BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0792/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Văn phòng Bộ là bộ máy giúp việc của Lãnh đạo Bộ, có chức năng tổng hợp, điều phối hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc của Lãnh đạo Bộ; tham mưu cho lãnh đạo Bộ về công tác cải cách hành chính; thực hiện các công tác: hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tài chính, kế toán của cơ quan Bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ chủ yếu
1. Tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong công tác điều hành các hoạt động của Bộ; thực hiện công tác thư ký tổng hợp giúp việc Lãnh đạo Bộ; xây dựng và đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; lập báo cáo tổng hợp định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện công tác của Bộ; ban hành thông báo, biên bản các hội nghị, cuộc họp của lãnh đạo Bộ; theo dõi, đôn đốc việc thi hành các quyết định, chỉ thị, kết luận và các nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị thuộc cơ quan Bộ; thực hiện các quy chế phối hợp công tác với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
2. Thường trực tham mưu cho lãnh đạo Bộ về công tác cải cách hành chính; phụ trách Văn phòng “một cửa” về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Bộ; chủ trì việc rà soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xây dựng các quy chế, nội quy của cơ quan Bộ nhằm bảo đảm tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; chủ trì việc nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của cơ quan Bộ.
3. Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; bảo đảm việc ban hành các văn bản của Bộ theo đúng thể thức và thủ tục quy định; tiếp nhận, chuyển giao, luân chuyển công văn đi, đến và quản lý việc sử dụng con dấu của Bộ và của Văn phòng Bộ; kiểm tra và chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính đối với các văn bản do Bộ ban hành; tổ chức in ấn, đánh máy tài liệu phục vụ công tác của Bộ; quản lý công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu của cơ quan Bộ.
4. Quản lý và đảm bảo cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và điều kiện làm việc của cơ quan Bộ; phụ trách công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ; quản lý xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan Bộ; đôn đốc việc thực hiện nội quy của cơ quan; quản lý lực lượng bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Bộ.
5. Quản lý kinh phí hoạt động của cơ quan Bộ; lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách cơ quan Bộ theo quy định; phân tích, đánh giá hiệu quả chi ngân sách cho các hoạt động của cơ quan Bộ; quản lý quỹ và giải quyết các thủ tục về kinh phí phục vụ hoạt động của cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý công tác báo chí, xuất bản trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; đầu mối quan hệ và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng; giúp lãnh đạo Bộ tổ chức các cuộc họp báo với cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước; thực hiện việc điểm báo phục vụ Lãnh đạo Bộ và thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề được nêu trên báo chí.
7. Tổ chức và phục vụ các hội nghị, cuộc họp, làm việc, lễ tân và chủ trì việc tiếp, tiễn các đoàn khách trong nước và ngoài nước của Lãnh đạo Bộ; hậu cần phục vụ các đoàn công tác.
8. Chủ trì, tổ chức công tác phòng chống lụt bão; phòng cháy, chữa cháy; an toàn, vệ sinh lao động; phòng chống ma tuý...tại Cơ quan Bộ.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Văn phòng Bộ do Chánh Văn phòng phụ trách và có các Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, công chức, viên chức giúp việc theo sự phân công của Chánh Văn phòng.
2. Bộ máy giúp việc Chánh Văn phòng:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Cải cách hành chính và Tuyên truyền;
c) Phòng Hành chính;
d) Phòng Lưu trữ;
đ) Phòng Quản trị;
e) Phòng Kế toán;
g) Phòng Lễ tân;
h) Phòng Bảo vệ;
i) Đoàn xe.
3. Văn phòng thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng; Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Văn phòng Bộ;
b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, công chức, viên chức của Văn phòng Bộ;
c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Văn phòng Bộ;
d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Văn phòng Bộ theo quy chế làm việc của Bộ;
đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Bộ;
e) Ban hành các nội quy, quy định của Văn phòng Bộ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.