ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2023/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 21 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 8 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mức hỗ trợ một dự án, kế hoạch
a) Đối với dự án, kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Hỗ trợ 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch trên địa bàn khó khăn; 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình. Nếu dự án/kế hoạch thực hiện trên nhiều địa bàn khác nhau thì nội dung thuộc địa bàn nào thụ hưởng mức hỗ trợ của địa bàn đó.
b) Đối với dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng: Hỗ trợ 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình. Nếu dự án thực hiện trên nhiều địa bàn khác nhau thì nội dung thuộc địa bàn nào thụ hưởng mức hỗ trợ của địa bàn đó.
c) Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ: Hỗ trợ kinh phí thực hiện một (01) dự án tối đa không quá 03 tỷ đồng.
d) Kinh phí hỗ trợ thực hiện tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này khi phê duyệt phải đảm bảo phù hợp với khả năng bố trí ngân sách của địa phương, đơn vị và không được vượt quá kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ giai đoạn 2021-2025.
2. Lựa chọn hình thức thực hiện
Việc hỗ trợ chỉ tập trung vào hai (02) hình thức sau: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ chỉ được thực hiện sau khi đã xem xét khả năng áp dụng hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nhưng không huy động được sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác hoặc không có đề xuất từ cộng đồng dân cư; hoặc dự án hỗ trợ người dân đang chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; dự án, mô hình cho các nhóm đối tượng yếu thế; hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh, bình đẳng giới; mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới.
3. Dự án phát triển sản xuất nông nghiệp
a) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật theo các lĩnh vực quy định tại điểm c khoản 3 Điều này
Nội dung chi, mức chi áp dụng theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và hỗ trợ luân chuyển cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 29 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và hỗ trợ luân chuyển cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Riêng đối với các lớp tập huấn có thời gian dưới 05 ngày chưa có tài liệu và khung chương trình đào tạo có sẵn do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, hỗ trợ xây dựng, biên soạn tài liệu: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
b) Chi hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật theo các lĩnh vực quy định tại điểm c khoản 3 Điều này
Chế độ công tác phí: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu quy định mức chi công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Hỗ trợ ngoài tiền công tác phí theo chế độ quy định: 50.000 đồng/người/buổi thực địa.
c) Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực
- Trồng trọt (bao gồm cả cây dược liệu): Hỗ trợ 100% giống cây trồng, 50% chi phí vật tư thiết yếu (các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) theo định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu và Quyết định số 39/2022/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2021 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu; thời gian hỗ trợ tối đa 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm nhưng không được vượt quá thời hạn đầu tư của Chương trình (giai đoạn 2021-2025).
Điều kiện hỗ trợ: Chỉ thực hiện hỗ trợ những loại giống cây trồng là sản phẩm chủ lực của xã, huyện, tỉnh (Sản phẩm chủ lực của xã và sản phẩm chủ lực của huyện là sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu và điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 phần II Mục 2 Chương I và tại điểm a khoản 2 phần II Mục 3 Chương III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh thực hiện theo Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Lai Châu, Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc bổ sung danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Lai Châu).
- Chăn nuôi:
+ Hỗ trợ 70% chi phí mua con giống, 100% chi phí vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. Đối với dự án chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê chỉ hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sinh sản.
Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ cho những hộ đã có chuồng trại chăn nuôi (bao gồm cả chuồng trại chăn nuôi tập trung); mỗi hộ chỉ được hỗ trợ một lần đối với mỗi loại gia súc trong cả giai đoạn 2021-2025. Con giống và vắc xin hỗ trợ phải đảm bảo tiêu chuẩn định mức kinh tế-kỹ thuật quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND. Dự án chăn nuôi theo hướng sinh sản phải đảm bảo gia súc cái có thể tiếp cận dịch vụ thụ tinh nhân tạo hoặc phối trực tiếp (đực giống tiêu chuẩn) phù hợp với từng loại gia súc; trường hợp vùng dự án không thể tiếp cận dịch vụ phối giống thi dự án phải hỗ trợ đực giống phù hợp theo tỷ lệ: 01 con đực giống/20-30 con cái đối với gia súc là trâu, bò, ngựa; 01 con đực giống/15-20 con cái đối với dê; 01 con đực giống/15-25 con cái đối với lợn.
+ Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi: Áp dụng theo quy định tại điểm 5.6 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025.
Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ đối với những hộ chưa có chuồng trại hoặc có chuồng trại nhưng không đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn chuồng trại theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Nuôi ong: Áp dụng theo quy định tại tiết a điểm 5.9 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND .
