ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2009/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 01 năm 2009 |
VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỆ SINH TRONG HOẠT ĐỘNG BỐC MỘ, CẢI TÁNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 23/HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng
ban hành Điều lệ Vệ sinh;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây
dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Công văn số 3470/SYT-TCCB ngày 23 tháng 9
năm 2008 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 1425/STP-VB ngày 13
tháng 5 năm 2008 và Công văn số 3470/STP-VB ngày 05 tháng 11 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VỆ SINH TRONG HOẠT ĐỘNG BỐC MỘ, CẢI TÁNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn thành phố phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Bảo vệ môi trường, Điều lệ Vệ sinh (ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về vệ sinh trong việc quản, ướp, hỏa táng, di chuyển thi hài, hài cốt) và các văn bản khác có liên quan của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục tiêu phòng chống bệnh dịch, bảo vệ môi trường.
2. Quy định này quy định về vệ sinh trong việc bốc mộ, cải táng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động mai táng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.
3. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Nguyên tắc chung về vệ sinh trong hoạt động bốc mộ, cải táng
1. Đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2. Không làm ô nhiễm môi trường.
3. Tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán phù hợp với quy định vệ sinh.
4. Tuân thủ các quy định liên quan khác của pháp luật.
Điều 3. Điều kiện vệ sinh trong hoạt động bốc mộ, cải táng
1. Việc bốc mộ, cải táng chỉ được thực hiện đối với người chết đã chôn được 3 năm nếu chết vì bệnh thông thường và trên 5 năm nếu chết vì các bệnh truyền nhiễm.
2. Trường hợp người chết chôn chưa quá 1 năm mà cần khai quật để khám nghiệm theo lệnh của cơ quan công an, pháp y phải theo đúng những quy định của ngành y tế. Khi tiến hành khai quật phải có đủ các phương tiện phòng hộ cho người làm và phải bảo đảm các yêu cầu sát khuẩn, tẩy uế trong khi khai quật và chôn cất lại.
Điều 4. Điều kiện vệ sinh khi giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt
1. Mỗi khi giải tỏa nghĩa trang bất kỳ với quy mô nào về diện tích hoặc số ngôi mộ, phải có kế hoạch giải tỏa, chỉ được tiến hành vào mùa khô trong năm (tức là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) và phải tuân theo những quy định về vệ sinh do ngành y tế quy định.
2. Kế hoạch giải tỏa nghĩa trang phải được thông qua ý kiến chuyên môn của Sở Y tế về vệ sinh phòng dịch và Sở Tài nguyên và Môi trường về tổ chức quản lý và chỉ được tiến hành khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Nếu trên địa bàn quận - huyện có nhiều nghĩa trang cần giải tỏa, thì mỗi nghĩa trang giải tỏa phải có kế hoạch riêng và việc giải tỏa phải tiến hành lần lượt.
4. Sau khi giải tỏa nghĩa trang, muốn sử dụng mặt bằng để xây dựng các công trình phải phơi đất để thanh khiết môi trường tối thiểu 12 tháng. Thời gian sau khi giải tỏa để xây dựng các công trình được ấn định tùy theo từng loại:
a) Sau 12 tháng cho bãi xe, bến tàu, công viên, nhà cao tầng, kho bãi không chứa lương thực thực phẩm.
b) Sau 2 năm cho khu nhà trệt, chợ, xí nghiệp, cơ quan không sản xuất lương thực thực phẩm.
c) Sau 5 năm để xây dựng các cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm.
d) Tuyệt đối không được khoan giếng trong nghĩa trang đã giải tỏa dù bất cứ thời gian nào.
Điều 5. Các biện pháp thanh khiết môi trường trong khi giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt
1. Trước khi bốc mộ phải phun Chloramin 2% xung quanh mộ. Chờ 30 phút sau mới tiến hành đào huyệt.
2. Trong quá trình đào huyệt:
a) Nếu quan tài còn nguyên vẹn: phun Chloramin 2% phía trên quan tài;
b) Nếu quan tài đã bị hủy: phun Chloramin 2% xung quanh và dưới quan tài.
3. Khi chuyển quan tài để thiêu hoặc chôn nơi khác phải để trong hòm kẽm.
4. Khi chuyển hài cốt qua quan tài mới cần thêm 20kg mạt cưa để lót đáy áo quan mới, 3m vải plastic để khâm liệm và đất sét để trét áo quan.
