BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 06/2007/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2007 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ các Thông tư, Quyết định sau đây:
- Quyết định số 1539/CAAV ngày 05 tháng 8 năm 1996 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy định về quản lý, trang bị và bảo quản vũ khí quân dụng trong ngành hàng không dân dụng;
- Quyết định số 1921/CAAV ngày 09 tháng 9 năm 1996 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy chế về an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế;
- Quyết định số 07/1999/QĐ-CHK ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ an ninh hàng không;
- Quyết định số 15/1999/QĐ-CHK ngày 22 tháng 5 năm 1999 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy định kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại cảng hàng không dân dụng Việt Nam;
- Thông tư số 65/1999/TT-CHK ngày 27 tháng 12 năm 1999 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc trang bị, quản lý, sử dụng và bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành hàng không dân dụng;
- Quyết định số 04/2004/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 3 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam;
- Quyết định số 20/2004/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về giấy tờ của hành khách đi tàu bay dân dụng;
- Quyết định số 46/2005/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về trang phục của lực lượng an ninh hàng không;
- Quyết định số 62/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không sử dụng để hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng.
|
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
|
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
|||
|
|
|
|
|
CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2007/QĐ-BGTVT ngày
05 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam được ban hành nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Chương trình này quy định các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an ninh hàng không dân dụng.
2. Chương trình này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác.
c) Hoạt động của tàu bay công vụ nhằm mục đích dân dụng.
Trong Chương trình này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Bưu phẩm" bao gồm thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm cho người mù và gói nhỏ được nhận gửi, chuyển, phát theo quy định pháp luật về bưu chính.
2. "Bưu kiện" là vật phẩm, hàng hoá được nhận gửi, chuyển, phát theo quy định pháp luật về bưu chính.
3. "Chuyến bay chuyên cơ " là chuyến bay của Việt Nam hoặc nước ngoài được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyên cơ.
4. “Công cụ hỗ trợ” gồm các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện; lựu đạn cay; súng bắn hơi cay, ngạt, độc, gây mê; bình xịt hơi cay, hơi ngạt, hơi độc, gây mê, súng bắn đạn nhựa, cao su; súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường; còng tay số 8 bằng kim loại, còng tay bằng dây nhựa và các loại công cụ hỗ trợ khác.
5. “Đại lý điều tiết” là đại lý, công ty giao nhận hàng hoá hoặc tổ chức khác thực hiện kinh doanh với một hãng hàng không và được Cục Hàng không Việt Nam cho phép thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện.
6. “Đe dọa bom” là mối đe dọa nhận biết được dưới bất kỳ hình thức nào, có thể đúng hoặc sai, liên quan đến chất nổ hoặc vật liệu nổ mà có thể gây mất an toàn cho tàu bay, cảng hàng không, sân bay hoặc công trình, trang bị, thiết bị hàng không khác.
7. "Đồ vật phục vụ trên tàu bay" là đồ vật được sử dụng trên tàu bay hoặc bán cho hành khách trong thời gian đang bay, trừ suất ăn.
8. "Giám sát an ninh hàng không" là việc sử dụng nhân viên an ninh hàng không và thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi người, phương tiện nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
9. “Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không” là giấy phép cấp cho phương tiện được phép ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay tại cảng hàng không, sân bay.
10. "Hàng hoá" là tài sản được chuyên chở trên tàu bay trừ thư, bưu phẩm, bưu kiện, hành lý, đồ vật phục vụ trên tàu bay và suất ăn.
11. “Hàng hóa trung chuyển” là hàng hóa tham gia trực tiếp vào hai chuyến bay khác nhau trong hành trình và giữa hai chuyến bay đó hàng hóa được dỡ xuống khỏi tàu bay để đưa vào khu vực trung chuyển của cảng hàng không.
12. "Hành lý" là tài sản cá nhân của hành khách hoặc tổ bay được chuyên chở bằng tàu bay theo thoả thuận với người khai thác tàu bay.
13. "Hành lý xách tay " là hành lý được hành khách, thành viên tổ bay mang theo người lên tàu bay và do hành khách, thành viên tổ bay bảo quản trong quá trình vận chuyển.
14. "Hành lý ký gửi" là hành lý của hành khách, thành viên tổ bay được chuyên chở trong khoang hàng của tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
16. “Hành lý vô chủ” là hành lý, có hoặc không có thẻ hành lý, mà không có người nhận.
17. "Hành khách, hành lý, hàng hóa quá cảnh” là hành khách, hành lý, hàng hóa xuất phát từ một cảng hàng không trên cùng một chuyến bay mà hành khách, hành lý, hàng hóa đã đến.
18. "Hành khách, hành lý nối chuyến” là hành khách, hành lý tham gia trực tiếp vào hai chuyến bay khác nhau trong hành trình.
19. " Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng" là hành vi có khả năng uy hiếp an toàn của hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không;
đ) Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình, trang thiết bị hàng không dân dụng;
e) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật;
g) Cung cấp các thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng.
20. "Kiểm tra an ninh hàng không" là việc thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp các biện pháp soi chiếu và trực quan để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vũ khí, chất nổ và các vật phẩm nguy hiểm khác.
21. “Kiểm tra trực quan” là việc nhân viên an ninh hàng không trực tiếp sử dụng tay, mắt và các giác quan khác để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vũ khí, chất nổ và các vật phẩm nguy hiểm khác.
22. “Kiểm tra an ninh tàu bay” là việc xem xét bên trong và bên ngoài của tàu bay nhằm phát hiện vũ khí, chất nổ hoặc vật phẩm nguy hiểm khác.
23. "Khu vực hàng hóa" là khu vực phục vụ hàng hóa gồm khu dịch vụ hàng hoá, kho hàng, nơi đỗ của phương tiện, sân đỗ tàu bay và các đường giao thông kết nối các khu vực.
24. "Khu vực hạn chế" là khu vực của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không mà việc ra, vào và hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được kiểm tra, giám sát an ninh hàng không.
25. “Khu vực cách ly" là khu vực từ điểm kiểm tra soi chiếu hành khách đến tàu bay mà việc ra vào và hoạt động tại đó chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không dân dụng hết sức nghiêm ngặt.
26. "Khu bay" là khu vực sân đỗ tàu bay, đường cất cánh, hạ cánh, đường lăn, lề bảo hiểm và các công trình, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bay ở khu vực đó.
27. “Khu vực lưu giữ hành lý” là nơi lưu giữ hành lý ký gửi chờ chuyển lên tàu bay hoặc lưu giữ hành lý thất lạc.
28. “Khu vực phân loại hành lý” là khu vực mà hành lý gửi đi được phân loại để chất xếp lên các chuyến bay.
29. “Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay” là khu vực bao gồm sân đỗ tàu bay, nhà chứa tàu bay, công trình, nhà xưởng, bãi đỗ phương tiện, đường giao thông kết nối các khu vực.
30. “Kiểm tra lý lịch” là việc thẩm tra nhân thân của một người, bao gồm tiền án, tiền sự nếu có, để đánh giá sự thích hợp của người đó đối với việc ra, vào khu vực hạn chế hoặc thực hiện công việc bảo đảm an ninh hàng không.
31. "Phương án khẩn nguy" là phương án xây dựng có sự phối hợp của nhiều lực lượng liên quan nhằm sẵn sàng đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
32. “Sân đỗ tàu bay” là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để xếp, trả hành khách, hành lý, thư, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá, tiếp nhiên liệu hoặc đỗ hoặc bảo dưỡng.