Điều kiện hỗ trợ: Đối tượng nuôi phải có kinh nghiệm hoặc đã được tập huấn kỹ thuật trước khi nhập giống; vùng nuôi và địa điểm đặt đàn ong phải đảm bảo điều kiện cho sự phát của đàn ong theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Lâm nghiệp: Hỗ trợ 100% cây giống (Quế, Giổi, Lát), phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để trồng rừng sản xuất theo định mức kinh tế-kỹ thuật quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND và Quyết định số 39/2022/QĐ-UBND. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/01 ha (trong trường hợp cần thiết, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ điều chỉnh, bổ sung loại cây giống cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương).
Điều kiện hỗ trợ: Hỗ trợ cho hộ gia đình trồng rừng sản xuất với diện tích từ 0,3 ha trở lên.
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Hỗ trợ 70% con giống thủy sản. Loại giống thủy sản hỗ trợ nuôi lồng trên các hồ thủy điện, hồ thủy lợi bao gồm các loài cá sau: Rô phi, Nheo mỹ, Trắm, Chiến, Lăng, Mè trắng, Tầm; loại giống thủy sản hỗ trợ nuôi ao bao gồm các loài cá sau: Rô phi, Trắm, Chép; loại giống thủy sản hỗ trợ nuôi bể bao gồm các loài cá sau: Tầm, Hồi. Tiêu chuẩn, chất lượng, kích cỡ con giống áp dụng theo quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND và các quy chuẩn, định mức - kinh tế kỹ thuật khác do cấp có thẩm ban hành.
Điều kiện hỗ trợ: Chỉ thực hiện hỗ trợ cho hộ gia đình có diện tích ao nuôi tối thiểu là 100m2, độ sâu mực nước tối thiểu 1,5m; hoặc có thể tích lồng nuôi tối thiểu là 100 m3, nơi đặt lồng nuôi phải có độ sâu ít nhất là 03 m, đáy lồng nuôi phải cách đáy sông/hồ ít nhất 0,5 m vào lúc mực nước thấp nhất; hoặc có diện tích bể nuôi từ 50 m2 trở lên và độ sâu mực nước tối thiểu là 01 m, bể được xây dựng đảm bảo an toàn.
+ Hỗ trợ lồng nuôi: Áp dụng theo tiết a điểm 5.10 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND .
Điều kiện hỗ trợ: Nơi đặt lồng nuôi phải có độ sâu ít nhất là 03 m, đáy lồng nuôi phải cách đáy sông/hồ ít nhất 0,5 m vào lúc mực nước thấp nhất.
d) Chi xây dựng và quản lý dự án
- Chi xây dựng và quản lý dự án: Mức tối đa 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt tương ứng với nguồn vốn (không bao gồm các khoản tài trợ bằng hiện vật và các khoản tài trợ có địa chỉ, mục đích cụ thể hoặc các khoản tài trợ mà nhà tài trợ không đồng ý trích chi phí quản lý).
- Nội dung và mức chi cụ thể:
+ Chi nghiên cứu, lập dự án và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-KHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
+ Chi khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất, lựa chọn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các hộ khác có nhu cầu, điều kiện để tham gia dự án, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu quy định nội dung, mức chi các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND .
+ Chi triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND .
+ Chi các nội dung khác về quản lý dự án, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất (nếu có) theo thực tế phát sinh.
4. Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng
a) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật, kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, sản xuất nông nghiệp an toàn, sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.
b) Hỗ trợ theo các lĩnh vực để phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
c) Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Danh mục máy móc thiết bị được hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư số 02/2016/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014.
Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ cho những hộ chưa được hỗ trợ hoặc đã được hỗ trợ trong thời gian ít nhất 5 năm và đã bị hỏng không sửa chữa, sử dụng được. Hội đồng thẩm định và người có thẩm quyền phê duyệt dự án, kế hoạch sản xuất căn cứ nội dung đề xuất và điều kiện thực tế quyết định việc hỗ trợ công cụ, dụng cụ phù hợp với khả năng sản xuất của hộ, nhóm hộ, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.
a) Hỗ trợ xây dựng tài liệu tập huấn, tư vấn; hỗ trợ tổ chức, quản lý các lớp tập huấn: Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
b) Hỗ trợ xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn về quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả: Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 46/2022/TT-BTC .
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2023.
2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Quyết định này bị sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Các nội dung không quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.