5. Khi xác đã phân hủy cần 10 lít Acool để rửa xương trước khi chuyển qua quách.
6. Huyệt mả phải được rắc vôi dưới đáy mộ và lấp đất. Lớp trên cùng rắc một lớp vôi dày 10cm (ước tính 20kg vôi cho 1 huyệt). Trường hợp vùng ngập nước phải thêm cát để tránh ứ đọng nước trong huyệt mả.
7. Cuối cùng phun Chloramin 2% xung quanh mộ bán kính 10 m và đường di chuyển quan tài để thanh khiết môi trường không khí.
Điều 6. Điều kiện vệ sinh đối với cá nhân, tổ chức thực hiện công việc bốc mộ
1. Đối với tổ chức thực hiện công việc bốc mộ: chuẩn bị túi sơ cấp cứu để sử dụng hiệu quả tại hiện trường khi xảy ra chấn thương.
2. Đối với người thực hiện công việc bốc mộ:
a) Có đầy đủ trang phục, dụng cụ bảo hộ lao động chuyên dụng đúng quy định.
b) Được tập huấn về kỹ thuật bốc mộ do Công ty Môi trường đô thị huấn luyện (có giấy chứng nhận).
c) Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH PHÒNG DỊCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BỐC MỘ, CẢI TÁNG
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh.
2. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh; xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xử lý các hành vi vi phạm.
3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân trình tự thủ tục về điều kiện vệ sinh trong hoạt động bốc mộ, cải táng. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định các phương án đảm bảo vệ sinh môi trường trong trường hợp giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt.
Điều 10. Ủy ban nhân dân quận - huyện có nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức cấp phép đối với trường hợp bốc mộ hàng loạt, giải tỏa nghĩa trang trên địa bàn sau khi được thẩm định đủ điều kiện vệ sinh của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản, quy định pháp luật về vệ sinh, phòng, chống bệnh dịch trong hoạt động giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt.
3. Phối hợp cùng các Sở, ngành tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt đảm bảo điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động này.
4. Kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại tố cáo về hoạt động này trên địa bàn.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, vận động cộng đồng thực hiện đảm bảo vệ sinh trong hoạt động giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt trên địa bàn.
6. Chỉ đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng tiến hành đăng báo ba kỳ trong vòng ba tháng để thân nhân đến nhận hài cốt trong trường hợp bốc mộ hàng loạt. Sau ba kỳ đăng báo nếu không có người nhận xem như mộ vô chủ.
Điều 11. Ủy ban nhân dân xã - phường có nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức cấp phép trong hoạt động bốc mộ, cải táng đối với các ngôi mộ dưới 3 năm nếu chết do các bệnh thông thường, dưới 5 năm nếu chết do các bệnh truyền nhiễm sau khi đã được thẩm định đủ điều kiện vệ sinh trong hoạt động bốc mộ của Trung tâm Y tế dự phòng quận - huyện.
2. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn.
3. Kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động bốc mộ, cải táng. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động này trên địa bàn.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, vận động cộng đồng thực hiện đảm bảo vệ sinh trong hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn.
Điều 12. Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức thẩm định đủ điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh đối với trường hợp bốc mộ hàng loạt, giải tỏa nghĩa trang trên địa bàn thành phố.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản, quy định pháp luật về vệ sinh, phòng, chống bệnh dịch trong hoạt động giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt trên địa bàn thành phố.
3. Phối hợp cùng các Sở, ngành tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt đảm bảo điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động này.
4. Giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, vận động cộng đồng thực hiện đảm bảo vệ sinh trong hoạt động giải tỏa nghĩa trang, bốc mộ hàng loạt trên địa bàn thành phố.
Điều 13. Trung tâm Y tế Dự phòng quận - huyện có nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức thẩm định đủ điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động bốc mộ, cải táng đối với các ngôi mộ dưới 3 năm nếu chết do các bệnh thông thường, dưới 5 năm nếu chết do các bệnh truyền nhiễm.
2. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn.
3. Giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về điều kiện vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động bốc mộ, cải táng.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, vận động cộng đồng thực hiện đảm bảo vệ sinh trong hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn.
Điều 14. Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
1. Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra được sử dụng các quyền hạn quy định tại Điều 27, 28 và 29 Luật Thanh tra năm 2004.
2. Mọi khiếu nại, tố cáo về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân áp dụng theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động bốc mộ, cải táng có hành vi gây tổn hại đến môi trường tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
Điều 15. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
1. Sở Y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bốc mộ, cải táng trên địa bàn thành phố thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.