33. "Sân đỗ biệt lập” là khu vực trong sân bay dành cho tàu bay đỗ trong trường hợp bị can thiệp bất hợp pháp nhằm cách ly với các tàu bay khác và các công trình của cảng hàng không, sân bay kể cả các công trình, thiết bị ngầm dưới mặt đất để triển khai phương án khẩn nguy.
34. “Suất ăn” là thực phẩm, đồ uống, các đồ khô khác và dụng cụ sử dụng cho bữa ăn trên tàu bay.
35. “ Soi chiếu" là việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ sinh học, lý học, hoá học, động vật như máy soi tia X, máy phát hiện kim loại, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị nhận dạng, chó và các loại tương tự khác để nhận biết và phát hiện vũ khí, chất nổ và các vật phẩm nguy hiểm khác.
36. "Tàu bay đang bay" là tàu bay đang trong thời gian kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở ra để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay.
37. "Tàu bay đang khai thác" là tàu bay đang trong thời gian kể từ thời điểm bắt đầu công việc chuẩn bị chuyến bay đến thời điểm hoàn thành việc dỡ tải khỏi tàu bay.
38. "Thiết bị an ninh hàng không" là thiết bị chuyên dụng được sử dụng nhằm ngăn ngừa và phát hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
39. “Thẻ kiểm soát an ninh hàng không” là thẻ cấp cho người, cơ quan ngoại giao được phép ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay tại cảng hàng không, sân bay.
40. "Vật phẩm nguy hiểm" là vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, sự an toàn của chuyến bay.
41. “Vũ khí” là những vật được thiết kế, chế tạo chủ yếu nhằm sát thương, giết người hoặc phá hoại, bao gồm các loại sau:
a) Vũ khí quân dụng: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên;
c) Súng săn gồm: các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, súng hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng này;
d) Vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn.
1. Chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không, phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phải bảo đảm tính toàn diện, rõ ràng, chính xác, phù hợp với các quy định của pháp luật và các quy định của Chương trình này.
2. Mỗi cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không phải có chương trình an ninh hàng không dân dụng riêng, phù hợp với đặc điểm của từng cảng hàng không, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận và từng vị trí công tác;
b) Quy định rõ sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Quy định về hệ thống trang bị, thiết bị kiểm tra, giám sát an ninh hàng không;
d) Xác định mục tiêu trọng yếu, quy định các biện pháp, quy trình, thủ tục cụ thể bảo đảm an ninh hàng không trong tình huống thông thường, biện pháp an ninh tăng cường khi có nguy cơ đe dọa an ninh;
đ) Phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
e) Quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không.
3. Phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân định rõ trách nhiệm từng cá nhân, bộ phận liên quan trong việc thông tin, báo cáo khi có nghi ngờ hoặc phát hiện tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp;
b) Quy định các biện pháp, quy trình cụ thể trong việc xử lý, điều hành hỗ trợ tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp trong từng tình huống, từng giai đoạn;
c) Quy trình xử lý thông tin sai uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG KHÔNG
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Cục Hàng không Việt Nam
1. Cục Hàng không Việt Nam giúp Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh cho hoạt động hàng không dân dụng.
2. Để thực hiện chức năng nêu tại khoản 1 Điều này, Cục Hàng không Việt Nam có các trách nhiệm cụ thể sau đây:
a) Xây dựng Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam, Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan xây dựng phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
c) Thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; chấp thuận chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không nước ngoài;
d) Thẩm định và chấp thuận đại lý điều tiết tại Việt Nam;
đ) Thẩm định các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong việc thiết kế, xây dựng, cải tạo nhà ga; hệ thống hàng rào, đường tuần tra, chiếu sáng an ninh tại cảng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, cơ sở sản xuất cung ứng suất ăn, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, cơ sở cung ứng xăng dầu, kho hàng hoá và đối với việc lắp đặt trang thiết bị an ninh hàng không;
e) Quản lý việc cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay và thẻ, giấy phép ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế khác; cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng nhiều lần tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam;
g) Cấp giấy phép cho nhân viên an ninh hàng không;
h) Chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, xây dựng lực lượng an ninh hàng không, diễn tập thực hiện phương án khẩn nguy;
i) Thanh tra, kiểm tra, khảo sát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không;
k) Là đầu mối hợp tác quốc tế về an ninh hàng không;
l) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không dân dụng;
m) Thu thập, xử lý, đánh giá thông tin về mối đe dọa đối với an ninh hàng không; thông báo cho cơ quan, tổ chức trong nước, quốc tế có liên quan những thông tin liên quan đến nguy cơ đe dọa an ninh hàng không; quản lý việc cung cấp các thông tin liên quan đến an ninh hàng không.
Điều 6. Trách nhiệm phối hợp của Cục Hàng không Việt Nam
1. Với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng, diễn tập phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
b) Tổ chức lực lượng tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; tổ chức bảo vệ hiện trường;
c) Bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng; phòng, chống tội phạm tại cảng hàng không, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, công trình, trang bị, thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
d) Bảo vệ an ninh nội bộ; hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng an ninh, phòng cháy, chữa cháy hàng không;
đ) Trao đổi, xử lý thông tin liên quan đến đe dọa bom và các nguy cơ đe dọa an ninh hàng không khác;
e) Bảo đảm an ninh hàng không đối với các chuyến bay chuyên cơ;
g) Xử lý chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học trên tàu bay, tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở khác liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
2. Với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng, diễn tập phương án khẩn nguy;
b) Trao đổi, xử lý thông tin liên quan đến đe dọa bom và các nguy cơ đe dọa an ninh hàng không khác;
c) Xử lý chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học trên tàu bay, tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở khác liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
3. Với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Giải quyết các vấn đề liên quan trong trường hợp tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp trên lãnh thổ nước ngoài hoặc phải hạ cánh xuống lãnh thổ nước ngoài do bị can thiệp bất hợp pháp;
b) Giải quyết các vấn đề liên quan trong trường hợp tàu bay mang quốc tịch nước ngoài bị can thiệp bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam hoặc phải hạ cánh xuống lãnh thổ Việt Nam do bị can thiệp bất hợp pháp; thông báo cho quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan về vụ việc và các biện pháp xử lý;
c) Giải quyết các vấn đề liên quan trong trường hợp tàu bay mang quốc tịch nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam vi phạm các quy định về an ninh hàng không;
d) Trao đổi, xử lý thông tin có yếu tố nước ngoài liên quan đến đe dọa bom và các nguy cơ đe dọa an ninh hàng không khác;
đ) Giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến việc kiểm tra an ninh đối với các đoàn khách nước ngoài mà Bộ Ngoại giao phụ trách đón tiếp; những người được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; túi ngoại giao, túi lãnh sự.
4. Với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không;
b) Chỉ đạo diễn tập phương án khẩn nguy;
c) Tổ chức lực lượng đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng; phòng, chống tội phạm tại cảng hàng không, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, công trình, trang bị, thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Xử lý thông tin liên quan đến nguy cơ đe dọa an ninh hàng không.
Điều 7. Thực hiện trách nhiệm hợp tác quốc tế về an ninh hàng không
Để thực hiện quy định tại điểm k khoản 2 Điều 5 Chương trình này, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
1. Trao đổi thông tin về các nguy cơ đe dọa an ninh hàng không và các hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với hoạt động hàng không dân dụng.
2. Trao đổi thông tin liên quan đến Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam, Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không dân dụng, Chương trình kiểm soát chất lượng và cung cấp phần thích hợp của Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam cho quốc gia khác khi có yêu cầu trong trường hợp cần thiết.
