộc nội trú) trường dạy nghề cho người tàn tật, trường khuyết tật.
1.10. Học sinh, sinh viên mà gia đình (cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc hộ đói theo quy định hiện hành của Nhà nước, có mức thu nhập quy đổi bình quy đầu người/tháng dưới 13kg gạo.
2. Giảm 50% học phí cho các đối tượng sau:
2.1. Học sinh, sinh viên là con của thương binh, con của bệnh binh, con của những người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 21 đến 60%.
2.2. Học sinh, sinh viên là con của cán bộ, công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.
2.3. Học sinh, sinh viên mà gia đình (cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước, có mức thu nhập quy đổi bình quân đầu người/tháng dưới:
+ Dưới 25kg gạo ở thành thị
+ Dưới 20kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng trung du
+ Dưới 15kg gảo ở nông thôn miền núi
Thủ tục miễn giảm:
1. Học sinh đang học bậc tiểu học; học sinh, sinh viên quy định tại điểm 1.1 và 1.7 mục 1 trên không phải làm đơn xin miễn học phí.
2. Học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng miễn giảm học phí phải làm đơn xin miễn giảm theo mẫu thống nhất do thủ trưởng các đơn vị ban hành. Có xác nhận nội dung kê khai của gia đình học sinh do cơ quan thẩm quyền ở địa phương (Như Phòng Thương binh – Xã hội, Ủy ban nhân dân xã, phường) có ký tên và đóng dấu, có ý kiến đề nghị của giáo viên của nhiệm lớp.
3. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các quy định chung tại quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, THông tư 54/1998/TTLB-Bộ giáo dục đào tạo- Bộ tài chính, các quy định cụ thể tại quy định này, căn cứ vào ý kiến xác nhận của địa phương và ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp để quyết định việc miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và lập danh sách báo cáo cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo cấp trên trực tiếp.
4. Việc miễn, giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập của học sinh tại các trường và các cơ sở đào tạo khác, trừ trường hợp gia đình thuộc diện hộ đói, hộ nghèo được xem xét theo từng năm học.
5. Những trường hợp đột xuất khi có thiên tai lớn xảy ra trong khu vực, Liên sở chủ quản, và Sở Tài chính - Vật giá xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định miễn giảm học phó cho các đối tượng học sinh từng vùng theo mức độ thiệt hại trong thời hạn nhất định. Trường hợp cá biệt, gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên có khó khăn đột xuất được địa phương xác nhận thì nhà trường xem xét củ thể và quyết định việc miễn giảm học phí trong thời gian nhất định.
Điều 5: Mỗi học sinh thuộc diện đóng góp quỹ học phí tại các địa bàn có khu vực khác nhau thì mức đóng góp khác nhau, thu theo hàng tháng và thu 9 tháng/năm học đối với ngành học phổ thông; thu theo các tháng thực học đối với các bậc đào tạo khác. Mức thu cụ thể như sau:
BẬC HỌC |
Thị xã KonTum |
Các thị trấn |
|
6 phường nội thị |
Các xã còn lại |
||
1.Mẫu giáo |
15.000 |
10.000 |
10.000 |
2.Trung học cơ sở |
10.000 |
8.000 |
8.000 |
3.PT Trung học |
15.000 |
10.000 |
10.000 |
4.Dạy nghề phổ thông |
10.000 |
8.000 |
8.000 |
5.Dạy nghề |
60.000 |
40.000 |
40.000 |
6.Trung học chuyên nghiệp |
50.000 |
35.000 |
35.000 |
Chương III:
TỔ CHỨC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN
Điều 6: Các trường, cơ sở giáo dục – đào tạo ( gỏi tắt là trường) thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh hoặc các Sở có cơ sở giáo dục và đào tạo ( gọi tắt là Sở chủ quản). Đầu năm học Nhà trường lập kế hoạch thu – chi trình Sở chủ quản phê duyệt trường mới thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, thủ trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý dự toán được duyệt. Thực hiện báo cáo quyết toán cùng kỳ với báo cáo quyết tóan ngân sách Nhà nước. Đây là nguồn thu kháccủa đơn vị, phải phản ánh trong sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ kế tóan thống kê hiện hành.
Điều 7: Các trường thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo: Phòng giáo dục và đào tạo tại các huyện, thị xã quản lý tòan bộ quỹ học phí của các đơn vị trực thuộc phòng. Lập dự toán thi cho hàng năm ( Tính theo năm học) trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự tóan và phê duyệt điều chỉnh bổ sung (khi cần thiết). Quyết toán kinh phí học phí cùng lúc với báo cáo quyết tóan ngân sách Nhà nước theo chế độ kế tóan thống kê hiện hành. Chỉ được dùng quỹ hôc phí để chi trả cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp thuộc Phòng GD-ĐT.
Điều 8: Quy định tỷ lệ học phí để chi cho các nội dung sau:
* Chi phục vụ tại các cơ sở giáo dục và đào tạo: 80%
Chia ra:
+ Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: 45% (như sữa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng nhỏ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác liên quan).
+ Bổ sung cho các hoạt động sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo: 15% ( gồm tất cả các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, kể cả hỗ trợ thi tốt nghiệp, chi nghiệp vụ quản lý quỹ học phí tại cơ sở).
+ Hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy: 20% (chi hỗ trợ hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy của giáo viên, cán bộ nhân viên và các bộ phận liên quan. Chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể ở các trường và các cơ sở giáo dục – đào tạo).
*Hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung tòan ngành: 20%
Chia ra:
+ Hỗ trợ công tác: 2%
+ Điều tiết chung toàn ngành: 18%
Điều 9: Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh có trách nhiệm phê duyệt dự toán và điều chỉnh dự toán thu chi quỹ học phí cho các huyện, thị xã cho cho đơn vị trực thuộc Sở. Các Sở chủ quản khác có trách nhiệm phê duyệt dự toán cho các đơn vị trực thuộc Sở mình. Sở Giáo dục - Đào tạo cà các Sở chủ quản tổng hợp ngành mình báo cáo trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính - Vật giá về việc thu chi quỹ này.
Điều 10: Sở chủ quản phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá chịu trách nhiệm triển khai các đơn vị, trường, các cơ sở đào tạo thực hiệ thu – chi quản lý quỹ này đúng quy định. Sử dụng biên lai do Sở Tài chính KonTum phát hành. Đồng thời phải quyết toán biên lai theo đúng thời gian, đúng quy định hiện hành.
Chương IV:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11: Quy định này được thực hiện từ học kỳ II năm học 1998 – 1999 (Từ ngày 01/01/1999 trở đi). Phạm vi áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh KonTum. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc, phản ánh về Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính - Vật giá để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.