ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 05 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Luật Khí tượng Thuỷ văn ngày 23/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết, thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 185/TTr-SNN&PTNT ngày 24/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch được ban hành tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM
2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2022 của
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tối đa tổn thất về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng có khả năng quản lý rủi ro thiên tai và xã hội an toàn trước thiên tai; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân khi bão, lũ, lốc, sét, sạt lở đất…so với giai đoạn 2011-2020.
- Tổ chức lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại, đáp ứng hiệu quả khi có thiên tai xảy ra.
- 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết ứng phó với các loại hình thiên tai thường xuyên ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai được hình thành theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực; 100% cơ quan chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai các cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo.
- Người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ, mưa lớn, nắng nóng….Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là kè, đê bao, bờ bao, cống, bọng…đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách cho phòng, chống thiên tai, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư cho phòng chống thiên tai; vận hành Quỹ phòng chống thiên tai; hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra nhằm ổn định đời sống và sản xuất của dân trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại.
- Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương.
- Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong việc lập kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cấp xã.
- Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng chống thiên tai tại cấp xã và doanh nghiệp.
- Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến thức phòng chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một số cấp học, bậc học; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, ấp.
3. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai các cấp từ tỉnh đến cấp xã theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.
- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu cơ bản về thiên tai. Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai. Nâng cấp trang thiết bị, công nghệ theo dõi, phân tích, dự báo, cảnh báo thiên tai, ứng dụng công nghệ dự báo tiên tiến, ưu tiên công nghệ dự báo sạt lở đất.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ đảm bảo phục vụ chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai; tích hợp, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, tính toán, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, chú trọng tập huấn, hướng dẫn kỹ năng xử lý các tình huống cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, gắn với việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về phòng chống thiên tai, thủy lợi và các quy hoạch liên quan đến phòng chống thiên tai gắn với quy hoạch sử dụng đất và phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội, diễn biến thiên tai, sử dụng nước thượng nguồn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch tỉnh. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, hạn hán xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển. Rà soát, đánh giá lại hệ thống đê bao, bờ bao, phương án phòng chống sạt lở bờ sông, phương án chuyển đổi sản xuất. Củng cố, nâng cấp hệ thống đê bao, bờ bao bảo đảm kiểm soát lũ, phát triển sản xuất bền vững, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
- Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó tương ứng với từng loại hình thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai. Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai theo phương châm "04 tại chỗ". Tổ chức diễn tập, tập huấn theo từng phương án ứng phó; phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ cho doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, người dân địa phương.
5. Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng thiên tai
- Đầu tư củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai. Xây dựng, củng cố công trình phòng, chống sạt lở bờ sông tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các địa phương.
- Hướng dẫn người dân xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai. Xây dựng mới, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng phải trên nguyên tắc tuân thủ theo quy hoạch và chủ động ứng phó với thiên tai.
- Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai: thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, sạt lở bờ sông gắn với xây dựng nông thôn mới; những nơi chưa thể di dời được cần lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai.
- Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân xây dựng, nâng cấp nhà ở an toàn, chủ động ứng phó với lũ, bão, sạt lở, lốc, sét, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông; từng bước giải tỏa công trình, nhà ở không bảo đảm an toàn ven sông, kênh, rạch, sắp xếp lại dân cư để phòng chống sạt lở, bảo đảm thoát lũ.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ số, tự động hóa, viễn thám trong quan trắc, theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý, vận hành công trình phòng chống thiên tai và chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai.
- Ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện môi trường.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước, sử dụng hiệu quả Quỹ phòng, chống thiên tai và huy động nguồn lực từ xã hội hóa cho hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn, trong đó tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm; xử lý sạt lở bờ sông; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn.
- Tăng cường phân cấp, phân quyền đảm bảo huy động kịp thời nguồn lực đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh)
- Rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, triển khai thực hiện chính sách về phòng, chống thiên tai; kế hoạch và phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Làm cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch này đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.
- Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật PCTT và Luật Đê điều; Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”.
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ giải pháp thuộc lĩnh vực quản lý để chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai: tổ chức truyền thông, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; ứng dụng khoa học công nghệ, hướng dẫn điều chỉnh sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo chuyên dùng, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...
- Theo dõi, đôn đốc các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hằng năm, tổng hợp kết quả triển khai, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ ngành Trung ương theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp các Sở, ngành và địa phương kịp thời khắc phục hậu quả sau thiên tai. Lồng ghép thực hiện nội dung phòng chống thiên tai trong ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và quy hoạch liên quan đến sử dụng tài nguyên nước đảm bảo an toàn, hạn chế tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai theo quy định hoặc hướng dẫn của Trung ương. Cung cấp kịp thời thông tin về phòng, chống thiên tai cho toàn thể cán bộ - công chức - viên chức và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, để phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai.
3. Sở Công thương
- Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong hoạt động của ngành Công thương, bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong trường hợp xảy ra thiên tai, nhất là đối với vùng thường xuyên bị thiên tai.