3. Tiếp nhận giải quyết trong thẩm quyền, trình các cấp có thẩm quyền giải quyết khi phía nước ngoài yêu cầu thực hiện các biện pháp an ninh tăng cường cho hoạt động hàng không dân dụng của nước ngoài tại Việt Nam và yêu cầu phía nước ngoài thực hiện các biện pháp an ninh tăng cường cho hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam tại nước ngoài.
4. Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về các lĩnh vực trong công tác an ninh hàng không.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức nước ngoài giải quyết những vụ việc liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp khi có yêu cầu.
Điều 8. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không
1. Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không và chính quyền địa phương liên quan nhằm đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động tại cảng hàng không; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc bảo đảm an ninh hàng không và duy trì trật tự công cộng tại cảng hàng không.
2. Kiểm tra, giám sát các đơn vị, tổ chức và cá nhân hoạt động tại cảng hàng không thực hiện các chương trình an ninh hàng không dân dụng, các quy định khác về đảm bảo an ninh hàng không.
3. Quyết định đình chỉ chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ cánh trong trường hợp chuyến bay vi phạm các quy định về an ninh hàng không, phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn, an ninh hàng không; cho phép tàu bay bị đình chỉ tiếp tục thực hiện chuyến bay; đình chỉ hoạt động của thành viên tổ bay trong trường hợp vi phạm quy định về an ninh hàng không; tạm giữ tàu bay trong trường hợp không khắc phục vi phạm về an ninh hàng không.
4. Tổ chức cấp và quản lý thẻ kiểm soát an ninh hàng không và giấy phép kiểm soát an ninh hàng không trong phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không; tổ chức thi, kiểm tra và trình Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cho nhân viên an ninh hàng không khi được ủy quyền .
5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không; trật tự xã hội, phòng, chống tội phạm tại cảng hàng không và khu vực lân cận; xử lý các trường hợp vi phạm an ninh hàng không và các vi phạm pháp luật khác; xử lý thông tin liên quan đến nguy cơ đe dọa an ninh hàng không.
Điều 9. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
2. Xác định ranh giới các khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay; bố trí mặt bằng lắp đặt và khai thác sử dụng các trang thiết bị kiểm tra, giám sát an ninh hàng không.
3. Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh hàng không đối với việc thiết kế, xây dựng, cải tạo, khai thác cảng hàng không, sân bay.
4. Cung cấp dịch vụ kiểm tra, giám sát và các dịch vụ an ninh hàng không khác; duy trì trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
5. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị có liên quan hoạt động tại cảng hàng không trong việc giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm quy định về an ninh hàng không và trật tự công cộng tại cảng hàng không. Phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức an ninh hàng không cho những cán bộ nhân viên có liên quan quy định tại Chương trình đào tạo an ninh hàng không dân dụng.
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không trong việc bảo đảm an ninh hàng hàng không.
7. Tổ chức huấn luyện, diễn tập, thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
8. Tổ chức bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc mất an ninh tại cảng hàng không, sân bay.
9. Tổ chức tuần tra, canh gác, bảo vệ, kiểm soát an ninh tại khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng, khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự tại cảng hàng không, sân bay.
10. Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hoá học, chất phóng xạ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.
11. Phối hợp thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện khi tàu bay dân dụng hoạt động tại sân bay quân sự.
12. Phối hợp với Hải quan cửa khẩu phát hiện các đồ vật hoặc chất nguy hiểm đưa lên tàu bay; giải quyết thủ tục đối với hành lý ký gửi, hàng hoá thất lạc, vận chuyển nhầm địa điểm đến.
13. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực bưu chính xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện chứa vật phẩm nguy hiểm.
1. Chịu trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị; giữ gìn an ninh trật tự và bảo đảm an ninh hàng không cho các hoạt động của mình tại cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương liên quan xử lý các hành vi vi phạm về an ninh hàng không xảy ra trong phạm vị quản lý của mình.
2. Trừ doanh nghiệp cung ứng xăng dầu và doanh nghiệp suất ăn, đại lý điều tiết, các doanh nghiệp khác phải xây dựng Quy chế an ninh của doanh nghiệp phù hợp với chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay và tổ chức thực hiện sau khi được Cảng vụ hàng không chấp thuận; xác định khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp nằm ngoài cảng hàng không, sân bay.
3. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền về việc bảo đảm an ninh hàng không.
4. Phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức an ninh hàng không cho những cán bộ, nhân viên có liên quan quy định tại Chương trình đào tạo an ninh hàng không dân dụng; tham gia luyện tập, diễn tập, thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
1. Xây dựng và trình Cục Hàng không Việt Nam thẩm định phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Tham gia luyện tập, diễn tập, thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
3. Chịu trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị; giữ gìn an ninh trật tự và bảo đảm an ninh hàng không cho các hoạt động của mình; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương liên quan xử lý các hành vi vi phạm về an ninh trật tự xảy ra trong phạm vi quản lý của mình.
4. Xây dựng Quy chế an ninh của doanh nghiệp phù hợp với Chương trình này và tổ chức thực hiện; phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức an ninh hàng không cho những cán bộ, nhân viên có liên quan quy định tại Chương trình đào tạo an ninh hàng không dân dụng.
5. Xác định ranh giới khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý của mình nằm ngoài cảng hàng không, sân bay.
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền về việc bảo đảm an ninh hàng không.
Điều 12. Trách nhiệm của hãng hàng không
1. Hãng hàng không Việt Nam xây dựng chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam thẩm định; tổ chức triển khai thực hiện chương trình đó sau khi được phê duyệt.
2. Hãng hàng không nước ngoài hoạt động khai thác hàng không tại Việt Nam phải trình Cục Hàng không Việt Nam thẩm định chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không và phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Hãng hàng không phải giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ an ninh hàng không với người khai thác cảng hàng không, sân bay để kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh trước chuyến bay, bảo đảm an ninh hàng không cho tàu bay đang khai thác, không khai thác đỗ tại cảng hàng không, sân bay.
4. Xác định ranh giới khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý của mình nằm ngoài cảng hàng không, sân bay.
5. Chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh tàu bay; bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay; bảo đảm an ninh hàng không cho tàu bay khi đưa vào bảo dưỡng, sửa chữa, tàu bay đỗ ngoài cảng hàng không, sân bay.
6. Phối hợp với Cảng vụ hàng không xử lý các hành vi vi phạm về an ninh hàng không và những hành vi vi phạm khác trong thời gian tàu bay đang khai thác.
7. Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện về an ninh hàng không cho những cán bộ nhân viên có liên quan quy định tại Chương trình đào tạo an ninh hàng không dân dụng.
8. Tham gia luyện tập, diễn tập, thực hiện phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền về việc bảo đảm an ninh hàng không.
Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, bảo đảm an ninh hàng không, trật tự cho các hoạt động của mình;
b) Thực hiện các quy định của Chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay;
c) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền về việc bảo đảm an ninh hàng không;
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương liên quan xử lý các hành vi vi phạm về an ninh trật tự xảy ra trong phạm vi quản lý của mình;
đ) Thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không những thông tin về hành vi can thiệp bất hợp pháp hoặc hành vi có thể gây nguy hiểm cho hoạt động hàng không dân dụng.
2. Hành khách, người gửi hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh hàng không của Chương trình này. Hành khách chịu trách nhiệm bảo quản hành lý chưa làm thủ tục hàng không và hành lý xách tay đã làm thủ tục hàng không.
3. Đại lý điều tiết xây dựng quy chế an ninh trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện; chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Hàng không Việt Nam về bảo đảm an ninh hàng không dân dụng.
