ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2011/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 18 tháng 5 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 12/2002/TT - BCA (A11) ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công
an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của
Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
Căn cứ quyết định số 181/2004/QĐ-TTg ngày 15/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật và tối mật của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân và cơ quan, tổ chức liên quan thuộc các tỉnh - thành phố
trực thuộc Trung ương;
Căn cứ quyết định số 1279/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 10/11/2004 của Bộ trưởng Bộ
Công an về độ mật của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cơ quan, tổ
chức liên quan thuộc các tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo tờ trình số: 123/TTr-CAT ngày 24/02/2011 của Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh
Long,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Quyết định này thay thế quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 kèm theo Quy chế thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và đăng công báo tỉnh./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về việc soạn thảo, sao chụp, in ấn, giao nhận, lưu trữ, thống kê, sử dung, bảo quản tiêu huỷ các tài liệu, hồ sơ, thông tin, vật mang thông tin bí mật nhà nước (sau đây gọi cung là tài liệu mật)
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các cơ quan tổ chức khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức) và mọi công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Tài liệu mật được thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) và quy định cụ thể tại quy chế này.
Công tác bảo vệ BMNN là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan tổ chức và mọi công dân trong tỉnh Vĩnh Long.
Tài liệu mật là những tài liệu thuộc trong các trường hợp sau:
- Được quy định trong danh mục BMNN của các cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền công bố.
- Được quy định trong văn bản có độ mật của các tài liệu mật do thủ trưởng các cơ quan tổ chức xác định và ban hành.
- Đã được đóng dấu độ mật.
Điều 4. Những hành vi nghiêm cấm
- Thu thập, làm lộ, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép tài liệu mật, lạm dụng bảo vệ BMNN để che dấu hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền về lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Sử dụng máy tính nối mạng Internet để soạn thảo văn bản lưu giữ thông tin có nội dung BMNN, trao đổi thông tin BMNN qua điện thoại.
- Trong các cuộc họp có nội dung thuộc phạm vi BMNN tuyệt đối không sử dung micro vô tuyến hoặc sử dụng điện thoại di động dưới mọi hình thức.
- Các tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu mật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi chưa được phép lãnh đạo có thẩm quyền.
- Các cơ quan tổ chức, cá nhân tự nghiên cứu, sản xuất sử dụng mật mã để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về công tác bảo vệ BMNN.
Điều 5. Thành lập bộ phận bảo mật
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức căn cứ vào những chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thành lập bộ phận bảo mật của đơn vị, địa phương mình với các nhiệm vụ:
- Giúp thủ trưởng cơ quan tổ chức triển khai, thực hiện, theo dõi đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ BMNN tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Đề xuất xây dựng và ban hành các quy định, nội quy có liên quan đến công tác bảo vệ BMNN, xác định các khu vực địa điểm thuộc phạm vi BMNN và các bộ phận quan trọng, thiết yếu của đợn vị.
- Đề xuất lập danh mục, rà soát, sửa đổi, bổ sung đối với các danh mục BMNN và việc thay đổi độ mật, giải mật đối với các tài liệu của đơn vị để báo cáo cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền quyết định. Bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn làm công tác bảo vệ BMNN trong cơ quan, đơn vị mình.
- Tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ có hiệu quả công tác bảo vệ BMNN.
Điều 6. Cán bộ làm công tác có liên quan đến BMNN
- Cán bộ làm công tác liên quan đến tực tiếp đến BMNN (người được phân công làm nhiệm vụ cơ yếu, giao liên, soạn thảo văn bản, theo dõi, quản lý, lưu giữ tài liệu mật…) phải đáp ứng các tiêu chuẩn: có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, cẩn thận, kín đáo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn BMNN, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến BMNN phải cam kết bảo vệ BMNN bằng văn bản; văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan, tổ chức lưu giữ.
- Những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với BMNN dưới mọi hình thức phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN.
Điều 7. Soạn thảo, sao chụp, in ấn tài liệu mật
- Việc soạn thảo, sao chụp, in ấn tài liệu mật phải được thực hiện ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn do thủ thưởng cơ quan lưu giữ tài liệu mật quy định. Khi soạn thảo văn bản có nội dung BMNN, người soạn thảo căn cứ quy định độ mật về các tài liệu của đơn vị để đề xuất mức độ mật của tài liệu và người có thẩm quyền ký duyệt văn bản chịu trách nhiệm quyết định đóng dấu độ mật và phạm vi lưu hành tài liệu mật. Đối với vật mang bí mật nhà nước phải có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu độ mật vào văn bản này.
- Việc in, sao chụp tài liệu, sử dụng vật mang BMNN phải được người có thẩm quyền quyết định và ghi cụ thể số lượng được in, sao chụp, không được đánh máy hoặc in ấn thừa số bản quy định và phải đóng địa chỉ đã được duyệt; không được mang tài liệu mật vật mang bí mật về nhà riêng. Tài liệu, vật in, sao chụp phải được bảo quản như tài liệu vật gốc. Sau khi đánh máy, in ấn xong người soạn thảo phải kiểm tra lại và huỷ ngay những bản dư thừa và những bản in, sao chụp bị huỷ.
