ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2024/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 25 tháng 3 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 ngày 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 22 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chức danh, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Công an viên, Thôn/Tổ (Khối) đội trưởng; chức danh, mức hỗ trợ, mức hỗ trợ kiêm nhiệm đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 211/TTr-SNV ngày 15 tháng 3 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2024. Bãi bỏ Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn, nhiệm vụ; công tác tuyển chọn và cơ chế quản lý đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 06/2024/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam)
Quy định này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, chế độ làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật, kiêm nhiệm, thay đổi chức danh, chuyển công tác và giải quyết thôi việc, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 22 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam, gồm các chức danh:
a) Khối Đảng: Tham mưu công tác Đảng ủy; Tổ chức - Kiểm tra, Tuyên giáo - Dân vận.
b) Khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
c) Khối Chính quyền: Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; Thú y; Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ; Nội vụ - thi đua - tôn giáo - dân tộc; Kế hoạch - giao thông - thủy lợi - nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (đối với xã) hoặc Xây dựng, đô thị, môi trường, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp (đối với phường, thị trấn); Văn hóa, thể dục, thể thao và phụ trách đài truyền thanh; Công tác gia đình và trẻ em.
TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ
1. Tiêu chuẩn chung
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 33/2023/NĐ- CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Riêng về trình độ đối với chức danh Thú y thực hiện theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định; riêng đối với chức danh Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh không quá 65 tuổi, trường hợp đặc biệt ở những nơi có khó khăn về nguồn, nếu nhân sự còn đủ sức khỏe, có năng lực, có tín nhiệm với tổ chức Hội và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì không quá 70 tuổi.
b) Có lý lịch rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định; nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực công tác đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
c) Không tuyển chọn những người đã chấp hành xong án phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ nhưng chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục, những người nghiện ma túy đang cai nghiện tại gia đình; đang trong thời gian chấp hành kỷ luật của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị sa thải trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải có hiệu lực.
d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
đ) Ngoài các tiêu chuẩn trên, các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã còn phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật chuyên ngành; hướng dẫn, Điều lệ của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội mà người hoạt động không chuyên trách là thành viên.
Điều 4. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách cấp xã
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ, cụ thể: Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, khung chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 22 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Điều lệ tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và pháp luật chuyên ngành để quy định cụ thể nhiệm vụ của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương.
BẦU CỬ, TUYỂN CHỌN NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ
Việc bầu cử các chức danh người hoạt động không chuyên trách thuộc khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của Điều lệ tổ chức chính trị, chính trị - xã hội mà người hoạt động không chuyên trách là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Điều 6. Tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách cấp xã (trừ các chức danh bầu cử)
1. Nguyên tắc tuyển chọn
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
b) Tuyển chọn người đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm.
2. Căn cứ tuyển chọn
a) Việc tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh và số lượng người hoạt động không chuyên trách được bố trí ở cấp xã theo quy định.
b) Khi có nhu cầu tuyển chọn, bố trí người hoạt động không chuyên trách cấp xã, Đảng ủy cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đối với khối Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đối với khối Chính quyền; gửi về Phòng Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để làm căn cứ cho việc tuyển chọn. Kế hoạch tuyển chọn phải nêu rõ số lượng, chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã được giao, số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện có, số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã còn thiếu so với số lượng người được giao theo từng chức danh; tiêu chuẩn điều kiện dự tuyển theo từng chức danh; cách thức thực hiện việc xét tuyển phù hợp với tình hình của địa phương.
3. Hình thức tuyển chọn
Việc tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách cấp xã thực hiện bằng hình thức xét tuyển. Riêng đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
4. Thẩm quyền tuyển chọn
a) Bí thư Đảng ủy cấp xã tổ chức tuyển chọn đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc khối Đảng.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyển chọn đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc khối Chính quyền.
c) Đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
5. Quyết định tuyển chọn
a) Bí thư Đảng ủy cấp xã (đối với khối Đảng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với khối Chính quyền) ban hành quyết định tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
b) Đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
Bí thư Đảng ủy cấp xã (đối với khối Đảng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với khối Chính quyền) xem xét tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách cấp xã không qua xét tuyển (trừ chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã), bao gồm:
1. Người có thời gian công tác thuộc đối tượng hưởng lương trong cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc quân đội, công an, cơ yếu, đơn vị sự nghiệp công lập đã nghỉ việc, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Quy định này và đáp ứng được ngay các nhiệm vụ của chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cần tuyển theo quy định.
2. Cán bộ cấp xã thôi đảm nhiệm chức vụ, công chức cấp xã nghỉ việc, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Quy định này và đáp ứng được ngay các nhiệm vụ của chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cần tuyển theo quy định.
3. Bí thư Đảng ủy cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về các điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và hồ sơ của người hoạt động không chuyên trách cấp xã không qua xét tuyển thuộc khối mình.
1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã làm việc tối đa không quá 40 giờ/tuần theo yêu cầu cụ thể của công việc được phân công. Đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, thời gian làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi thống nhất với Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quy định cụ thể thời gian làm việc của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong nội quy, quy chế làm việc.
3. Người có thẩm quyền phải phân công công tác cụ thể, thực hiện giao việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định; không giao người hoạt động không chuyên trách làm thay nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.
1. Quyền lợi
a) Được bố trí đúng chức danh, vị trí và các điều kiện làm việc cũng như được bố trí kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố khi đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
b) Được hưởng phụ cấp hàng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm và các chế độ, chính sách khác (nếu có) theo quy định hiện hành đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
c) Được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đang đảm nhiệm.
d) Các quyền lợi khác theo quy định hiện hành.