CÁC BIỆN PHÁP AN NINH PHÒNG NGỪA
Mục 1 :THẺ, GIẤY PHÉ KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG
Điều 14. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không bao gồm các loại sau đây:
a) Thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng nhiều lần, thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm;
b) Thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng một lần, dùng xong phải trả lại cơ quan cấp trong ngày.
c) Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, thời hạn hiệu lực tối đa không quá 01 năm.
2. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải được sản xuất theo công nghệ hiện đại, có khả năng chống làm giả.
3. Trách nhiệm cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau:
a) Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ có giá trị sử dụng nhiều lần tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam;
b) Cảng vụ hàng không cấp thẻ, giấy phép có giá trị sử dụng nhiều lần, một lần cho khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
4. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn trình tự thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; phê duyệt mẫu thẻ, giấy phép.
Điều 15. Nội dung của thẻ kiểm soát an ninh hàng không
1. Thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng nhiều lần phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ;
b) Thời hạn hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên của người được cấp thẻ;
d) Chức danh của người được cấp thẻ;
đ) Tên cơ quan, đơn vị của người được cấp thẻ;
e) Ảnh của người được cấp thẻ;
g) Khu vực hạn chế được phép ra, vào;
h) Ký hiệu chống làm giả thẻ;
i) Quy định về sử dụng thẻ.
2. Thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng một lần phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, g, h, i khoản 1 Điều này.
3. Từng khu vực hạn chế trên thẻ kiểm soát an ninh hàng không được phân định tương ứng bằng chữ số hoặc màu sắc.
Điều 16. Nội dung của giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
1. Giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số giấy phép;
b) Thời hạn hiệu lực của giấy phép;
c) Loại phương tiện;
d) Biển kiểm soát phương tiện;
đ) Khu vực hạn chế được phép vào hoạt động;
e) Cổng ra; cổng vào;
g) Tên cơ quan đơn vị chủ quản phương tiện;
h) Ký hiệu chống làm giả giấy phép.
2. Từng khu vực hạn chế trên giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phân định tương ứng bằng con số hoặc màu sắc.
Điều 17. Điều kiện cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
1. Người được cấp thẻ có giá trị sử dụng nhiều lần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có nhiệm vụ hoạt động tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay;
2. Cơ quan đại diện ngoại giao, bao gồm Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ, được cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không như sau:
a) 01 thẻ cấp cho người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao;
b) 03 thẻ cấp cho cơ quan. Thẻ cấp cho cơ quan có các thông tin như quy định tại điểm a, b, đ, g, h, i Điều 15 của Chương trình này.
3. Người sử dụng thẻ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng một lần được cấp cho người có nhu cầu đột xuất thực hiện nhiệm vụ tại khu vực hạn chế.
5. Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng nhiều lần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có nhiệm vụ tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay để phục vụ hoạt động bay;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường.
Điều 18. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng
1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không cấp cho người, phương tiện mất giá trị sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Thẻ, giấy phép hết thời hạn hiệu lực;
b) Thẻ, giấy phép bị rách; nội dung trên thẻ, giấy phép bị mờ;
c) Thẻ, giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
d) Người được cấp thẻ không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 của Chương trình này;
đ) Phương tiện được cấp giấy phép không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 17 của Chương trình này;
e) Vì lý do an ninh.
2. Thẻ kiểm soát an ninh hàng không cấp cho cơ quan ngoại giao mất giá trị sử dụng trong trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e khoản 1 Điều này hoặc cơ quan ngoại giao chấm dứt hoạt động tại Việt Nam.
Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng nhiều lần cấp cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 17 của Chương trình này bao gồm:
a) Công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức của người đề nghị cấp thẻ;
c) Tờ khai của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu do Cục Hàng không Việt Nam ban hành có dán ảnh màu 4 x 6 cm và đóng dấu giáp lai, có xác nhận của cơ quan, tổ chức của người đề nghị cấp thẻ; xác nhận của cơ quan công an cấp phường, xã nơi cư trú đối với người Việt Nam làm việc trong tổ chức không phải là cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, người nước ngoài;
d) Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với người Việt Nam; bản sao Hộ chiếu đối với người nước ngoài.
2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ có giá trị sử dụng nhiều lần cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Chương trình này bao gồm:
a) Công văn đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Giấy giới thiệu của Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ;
c) Tờ khai của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
3. Đối tượng đề nghị cấp thẻ có giá trị sử dụng một lần quy định tại khoản 4 Điều 17 của Chương trình này phải xuất trình một trong những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, Chứng minh thư ngoại giao, Hộ chiếu, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng nhiều lần, thẻ ra, vào khu vực hạn chế hoặc thẻ nhận dạng của các hãng hàng không.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 17 của Chương trình này, bao gồm:
a) Công văn của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện đề nghị cấp giấy phép;
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Cục Hàng không Việt Nam ban hành;
c) Bản sao Giấy chứng nhận an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Trường hợp đề nghị cấp lại thẻ, giấy phép đã mất giá trị sử dụng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 18 của Chương trình này, người đề nghị phải nộp các tài liệu tương ứng quy định tại các điểm a, c, d khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này, kèm theo thẻ, giấy phép đã mất giá trị sử dụng.
Mục 2 :BẢO ĐẢM AN NINH CÁC KHU VỰC HẠN CHẾ VÀ KHU VỰC CÔNG CỘNG
Điều 20. Thiết lập khu vực hạn chế
1. Khu vực hạn chế tại các cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không được thiết lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động, yêu cầu an ninh riêng của từng khu vực.
2. Khu vực hạn chế bao gồm các khu vực sau đây :
a) Khu vực cách ly;
b) Sân bay;
c) Khu vực phục vụ hành khách, hành lý, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện;
d) Khu vực phục vụ chuyên cơ;
đ) Khu vực quá cảnh, nối chuyến, trung chuyển;
e) Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
g) Khu vực kho hàng hoá;
h) Khu vực cơ sở cung ứng xăng dầu;
i) Khu vực cấp điện, cấp nước cho cảng hàng không, sân bay;
k) Khu vực của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
l) Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay, kho vật tư, phụ tùng tàu bay.
3. Ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế phải được mô tả trong chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, quy chế an ninh của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế.
4. Khu vực hạn chế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có hệ thống tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác phù hợp để ngăn cách với khu vực công cộng và ngăn cách với các khu vực hạn chế khác xung quanh trong trường hợp cần thiết; các hệ thống ngầm thoát nước từ bên trong khu bay thông với bên ngoài phải lắp đặt cửa làm bằng vật liệu bền vững và khóa lại;
b) Thiết lập cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh trên cơ sở hạn chế tối đa về số lượng để kiểm tra người, phương tiện ra, vào; quy định cụ thể cửa vào, cửa ra cho nhân viên của các cơ quan, đơn vị làm việc trong khu vực hạn chế;
c) Có hệ thống biển báo, đèn chiếu sáng, thiết bị kiểm tra, giám sát an ninh, thiết bị thông tin liên lạc, đủ nhân viên an ninh hàng không thích hợp, trình tự, thủ tục để kiểm tra, giám sát người, vật phẩm và phương tiện vào, ra, hoạt động tại khu vực hạn chế.
5. Nhân viên an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay; các đơn vị chủ quản của từng khu vực hạn chế chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại khu vực hạn chế của mình bằng lực lượng bảo vệ của đơn vị hoặc thông qua hợp đồng với lực lượng an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Điều 21. Quy định về việc ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay
1. Người, phương tiện có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp mới được phép ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay được xác định trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
2. Thẻ kiểm soát an ninh hàng không phải đeo ở vị trí phía trước ngực bên ngoài áo; giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải dán ở phía trước buồng lái hoặc tại vị trí dễ nhận biết của phương tiện.