- Việc sao chụp các tài liệu vật ở dạng băng, đĩa, USB phải niêm phong và đóng dấu độ mật, ghi rõ họ tên người sao chụp ở phong bì niêm phong và phải được bảo quản như tài liệu, vật gốc.
- Khi tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn bản có nội dung bí mật, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo phải xác định cụ thể phạm vi, đối tượng cần xin ý kiến hoặc tham gia ý kiến đóng góp. Phải đóng dấu xác định độ mật vào dự thảo trước khi xin ý kiến. Cơ quan, đơn vị, cá nhân khi nhận được văn bản xin ý kiến đóng góp phải thực hiện việc quản lý, sử dụng theo đúng độ mật đã ghi trên dự thảo.
Điều 8. Quy định về độ mật và mẫu con dấu độ mật
Quy định về độ mật và mẫu con dấu độ mật được thực hiện theo quy định tại mục 2 của Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an.
Điều 9. Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Việc vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại mục 3 của Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an.
Điều 10. Thu hồi tài liệu mật và thông kê, lưu giữ tài liệu mật
- Những tài liệu mật có đóng dấu "Tài liệu thu hồi" thì cán bộ văn thư có trách nhiệm theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng kỳ hạn. Khi nhận cũng như khi trả tài liệu phải kiểm tra, đối chiếu, ghi vào sổ theo dõi để đảm bảo tài liệu không bị mất hoặc thất lạc.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải thống kê các tài liệu mật lưu giữ tại đơn vị, địa phương minh theo trình tự thời gian và độ mật. Tài liệu mật thuộc các độ tuyệt mật và tối mật phải được lưu giữ riêng; có phương tiện bảo quản, bảo vệ, đảm bảo an toàn.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo việc thống kê, cất giữ, bảo quản tài liệu trong phạm vi quyền hạn của mình.
Điều 11. Sử dụng, bảo quản tài liệu mật
Cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng bảo quản và cung cấp thông tin kịp thời, đúng quy định. Khi phát hiện mất tài liệu mật phải báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị, đồng thời thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương phải có văn bản báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh và Thường trực Ban chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN (Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh) để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cán bộ, công chức không được giải quyết công việc liên quan đến thông tin, tài liệu thuộc phạm vi BMNN trong lúc có mặt của người không có trách nhiệm đến công việc đó.
Điều 12. Phổ biến, nghiên cứu tin thuộc phạm vi BMNN
Việc phổ biến ,nghiên cứu tin thuộc phạm vi BMNN được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến hoặc nghiên cứu.
- Tổ chức ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn.
- Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình khi được phép của thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật đó. Các băng ghi âm, ghi hình phải được quản lý, bảo vệ như tài liệu gốc.
- Nội dung BMNN nếu được truyền đi bằng phương tiện viễn thông và máy tình thì phải được mã hoá theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Điều 13. Bảo vệ BMNN trong hoạt động xuất bản, báo chí và phương tiện thông tin đại chúng
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân không được cung cấp và đưa thông tin BMNN trên báo chí, ấn phẩm, xuất bản, trên các website. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin cho báo chí, nhà xuất bản phai thực hiên đúng theo nội dung Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Người đứng đầu cơ quan xuất bản, báo chí và nhà báo phải chấp hành quy định về bảo vệ BMNN theo luật báo chí và các văn bản pháp luật về bảo vệ BMNN.
Điều 14. Cung cấp thông tin thuộc phạm vi BMNN cho cơ quan, tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh
- Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập thông tin thuộc phạm vi BMNN phải có giấy chứng minh nhân dân kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan và phải ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu, thu thập và phải được lãnh đạo cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức lưu giữ bí mật đồng ý.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức lưu giữ BMNN khi cung cấp thông tin thuộc phạm vi BMNN cho cơ quan, tổ chức, công dân trên địa bàn phải được cấp có thẩm quyền duyệt, cụ thể như sau:
+ Bí mật nhà nước độ "Tuyệt mật" và "Tối mật" do Chủ tịch UBND tỉnh duyệt.
+ Bí mật nhà nước độ "Mật" do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Giám đốc sở ban ngành và tương đương duyệt.
Điều 15. Bảo vệ BMNN trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Cơ quan, tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tiết lộ BMNN.
- Việc cung cấp những thông tin thuộc BMNN cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện đúng quy tắc tại điều 19 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ BMNN và mục 5 của Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an.
Điều 16. Mang tài liệu mật ra nước ngoài
- Các cá nhân mang tài liệu mật ra nước ngoài phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học phải xin phép và phải được sự đồng ý của lãnh đạo cấp có thẩm quyền. Trong thời gian ở nước ngoài phải có biện pháp quản lý, bảo vệ tài liệu mật mang theo. Trường hợp cung cấp tài liệu mật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện đúng quy định tại điều 15 của Quy chế này.