2. Nghĩa vụ
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; nỗ lực, phấn đấu xây dựng địa phương.
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
c) Có nếp sống lành mạnh, tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân.
d) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện tốt nhiệm vụ được bố trí; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ tài sản công; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
đ) Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
e) Gương mẫu thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tham gia sinh hoạt với Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân tại nơi cư trú.
g) Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi thi hành nhiệm vụ.
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành.
1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng các chế độ theo quy định pháp luật.
2. Điều kiện, thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Đối với các trường hợp được quy hoạch vào chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã được ưu tiên xem xét cử đi đào tạo trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh được quy hoạch.
1. Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức chính trị, chính trị - xã hội mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
2. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã (ngoài các chức danh tại khoản 1 Điều này) do Bí thư Đảng ủy cấp xã (đối với khối Đảng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với khối chính quyền) đánh giá, xếp loại.
3. Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 24 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
4. Việc đánh giá, xếp loại đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã áp dụng tương tự như chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quy định tại Điều 25 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và theo điều lệ của Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
1. Các chức danh bầu cử thực hiện xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ tổ chức chính trị, chính trị - xã hội mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (ngoài chức danh quy định tại khoản 1 Điều này). Riêng chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
3. Nội dung, hình thức, quy trình xử lý kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức quy định tại Điều 29 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
Điều 14. Kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã
1. Cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 22 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định về việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
1. Bí thư Đảng ủy cấp xã quyết định việc thay đổi chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc khối Đảng. Trường hợp chức danh đang đảm nhiệm thuộc khối Chính quyền thì phải có sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã bằng văn bản.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc thay đổi chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc khối Chính quyền. Trường hợp chức danh đang đảm nhiệm thuộc khối Đảng thì phải có sự đồng ý của Bí thư Đảng ủy cấp xã bằng văn bản.
3. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã chỉ được thay đổi chức danh nếu đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Quy định này, đáp ứng được ngay các nhiệm vụ của chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã mới và theo yêu cầu nhiệm vụ tại địa phương.
1. Bí thư Đảng ủy cấp xã (đối với khối Đảng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với khối Chính quyền) quyết định việc chuyển công tác, tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Bí thư Đảng ủy cấp xã (đối với khối Đảng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với khối Chính quyền) quyết định việc chuyển công tác, tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Việc chuyển công tác, tiếp nhận Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc chuyển công tác, tiếp nhận Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
Điều 17. Giải quyết thôi việc, bãi nhiệm, miễn nhiệm
1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc theo nguyện vọng khác của cá nhân và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ theo phân cấp.
b) Do sắp xếp lại tổ chức không tiếp tục bố trí công tác.
c) Do ốm đau phải nằm viện từ 06 (sáu) tháng liên tục trở lên được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
d) Không tái cử.
đ) Không còn đủ uy tín.
e) 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thẩm quyền, trình tự giải quyết cho người hoạt động không chuyên trách thôi việc thực hiện theo quy định của Điều lệ tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và phân cấp quản lý. Bí thư Đảng ủy cấp xã ban hành quyết định cho thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc khối Đảng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cho thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc khối Chính quyền. Riêng chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thôi việc, bãi nhiệm, miễn nhiệm được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên.
4. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã thôi việc do dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về tinh giản biên chế.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Thống kê, báo cáo và hướng dẫn việc thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
4. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh, tổng hợp báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với pháp luật và yêu cầu thực tế tại địa phương.
Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Quy định cụ thể về nhiệm vụ của các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
2. Quyết định số lượng cụ thể người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở từng đơn vị hành chính cấp xã và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc phạm vi quản lý phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã.
3. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng; hướng dẫn việc bố trí, quản lý, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
5. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
6. Giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
7. Quyết định khen thưởng người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo thẩm quyền.
8. Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Thực hiện công tác tuyển chọn, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc khối Đảng, khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định.
2. Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và ban hành nội quy, quy chế làm việc của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc khối Đảng, khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ; trực tiếp quản lý, sử dụng và thực hiện các quy định về chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc khối Đảng, khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
4. Phối hợp thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc khối Đảng, khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
5. Giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc khối Đảng, khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của Điều lệ và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
6. Nhận xét, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ thuộc khối Đảng, khối Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; triển khai thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức.
7. Phối hợp tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật… khi được đề nghị.
Điều 21. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Trực tiếp quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã
thuộc khối Chính quyền.
2. Thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
3. Thực hiện công tác tuyển chọn, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đối với các chức danh thuộc thẩm quyền theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp với Đảng ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã xây dựng và ban hành nội quy, quy chế làm việc của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
5. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở địa bàn và theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
7. Nhận xét, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc khối Chính quyền.
8. Quyết định kỷ luật và khen thưởng; xem xét đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện trở lên khen thưởng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
9. Giao công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã trực tiếp lưu, quản lý hồ sơ và giúp người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng nhận xét hàng năm đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
10. Thực hiện thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
Điều 22. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
Việc thực hiện quy định này phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 23. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các Sở ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp huyện hướng dẫn công việc cụ thể đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).
4. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, định kỳ trước 15 tháng 11 hàng năm báo cáo UBND cấp huyện (thông qua Phòng Nội vụ).
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nội vụ để được hướng dẫn thực hiện hoặc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.