BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0779/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động - tiền lương trong ngành công thương theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ chủ yếu
1. Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động - tiền lương trong ngành công thương và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định sau khi ban hành.
2. Tổ chức quản lý:
a) Xây dựng để Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; các quyết định về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Cục loại I trực thuộc Bộ; quyết định cho phép thành lập các thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ; quyết định danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ; quy định phân cấp quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại giữa Trung ương và địa phương;
b) Xây dựng và trình Bộ trưởng:
- Quyết định ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ; ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại ở địa phương;
- Quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển sở hữu, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế, điều lệ, quy chế, bổ sung ngành nghề, phân loại xếp hạng các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc Bộ;
- Ban hành quy định phân cấp quản lý về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức giữa Bộ Công Thương với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. c) Thực hiện Chương trình cải cách hành chính của Vụ theo mục tiêu và nội dung Chương trình cải cách hành chính của Bộ.
3. Cán bộ, công chức, viên chức:
a) Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt quy hoạch cán bộ chức danh của ngành công thương; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành quy định cơ cấu ngạch công chức hành chính, hệ thống chức danh đầy đủ, tiêu chuẩn các ngạch công chức hành chính của Bộ Công Thương; tổ chức, hướng dẫn thực hiện sau khi được ban hành;
c) Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Quy chế quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp theo phân cấp;
d) Trình Bộ trưởng quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch từ chuyên viên chính trở xuống; bổ nhiệm và chuyển xếp ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;
đ) Giúp Bộ trưởng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ theo phân cấp;
e) Trình Bộ trưởng quyết định cử các đoàn, cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp, đi công tác, đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo, tham quan, hội chợ ở nước ngoài; thừa lệnh Bộ trưởng giải quyết cho người lao động ở các đơn vị thuộc Bộ được nghỉ việc đi nước ngoài về việc riêng;g) Trình Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Công Thương phương án cán bộ, nhân sự do cấp trên quản lý.
4. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
a) Về bồi dưỡng:
- Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng các kiến thức về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành công thương;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, các trường đào tạo có liên quan, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế ở các Bộ, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Về đào tạo:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường trực thuộc Bộ; phê duyệt kế hoạch đào tạo bằng nguồn kinh phí từ ngân sách và thông báo chỉ tiêu đào tạo hàng năm đối với trường trực thuộc Bộ;
- Định kỳ, tổ chức việc tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành công thương.
5. Lao động - tiền lương:
a) Xây dựng, trình Bộ để kiến nghị với nhà nước ban hành các chính sách, chế độ đối với các nghề đặc thù của ngành công thương; giải quyết các vướng mắc về chính sách, chế độ lao động, tiền lương liên quan đến người lao động đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ theo phân cấp;
b) Về quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp:
- Xây dựng và trình Bộ trưởng để gửi Bộ Nội vụ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch biên chế hành chính hàng năm của Bộ; giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ và các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ;
- Theo uỷ quyền của Bộ trưởng, duyệt kế hoạch đăng ký biên chế, quỹ tiền lương hàng năm đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ;
- Giao chỉ tiêu tuyển dụng công chức dự bị, quản lý việc thi tuyển, thử việc và chuyển ngạch đối với công chức dự bị;
- Trình Bộ trưởng quyết định nâng lương thường xuyên cho công chức từ bậc 6 ngạch chuyên viên chính trở lên, công chức ngạch cao cấp;
- Bổ nhiệm vào ngạch viên chức cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và quyết định nâng lương thường xuyên cho cán bộ, viên chức từ bậc 5 ngạch chuyên viên chính trở xuống.
6. Giúp Bộ làm thường trực:
a) Các Ban: bảo vệ chính trị nội bộ; vì sự tiến bộ của phụ nữ; dân số, kế hoạch hoá gia đình; phòng chống AIDS và tệ nạn ma tuý, mại dâm; phòng chống bệnh bụi phổi silic và Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Bộ;
b) Các Hội đồng: Lương; kỷ luật; tuyển dụng và xét tuyển; nâng ngạch và chuyển ngạch công chức hành chính; xét và đề nghị tặng các danh hiệu nhà giáo, thầy thuốc.
7. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất đánh giá tình hình hoạt động về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động - tiền lương thuộc Bộ Công Thương.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Vụ Tổ chức cán bộ do Vụ trưởng phụ trách và có các Phó Vụ trưởng, công chức giúp việc theo sự phân công của Vụ trưởng.
2. Vụ thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng; Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;
b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng và Công chức của Vụ;
c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;
d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;
đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ.
e) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.