- Trình tự, thủ tục xin phép mang tài liệu mật ra nước ngoài được quy định như sau: Người mang tài liệu mật ra nước ngoài phải có văn bản xin phép gửi cơ quan trực tiếp quản lý tài liệu mật. Cơ quan quản lý có trách nhiệm xem xét văn bản và trình người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền phê duyệt. Nội dung văn bản xin phép phải nêu rõ tên người mang tài liệu mật, tin từng tài liệu mật cụ thể sẽ mang đi, phạm vi và mục đích sử dụng khi xuất cảnh phải trình văn bản xin phép có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho cơ quan quản lý xuất cảnh tại cửa khẩu.
Điều 17. Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi BMNN
- Cơ quan, tổ chức, công dân có phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi BMNN phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ trường hợp pháp luật có các quy định khác.
- Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ BMNN.
- Các khu vực được xác định thuộc phạm vi BMNN phải được đặt, bố trí, ký hiệu mật hoặc biển cấm, thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý, bảo mật theo quy định. Mẫu biển cấm được áp dụng thống nhất theo quy định tại mục 7 của Thông tư số Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an.
- Các khu vực cấm, địa điểm cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi BMNN như: nơi in ấn, sao chụp, nơi hội họp, phổ biến tài liệu mật; kho cất giữ sản phẩm mật mã, nơi dịch mã, chuyển nhận những thông tin mật, nơi nghiên cứu trải nghiệm các công trình khoa học… phải bảo đảm an toàn, có nội quy bảo vệ. Người không có phận sự thì không được tiếp cận; cán bộ đến công tác phải có giấy giới thiệu kèm chứng minh nhân dân và được bố trí tiếp, làm việc ở phòng riêng. Tuỳ theo tính chất và yêu cầu bảo vệ ở từng nơi, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị bố trí lực lượng bảo vệ cho phù hợp, tổ chức tuần tra, canh gác, kiểm soát người ra vào chặt chẽ hoặc bố trí phương tiện kỹ thuật bảo vệ.
Điều 19. Tiêu huỷ tài liệu mật
- Việc tiêu huỷ tài liệu mật, vật mang BMNN thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật phải thực hiện đúng theo Điều 21 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 thàng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ BMNN.
- Việc tiêu huỷ tài liệu, vật mang BMNN phải lập thành biên bản (ghi rõ thời gian tiêu huỷ, tên tài liệu, phương tiện tiêu huỷ, danh sách những người trực tiếp thực hiện…) và tiến hành tiêu huỷ.
Điều 20. Triển khai quán triệt thực hiện Quy chế
- Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phổ biến và triển khai thực hiện Quy chế này đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị địa phương mình.
- Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng, chức năng hướng dẫn thực hiện đồng thời kiểm tra việc thi hành quy chế này tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh.
Điều 21. Chế độ báo cáo công tác bảo vệ BMNN
Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch UBND cấp huyện và thành phố Vĩnh Long có trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ BMNN về UBND tỉnh qua Thường trực Ban chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN (Phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an tỉnh, Số 71/22A, Phó Cơ Điều, Phường 3, TP Vĩnh Long). Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện và Công an huyện, Tp Vĩnh Long. Các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo cơ quan trực tiếp quản lý. Nội dung báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ BMNN, thời gian báo cáo định kỳ vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Ngoài ra còn phải kịp thời báo cáo những vụ việc liên quan đến lộ, lọt, mất, hư hỏng tài liệu, vật mang BMNN hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ BMNN.
Điều 22. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ BMNN
- Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ BMNN được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất đối với từng vụ việc hoặc đối với từng cá nhân, từng khâu công tác, từng cơ quan, tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh.
- Thường trực Ban chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN (Công an tỉnh) có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan lập kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ BMNN đối với các cơ quan, tổ chức ở địa phương.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức; Chủ tịch UBND cấp huyện, xã có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra công tác này tại cơ quan đơn vị, địa phương mình; việc kiểm tra định kỳ phải được tiến hành ít nhất 02 năm một lần.
- Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ BMNN phải đánh giá những ưu, khuyết điểm một cách trung thực, khách quan; kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và kiến nghị các biện pháp khắc phục. Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra phải báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, đồng thời gửi cơ quan Công an cùng cấp để theo dõi.
- Khi có khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ BMNN, Thường trực Ban chỉ đạo (Công an tỉnh) phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ BMNN thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có hành vi vi phạm chế độ bảo vệ BMNN phải được xác minh làm rõ. Người nào có hành vi vi phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ và hậu quả tác hại gây ra sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Giao Thường trực Ban chỉ đạo (Công an tỉnh) có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh kiểm tra quán triệt cho các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc quy chế này. Đồng thời giúp UBND tỉnh báo cáo công tác này về Chính phủ đúng thời gian quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.