3. Người, phương tiện và đồ vật mang theo khi ra, vào khu vực hạn chế phải qua soi chiếu, kiểm tra bằng trực quan thích hợp, theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không, quy chế an ninh của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế.
4. Người, phương tiện ra, vào, phải đúng cổng cửa, hoạt động trong khu vực hạn chế phải tuân thủ việc kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của nhân viên an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ tại khu vực đó.
5. Người sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng một lần khi hoạt động trong khu vực hạn chế tại nhà ga, sân bay phải có nhân viên an ninh hàng không hoặc nhân viên của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế đó đi kèm.
6. Phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế phải chạy đúng luồng, tuyến, đúng tốc độ, dừng, đỗ đúng vị trí quy định; chịu sự kiểm tra, giám sát và tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ tại khu vực đó. Người điều khiển phương tiện phải túc trực tại phương tiện đang phục vụ tàu bay.
7. Tổ chức, cá nhân muốn tham quan, quay phim, chụp ảnh trong khu vực hạn chế phải được Cảng vụ hàng không liên quan hoặc đơn vị chủ quản khu vực hạn chế cho phép bằng văn bản. Việc tham quan, quay phim, chụp ảnh phải có nhân viên an ninh hàng không hoặc nhân viên của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế đó đi kèm giám sát.
8. Hoạt động của người, phương tiện phục vụ chuyến bay chuyên cơ thực hiện theo Quy chế chuyên cơ hàng không dân dụng. Lực lượng an ninh hàng không phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an, Vụ Lễ tân - Bộ Ngoại giao kiểm soát hoạt động của người và phương tiện phục vụ chuyến bay chuyên cơ Việt Nam, nước ngoài.
9. Người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay không cần thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không trong các trường hợp sau đây:
a) Tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy cứu nạn. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản của người và phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế để kiểm soát hoạt động của người và phương tiện;
b) Trường hợp đặc biệt nhằm áp giải tội phạm nguy hiểm, vận chuyển tiền, kim loại quý, đá quý của ngân hàng, vũ khí với số lượng lớn, vận chuyển động vật quá khổ, vận chuyển mẫu bệnh phẩm, sinh hoá học nguy hiểm phải được phép của Cảng vụ hàng không và phải có nhân viên an ninh hàng không đi kèm.
Điều 22. Quy định về việc ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế khác
1. Người ra, vào khu vực hạn chế khác khu vực hạn chế được quy định tại Điều 21 của Chương trình này phải có thẻ ra vào. Thẻ phải đeo ở vị trí phía trước ngực bên ngoài áo. Đơn vị chủ quản khu vực hạn chế đó có trách nhiệm cấp thẻ ra vào và kiểm soát việc ra, vào, hoạt động của người, phương tiện tại khu vực hạn chế đó.
2. Trong trường hợp khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này nằm trong khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay, đơn vị chủ quản khu vực hạn chế đó phải đăng ký mẫu thẻ ra, vào với Cảng vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay liên quan.
3. Ngoài những quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hoạt động của người, phương tiện tại các khu vực hạn chế khác còn phải thực hiện các quy định tại khoản 7 và điểm a khoản 9 Điều 21 của Chương trình này.
Điều 23. Quy định về việc ra, vào, hoạt động của thành viên tổ bay tại khu vực hạn chế
1. Thành viên tổ bay được phép sử dụng thẻ do hãng hàng không cấp để thực hiện nhiệm vụ bay tại các khu vực hạn chế cần thiết của cảng hàng không, sân bay.
2. Thẻ quy định tại khoản 1 Điều này chỉ có giá trị sử dụng sau khi hãng hàng không thông báo mẫu thẻ cho Cảng vụ hàng không của cảng hàng không, sân bay liên quan.
3. Hãng hàng không chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ cấp cho thành viên tổ bay theo đúng quy định của pháp luật, quy định của hãng.
Điều 24. Hàng rào, cổng cửa ra, vào, trạm gác
1. Hàng rào, cổng, cửa, trạm gác phải đảm bảo độ bền vững đáp ứng được yêu cầu và quy chuẩn kỹ thuật về an ninh hàng không.
2. Tại mỗi điểm kiểm tra người, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế (cổng cửa, trạm gác) phải có các tài liệu sau đây:
a) Trình tự, thủ tục kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế đó;
b) Mẫu thẻ, giấy phép được phép vào khu vực đó;
c) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép;
d) Danh bạ các số điện thoại liên lạc và các mẫu biên bản cần thiết;
đ) Sổ sách ghi chép kết quả kiểm tra, giám sát an ninh tại khu vực hạn chế đó và các biểu mẫu cần thiết khác phục vụ việc kiểm tra, giám sát.
3. Tại mỗi cổng, cửa phải bố trí nhân viên an ninh hàng không, bảo vệ hoặc khoá và giám sát bằng thiết bị phù hợp. Cổng, cửa phải luôn ở vị trí đóng, chỉ mở ra khi cho phép người, phương tiện được phép ra, vào. Đối với những cổng, cửa chỉ hoạt động trong thời gian nhất định trong ngày thì ngoài thời gian hoạt động phải khoá lại.
Điều 25. Tuần tra, canh gác tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tổ chức tuần tra, canh gác để kịp thời ngăn chặn người, phương tiện, gia súc xâm nhập vào các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay hoặc vi phạm các quy định bảo đảm an ninh hàng không, an toàn cảng hàng không, sân bay.
2. Tại sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, việc tuần tra, canh gác được phối hợp thực hiện giữa Người khai thác cảng hàng không, sân bay với đơn vị quân đội trong khu vực và được thoả thuận trong văn bản hiệp đồng quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
3. Việc tổ chức tuần tra, canh gác được mô tả chi tiết trong chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Điều 26. Kiểm tra, giám sát an ninh người, phương tiện, đồ vật ra vào khu vực hạn chế
1. Nhân viên an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ khu vực hạn chế phải kiểm tra:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, thẻ ra vào của người, phương tiện;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm.
2. Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật tại các cổng, cửa ra, vào sân bay phải được ghi lại đầy đủ, chính xác trong sổ sách sau mỗi ca làm việc và tài liệu này phải được quản lý và lưu giữ trong thời gian tối thiểu là 06 tháng.
3. Tổ chức, cá nhân mang vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm khi ra, vào khu vực hạn chế phải đăng ký với nhân viên an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ tại điểm kiểm tra đó và ký nhận vào sổ trực.
4. Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh phải được mô tả chi tiết trong chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, quy chế an ninh của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế.
Điều 27. Biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với các cơ quan chức năng phân luồng, tuyến, khu vực; lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công cộng khác tại cảng hàng không.
2. Người, phương tiện đi lại, hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ, quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, văn minh, lịch sự.
Điều 28. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập các chốt kiểm soát, bố trí nhân viên an ninh hàng không, thiết bị phù hợp để hướng dẫn cho người và phương tiện tham gia giao thông; duy trì trật tự tại các khu vực công cộng của cảng hàng không; phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm.
2. Việc bố trí lực lượng tuần tra, thiết bị chuyên dụng, trình tự kiểm tra, giám sát an ninh phải bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời đồ vật, hành lý, hàng hoá, phương tiện vô chủ, hành vi gây rối, vi phạm pháp luật tại khu vực công cộng của cảng hàng không.