4. Sở Giao thông vận tải
- Lồng ghép, triển khai các nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, hoạt động của ngành giao thông vận tải, bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và và các công trình thuộc phạm vi ngành quản lý, công trình giao thông tại vùng thường xảy ra thiên tai để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông khi xảy ra thiên tai và kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Sở Xây dựng
- Theo dõi, hướng dẫn việc lồng ghép, triển khai các nội dung về phòng, chống thiên tai trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn, xây dựng nhà cửa, công trình tại những vùng thường bị tác động của mưa, bão, dông lốc, sạt lở đất để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị triển khai Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025. Hướng dẫn người dân vùng thường xuyên bị thiên tai về kỹ thuật chằng chống nhà cửa.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành hướng dẫn việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các công trình, dự án về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành và địa phương rà soát, cập nhật các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư, đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan để huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai.
7. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên những kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai vào các môn học/hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng đối tượng học sinh ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non đến phổ thông.
9. Sở Thông tin và truyền thông:
Sẵn sàng phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với tình huống thiên tai đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng. Đảm bảo thông tin đến các khu vực vùng sâu vùng xa, không bị mất liên lạc khi xảy ra thiên tai.
10. Sở Y tế:
Xây dựng, kế hoạch dự trữ thuốc, phương tiện y tế cho phòng chống thiên tai; phối hợp với địa phương về chuyên môn đối với tập huấn cộng đồng về kỹ thuật cấp cứu thông thường, biện pháp vệ sinh môi trường; Kế hoạch cấp cứu nạn nhân trường hợp có thiên tai xảy ra.
11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, đoàn thể tỉnh:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao nhận thức, năng lực, tính chủ động cho tổ chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tăng cường công tác giám sát việc thực hiện.
- Xây dựng, kế hoạch phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tổ chức của mình. Huy động và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, nêu gương điển hình trong công tác này.
- Phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp và đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền cho các chủ doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích của việc thu và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao nhận thực, trách nhiệm của cộng đồng, người dân trong việc xã hội hóa công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai.
12. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long:
Tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và ý nghĩa, mục đích thu, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Thực hiện lồng ghép nội dung bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quản lý thực hiện nội dung quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong quy hoạch của tỉnh; chuyển đổi sản xuất chủ động ứng phó với thiên tai.
- Cập nhật lại các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong nhân dân, nhất là nhân dân ở các xã cù lao, ven sông, kênh, rạch về phòng chống thiên tai (lũ lụt, bão, ATNĐ, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở…) và các biện pháp đề phòng nhà cửa, cây cối đổ ngã khi có thiên tai xảy ra.
- Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”.
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Vĩnh Long; Kế hoạch Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai; tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức, thực hiện xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng chống thiên tai tại các xã trên địa bàn.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; tập huấn, phổ biến kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, cộng đồng và người dân.
- Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, vận hành hiệu quả công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn; chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư sinh sống tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra mưa, bão, dông lốc, sạt lở đất; xây dựng, lắp đặt hệ thống theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm, xung yếu.
- Chủ động bố trí nguồn ngân sách đã được phân cấp theo quy định để chi phí cho hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp, chi khẩn cấp khắc phục hậu quả của thiên tai trên địa bàn.
14. Các sở, ngành khác:
Theo chức năng, nhiệm vụ các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh, đơn vị liên quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo nội dung kế hoạch này; đồng thời tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai tại cơ quan, đơn vị mình.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm (trước 15/12) và cuối mỗi kỳ Kế hoạch 5 năm đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo./.
DANH MỤC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TRỌNG ĐIỂM THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2022 của UBND
tỉnh Vĩnh Long)
STT |
Nội dung thực hiện |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
1 |
Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến phòng chống ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh;; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2 |
Hoàn thiện cơ chế vận hành Quỹ phòng chống thiên tai; quy trình hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra nhằm ổn định đời sống và sản xuất của dân trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
1 |
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2 |
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế chính sách về phòng chống thiên tai |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
3 |
Thông tin truyền thông về phòng chống thiên tai |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Đài Phát thành và Truyền hình Vĩnh Long; Báo Vĩnh Long |
4 |
Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn |
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
5 |
Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên những kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; tổ chức dạy bơi cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh; lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai vào các môn học/hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng đối tượng học sinh ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non đến phổ thông. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1 |
Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp |
UBND các cấp |
Các đơn vị có liên quan |
2 |
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai các cấp từ tỉnh đến cấp xã theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan; UBND cấp huyện, cấp xã |
3 |
Ứng dụng khoa học, công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
4 |
Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo phục vụ chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứ nạn thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan |
1 |
Triển khai Kế hoạch phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2 |
Rà soát, cập nhật Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Phương án phòng, chống, ứng phó khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
3 |
Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
|
||
1 |
Xây dựng, nâng cấp các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông tại những khu vực diễn biến sạt lở phức tạp uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2 |
Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
3 |
Bố trí, sắp xếp lại dân cư trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan |
|
|
||
1 |
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; quản lý, vận hành công trình phòng chống thiên tai và chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2 |
Ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện môi trường |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
3 |
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.