ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2014/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 26 tháng 3 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN TRỒNG RỪNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2009/QĐ-UBND, NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2009 CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 và Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND, ngày 20/7/2010 của UBND tỉnh Lai Châu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 63/TTr-SNN, ngày 25/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định trình tự, thủ tục, cơ chế chính sách thực hiện trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Lai Châu như sau:
1. Sửa đổi Khoản 2, Điều 3 như sau:
“2. Bảo vệ rừng: Thực hiện đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng).”
“1. Hỗ trợ bảo vệ rừng, trồng rừng
a) Hỗ trợ nhận khoán bảo vệ rừng: 300.000 đồng/ha/năm;
b) Những diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nếu tự nguyện tham gia trồng rừng được hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/ha/4 năm để trồng rừng, chăm sóc rừng trồng trong 3 năm tiếp theo và được hưởng lợi từ rừng theo quy định hiện hành.
c) Hỗ trợ một lần bằng tiền cho hộ gia đình được giao đất trồng rừng sản xuất để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng rừng, cụ thể như sau:
- Đối với các huyện nghèo biên giới (Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ): Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha.
- Các huyện nghèo khác (Than Uyên, Tân Uyên): Hỗ trợ 8 triệu đồng/ha.
2. Hỗ trợ chi phí thiết kế, lập hồ sơ giao khoán
- Hỗ trợ một lần chi phí thiết kế, lập hồ sơ giao khoán đối với diện tích bảo vệ rừng mới: 50.000 đồng/ha.
- Hỗ trợ chi phí thiết kế, lập hồ sơ giao khoán trồng rừng: 150.000 đồng/ha.
3. Trợ cấp gạo
Mức hỗ trợ: Đối với hộ nghèo nhận khoán bảo vệ rừng, được giao đất để trồng rừng sản xuất được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
- Thời gian trợ cấp gạo: tối đa không quá 7 năm; thời gian hỗ trợ cụ thể hàng năm của từng huyện căn cứ tình hình thực tế và nguồn vốn, UBND tỉnh xem xét quyết định thời gian hỗ trợ cho phù hợp.
- Thời điểm trợ cấp: Định kỳ 2 lần/năm: lần 1 vào khoảng tháng 3, lần 2 vào khoảng tháng 9 hàng năm.
Việc trợ cấp gạo được thực hiện tại trụ sở UBND xã, thị trấn. Đơn giá mua gạo để trợ cấp được tính theo giá được cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời điểm trợ cấp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên & Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện nghèo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.