Mục 3 :KIỂM TRA, GIÁM SÁT AN NINH TRƯỚC CHUYẾN BAY
Điều 29. Giấy tờ của hành khách phải xuất trình khi đi tàu bay
1. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hộ chiếu); trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
2. Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
a) Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu;
b) Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: hộ chiếu; Giấy chứng minh nhân dân; Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; Thẻ đại biểu Quốc hội; Thẻ đảng viên; Thẻ nhà báo; Giấy phép lái xe ôtô, môtô; Thẻ kiểm soát an ninh hàng không; Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; Giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của Công an phường, xã nơi cư trú.
3. Hành khách dưới 14 tuổi khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
a) Giấy khai sinh, trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;
b) Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng, chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xác nhận;
c) Hành khách dưới 14 tuổi đi tàu bay một mình trên các chuyến bay nội địa, ngoài giấy tờ quy định tại các điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có giấy cam kết của người đại diện theo pháp luật.
4. Hành khách là phạm nhân, bị can, người đang bị di lý, dẫn độ, trục xuất khi làm thủ tục đi tàu bay, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Còn giá trị sử dụng;
b) Có ảnh đóng dấu giáp lai, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em, thẻ kiểm soát an ninh, thẻ nhận dạng của các hãng hàng không.
6. Tại các điểm bán vé hành khách và làm thủ tục hàng không phải niêm yết công khai quy định về các loại giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay.
1. Hành lý ký gửi, hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện, tủ đựng suất ăn, đồ vật phục vụ trên tàu bay (trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay) sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh; phương tiện vận chuyển xăng dầu sau khi tiếp nhận xăng dầu để nạp cho tàu bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay đỗ qua đêm tại sân bay hoặc tàu bay đỗ ngoài sân bay phải niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.
2. Niêm phong an ninh phải bảo đảm sau khi niêm phong không thể bóc, dỡ hoặc nếu bóc, dỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại niêm phong phải phù hợp với đối tượng niêm phong.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không, hãng hàng không, doanh nghiệp suất ăn, doanh nghiệp cung ứng xăng dầu, đại lý điều tiết trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt mẫu niêm phong an ninh.
4. Niêm phong an ninh phải được quản lý chặt chẽ. Doanh nghiệp cảng hàng không, hãng hàng không, doanh nghiệp suất ăn, doanh nghiệp cung ứng xăng dầu, đại lý điều tiết phải quy định cụ thể chế độ quản lý, thống kê, cấp phát, sử dụng niêm phong an ninh.
Điều 31. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách xuất phát, quá cảnh, nối chuyến
1. Khi làm thủ tục vận chuyển, hành khách xuất phát, nối chuyến phải xuất trình vé và giấy tờ sử dụng đi tàu bay còn giá trị sử dụng. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu vé, giấy tờ sử dụng đi tàu bay, phỏng vấn hành khách.
2. Khi làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không, hành khách phải xuất trình vé hành khách, thẻ lên tàu bay và giấy tờ sử dụng đi tàu bay cho nhân viên an ninh hàng không kiểm tra.
3. Hành khách phải tuân thủ hướng dẫn của nhân viên an ninh hàng không; cởi bỏ áo khoác, mũ, vật dụng cá nhân mang theo người để trong khay bằng chất liệu không phải kim loại đưa qua máy soi trước khi đi qua cổng từ.
4. Hành khách đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh phải được giám sát an ninh liên tục cho đến khi lên tàu bay.
5. Trường hợp kiểm tra an ninh đối với hành khách tàn tật, thương binh nặng, hành khách sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, bệnh nhân có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi riêng biệt.
Điều 32. Kiểm tra, giám sát an ninh hành lý xách tay của hành khách xuất phát, quá cảnh, nối chuyến
1. Hành lý xách tay của hành khách phải được kiểm tra an ninh bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác. Túi nhựa đựng chai, lọ, bình chất lỏng phải lấy ra để kiểm tra bằng mắt và đưa qua máy soi tia X để soi chiếu riêng, không soi cùng với hành lý xách tay, áo khoác hay máy tính cá nhân.
2. Đối với đồ vật được phép vận chuyển nhưng bị cấm mang theo người, hành lý xách tay lên tàu bay thì nhân viên an ninh hàng không hướng dẫn hành khách thực hiện thủ tục vận chuyển theo quy định.
3. Hành lý, vật dụng của hành khách đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh phải được giám sát an ninh liên tục cho đến khi được đưa lên tàu bay.
Điều 33. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay
1. Thành viên tổ bay đi làm nhiệm vụ phải có tên trong danh sách tổ bay, mặc trang phục theo quy định của người khai thác tàu bay, đeo thẻ quy định tại Điều 23 của Chương trình này và được ưu tiên kiểm tra an ninh trước.
2. Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành lý của họ được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xuất phát.
Điều 34. Kiểm tra an ninh đối với hành lý ký gửi
1. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến phải được kiểm tra an ninh bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác.
2. Việc kiểm tra trực quan hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hành lý đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện hãng hàng không liên quan.
3. Hành lý ký gửi quá cảnh rời khỏi tàu bay phải qua kiểm tra an ninh như hành lý ký gửi xuất phát.
Điều 35. Giám sát an ninh đối với hành lý ký gửi
1. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến, quá cảnh sau
khi kiểm tra an ninh phải được giám sát an ninh liên tục cho đến khi đưa lên
tàu bay, không được để những người không có trách nhiệm tiếp cận.
2. Nhân viên phục vụ hành lý chịu trách nhiệm kiểm tra sự nguyên vẹn của hành lý và niêm phong an ninh của hành lý trước khi chất xếp lên tàu bay.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý ký gửi từ nhà ga ra tàu bay và ngược lại chịu trách nhiệm ngăn ngừa không để các hành lý ký gửi không được phép vận chuyển đưa lên băng chuyền, xe chở hành lý.
Điều 36. Lưu giữ hành lý ký gửi thất lạc
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm bố trí một khu vực để lưu giữ hành lý thất lạc cho đến khi hành lý này được chuyển đi, chuyển tới chủ sở hữu.
2. Hành lý thất lạc phải được kiểm tra an ninh trước khi đưa vào khu vực lưu giữ, trước khi được đưa lại lên tàu bay.
Điều 37. Kiểm tra an ninh đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự
1. Túi ngoại giao, túi lãnh sự chỉ soi chiếu an ninh. Việc gửi túi ngoại giao, túi lãnh sự phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Túi ngoại giao, túi lãnh sự phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi ngoại giao, túi lãnh sự.
b) Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự hay đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự đến gửi túi ngoại giao, túi lãnh sự phải xuất trình hộ chiếu, giấy uỷ quyền mang túi ngoại giao, túi lãnh sự, văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự xác nhận số kiện của túi ngoại giao, túi lãnh sự.
2. Trong trường hợp phát hiện hoặc có cơ sở xác đáng để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự có chứa vật phẩm nguy hiểm nêu tại khoản 1 Điều 52 của Chương trình này thì túi ngoại giao, túi lãnh sự đó bị từ chối chuyên chở.
Điều 38. Kiểm tra, gi¸m s¸t an ninh đối với người, hành lý, hàng hoá của chuyến bay chuyên cơ
Lực lượng an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an trong việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với người, hành lý, hàng hóa, đồ vật được chuyên chở trên chuyến bay chuyên cơ hoặc khách chuyên cơ đi trên chuyến bay thông thường, theo quy định về chuyên cơ hàng không dân dụng.
Điều 39. Quy định chung đối với kiểm tra, giám sát an ninh hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện
1. Đối với hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất phát do các đại lý điều tiết khai thác, việc kiểm tra an ninh được thực hiện tại các cơ sở của các đại lý điều tiết. Trình tự, thủ tục kiểm tra an ninh phải được quy định cụ thể tại quy chế an ninh của đại lý điều tiết.
2. Các trường hợp khác phải qua kiểm tra an ninh tại cảng hàng không, sân bay do người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện trước khi đưa lên tàu bay. Trình tự, thủ tục kiểm tra an ninh phải được quy định cụ thể tại chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất phát phải được kiểm tra an ninh bằng máy soi tia X, máy phát hiện chất nổ; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác. 4. Việc kiểm tra trực quan hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất phát được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện hãng hàng không liên quan.
5. Nhân viên phục vụ hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện chịu trách nhiệm kiểm tra sự nguyên vẹn và niêm phong an ninh của hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện trước khi chất xếp lên tàu bay.
6. Hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện sau khi kiểm tra an ninh của đại lý điều tiết đưa lên phương tiện chuyên chở từ điểm kiểm tra an ninh đến cảng hàng không, sân bay, phương tiện đó phải được niêm phong hoặc có người áp tải trong quá trình chuyên chở.
7. Các công ty kinh doanh dịch vụ phục vụ mặt đất tại các cảng hàng không vận chuyển hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện từ nhà ga ra tàu bay và ngược lại chịu trách nhiệm ngăn ngừa việc đưa trái phép hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện, vật phẩm nguy hiểm lên phương tiện vận chuyển.
1. Hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện quá cảnh, trung chuyển không phải kiểm tra an ninh hàng không trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay, có sự giám sát an ninh hàng không liên tục;
b) Hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển vào kho hàng liền kề với sân đỗ tàu bay, với điều kiện khu vực kho hàng có sự giám sát liên tục của an ninh cảng hàng không hoặc bảo vệ của kho hàng;
c) Công-ten-nơ hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện quá cảnh, trung chuyển ra khỏi sân đỗ tàu bay qua khu vực công cộng để đưa vào kho hàng tại cảng hàng không và ngược lại, với điều kiện có nhân viên an ninh hoặc bảo vệ của kho hàng áp tải, công-ten-nơ còn nguyên niêm phong và khu vực kho hàng có sự giám sát liên tục của an ninh cảng hàng không hoặc bảo vệ của kho hàng.
2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện quá cảnh, trung chuyển phải kiểm tra an ninh hàng không.
Điều 41. Kiểm tra an ninh hàng không đối với thi thể người, hài cốt
1. Thi thể người vận chuyển bằng tàu bay phải đặt trong hòm kẽm được gắn kín, còn nguyên niêm phong của cơ quan kiểm dịch y tế, không phải soi chiếu và kiểm tra trực quan. Nhân viên an ninh yêu cầu thân nhân đi cùng trên chuyến bay hoặc người đại diện hợp pháp xuất trình giấy chứng tử, giấy xác nhận của cơ quan kiểm dịch y tế, giấy cam kết của thân nhân.
2. Việc kiểm tra an ninh hài cốt được thực hiện như đối với hàng hoá thông thường.
Điều 42. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với suất ăn
1. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn (gọi chung là doanh nghiệp suất ăn) có trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không đối với suất ăn; xây dựng quy chế an ninh của doanh nghiệp trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
2. Các mẫu suất ăn phải được lưu giữ ít nhất 24 giờ kể từ khi đưa lên phục vụ trên tàu bay.
3. Suất ăn phải được kiểm tra bằng trực quan trước khi đưa vào tủ đựng suất ăn của tàu bay; tủ đựng suất ăn phải được niêm phong an ninh của doanh nghiệp suất ăn trước khi đưa lên phương tiện để vận chuyển ra tàu bay. Phương tiện vận chuyển suất ăn từ nơi cung ứng qua khu vực công cộng ra tàu bay phải có bảo vệ của doanh nghiệp áp tải.
4. Nhân viên an ninh cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra phương tiện vận chuyển suất ăn, tủ đựng suất ăn, người trên phương tiện vận chuyển trước khi vào sân bay, chỉ cho phép đưa lên tàu bay các tủ đựng suất ăn còn nguyên niêm phong an ninh.
5. Tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay tủ đựng suất ăn còn nguyên niêm phong an ninh.
Điều 43. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay
1. Đồ vật phục vụ trên tàu bay trước khi đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh bằng máy soi tia X, chịu sự giám sát an ninh liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay.
2. Đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay phải được kiểm tra an ninh, đối chiếu về số lượng, chủng loại.
Điều 44. Bảo đảm an ninh hàng không đối với xăng dầu
1. Doanh nghiệp cung ứng xăng dầu có trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không đối với xăng dầu; xây dựng quy chế an ninh của doanh nghiệp trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
2. Doanh nghiệp cung ứng xăng dầu chịu trách nhiệm lưu giữ mẫu xăng dầu ít nhất 24 giờ kể từ khi tra nạp cho tàu bay. Phương tiện vận chuyển sau khi tiếp nhận xăng dầu phải được giám sát an ninh liên tục cho tới khi kết thúc tra nạp cho tàu bay.
3. Nhân viên an ninh cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra phương tiện vận chuyển xăng dầu, người trên phương tiện vận chuyển trước khi vào sân bay, chỉ cho phép tra nạp xăng dầu lên tàu bay khi niêm phong của các cửa xả và cửa nạp của phương tiện vận chuyển xăng dầu còn nguyên vẹn.
Điều 45. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ
1. Việc chuyên chở hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ phải được sự thống nhất giữa cơ quan, đơn vị thực hiện việc áp giải với người khai thác cảng hàng không, sân bay và hãng hàng không.
2. Cơ quan công an, quân đội, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện áp giải các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải thông báo trước cho hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay các thông tin sau:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị, vũ khí, công cụ hỗ trợ của người áp giải;
b) Danh sách hành khách bị áp giải;
c) Những yêu cầu trong quá trình áp giải.
3. Khi làm thủ tục vận chuyển và kiểm tra an ninh, người áp giải phải xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc áp giải và giấy tờ sử dụng đi tàu bay của người áp giải.
4. Người áp giải và người bị áp giải có thể được bố trí kiểm tra an ninh hàng không tại khu vực riêng. Người bị áp giải và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan.
5. Nhân viên an ninh cảng hàng không, sân bay phối hợp với người áp giải quản lý, giám sát chặt chẽ hoặc dẫn giải người bị áp giải lên tàu bay.
6. Hãng hàng không phải bố trí cho người áp giải và bị áp giải lên tàu bay trước tiên và rời khỏi tàu bay sau cùng so với các hành khách khác.
Điều 46. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh
1. Hãng hàng không chịu trách nhiệm về hành khách bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam mà hãng chuyên chở, cụ thể:
a) Ký hợp đồng với doanh nghiệp cảng hàng không để bố trí lực lượng an ninh hàng không quản lý, giám sát hành khách cho tới khi đưa hành khách lên chuyến bay rời khỏi Việt Nam;
b) Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
c) Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ tuỳ thân của hành khách và làm thủ tục để có được các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó nếu hành khách không có giấy tờ tùy thân hợp lệ;
d) Chỉ giao lại cho hành khách giấy tờ tuỳ thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó sau khi hành khách đã được chuyên chở rời khỏi Việt Nam, đã xuống tàu bay và được chuyển giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại;
đ) Thông báo cho công an cửa khẩu, cảng vụ hàng không danh sách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam.
2. Trường hợp hãng hàng không chuyên chở về Việt Nam hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ tuỳ thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó.
3. Việc vận chuyển hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện trở lại điểm xuất phát được thực hiện như đối với hành khách bị trục xuất quy định tại Điều 59 của Chương trình này.
4. Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh.
5. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất với Cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an về quy trình, thủ tục, địa điểm quản lý, giám sát hành khách không được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều 47. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị bệnh tâm thần
1. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do hãng hàng không quyết định.
2. Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian bay không được lâu hơn thời gian hiệu nghiệm của thuốc.
3. Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan, việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng.
4. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần ra tàu bay, từ tàu bay ra ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không.
Điều
48. Hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí, mất khả năng làm chủ hành vi
1. Không chấp nhận chuyên chở hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí, say rượu, bia hoặc bị tác động của chất kích thích đến mức mất khả năng làm chủ hành vi.
2. Quy trình xử lý hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí, mất khả năng làm chủ hành vi:
a) Trường hợp hành khách chưa lên tàu bay: Nhân viên an ninh hàng không của doanh nghiệp cảng hàng không ngăn chặn không cho phép hành khách lên tàu bay và phối hợp với Cảng vụ hàng không giữ người để kiểm tra tính xác thực của thông tin, lập biên bản, bàn giao vụ việc cho Cảng vụ hàng không và thông báo cho hãng hàng không liên quan biết;
b) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay: Người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền, thông báo vụ việc cho doanh nghiệp cảng hàng không, Cảng vụ hàng không hoặc nhà chức trách cảng hàng không và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nơi tàu bay hạ cánh biết và các yêu cầu trợ giúp. Ngay khi tàu bay hạ cánh, người chỉ huy tàu bay phải lập biên bản để bàn giao vụ việc. Nếu nơi hạ cánh là cảng hàng không, sân bay của Việt Nam, nhân viên an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay áp giải hành khách xuống khỏi tàu bay, phối hợp với người chỉ huy tàu bay bàn giao vụ việc cho Cảng vụ hàng không. Nếu nơi hạ cánh là cảng hàng không, sân bay của nước ngoài thì người chỉ huy tàu bay lập biên bản, bàn giao vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để xử lý theo các quy định của pháp luật nước đó.
c) Cảng vụ hàng không nhận bàn giao hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí, mất khả năng làm chủ hành vi phải xem xét, xử lý vụ việc theo thẩm quyền trong thời hạn pháp luật quy định hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng khác khi vụ việc vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
3. Việc lập biên bản quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vụ việc; hành vi vi phạm; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm; họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có);
b) Biên bản phải được lập thành ba bản; phải có chữ ký của người lập biên bản, người vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì phải ký vào từng tờ biên bản; nếu người vi phạm từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản, có xác nhận của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
c) Biên bản lập xong được giao cho người vi phạm một bản, một bản giao cho Cảng vụ hàng không nếu tàu bay hạ cánh tại Việt Nam hoặc nhà chức trách nước sở tại nếu tàu bay hạ cánh ở nước ngoài và một bản lưu tại doanh nghiệp cảng hàng không hoặc hãng hàng không của người chỉ huy tàu bay đã lập biên bản.
4. Hãng hàng không lập danh sách và thường xuyên cập nhật những hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí, mất khả năng làm chủ hành vi gây nguy hại cho an toàn của chuyến bay; áp dụng những biện pháp an ninh thích hợp đối với những hành khách này, kể cả việc từ chối chuyên chở vĩnh viễn hoặc có thời hạn.
Điều 49. Thông báo vận chuyển hành khách đặc biệt
Hãng hàng không có trách nhiệm thông báo cho người chỉ huy tàu bay về số lượng hành khách, công cụ hỗ trợ, vị trí ngồi của những hành khách đặc biệt quy định tại Điều 45, 46 và 47 của Chương trình này. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.
Điều 50. Quy định về kiểm tra an ninh hàng không trực quan, ngẫu nhiên
1. Kiểm tra trực quan được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Không có các thiết bị kiểm tra an ninh;
b) Thiết bị kiểm tra an ninh không hoạt động, hoạt động không chính xác;
c) Hành khách có gắn thiết bị phụ trợ y tế trong người không thể kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không;
d) Hành khách có yêu cầu riêng;
đ) Hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện không thể đưa qua máy soi chiếu;
e) Để nhận biết một vật chưa xác định được hoặc nghi ngờ trong quá trình soi chiếu.
2. Kiểm tra trực quan đối với người tại nơi riêng biệt phải theo nguyên tắc nam kiểm tra nam, nữ kiểm tra nữ, có sự chứng kiến của người thứ ba cùng giới, bảo đảm văn minh lịch sự.
3. Kiểm tra trực quan đối với hành lý, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện phải có sự chứng kiến của hành khách, hãng hàng không liên quan hoặc người đại diện hợp pháp.
4. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên tỉ lệ tối thiểu 5% đối với hành khách, thư, hành lý, hàng hoá đã qua kiểm tra an ninh.
Điều 51. Tái kiểm tra an ninh hàng không
1. Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực cách ly khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không.
2. Trường hợp có sự tiếp xúc, trộn lẫn giữa hành khách, hành lý xách tay đã qua kiểm tra và người chưa qua kiểm tra an ninh trong khu vực cách ly, trên tàu bay, lực lượng an ninh hàng không của doanh nghiệp cảng hàng không phải áp dụng ngay các biện pháp sau:
a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra toàn bộ khu vực cách ly;
b) Tái kiểm tra an ninh toàn bộ hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay;
c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái kiểm tra an ninh.
3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ đựng xuất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không.
1. Khi phát hiện vật, chất nổ, cháy, chất phóng xạ, chất độc, chất sinh học có nguy cơ gây nguy hiểm phải lập tức sơ tán người, tài sản xung quanh và triển khai phương án khẩn nguy.
2. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không có giấy phép theo quy định của pháp luật, lực lượng an ninh hàng không của doanh nghiệp cảng hàng không phải lập biên bản sự việc và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo cho hãng hàng không liên quan để có biện pháp giải quyết thích hợp.
3. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không tuân thủ các điều kiện bảo đảm vận chuyển an toàn bằng đường hàng không, lực lượng an ninh hàng không của doanh nghiệp cảng hàng không phối hợp với cảng vụ hàng không xử lý vi phạm, đồng thời thông báo cho hãng hàng không liên quan để có biện pháp giải quyết thích hợp.
Điều 53. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại khu vực cách ly
1. Khu vực cách ly phải được kiểm tra an ninh hàng không hàng ngày và giám sát an ninh liên tục trong suốt thời gian khai thác.
2. Khi không hoạt động, tất cả các cửa vào, cửa ra của khu vực cách ly phải được chốt, khoá hoặc có nhân viên an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay canh gác.
3. Dao, kéo, vật phẩm nguy hiểm có thể được sử dụng trong khu cách ly trong những trường hợp cần thiết; đơn vị sử dụng phải đăng ký với người khai thác cảng hàng không, sân bay về số lượng, chủng loại và có quy định về việc quản lý, sử dụng.
4. Các cửa hàng miễn thuế nằm trong khu vực cách ly, các hãng hàng không bán hàng miễn thuế trên chuyến bay, khi bán các loại chất lỏng cho hành khách phải để vào túi nhựa trong suốt của mình; trước khi giao cho khách phải đóng gói và niêm phong túi nhựa; bên trong túi phải có chứng từ ghi rõ nơi bán, ngày bán để ở vị trí đọc được một cách dễ dàng mà không cần mở túi.
5. Cán bộ, nhân viên của cảng hàng không, sân bay, cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và những người khác cùng đồ vật mang theo khi vào khu cách ly phải chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không như đối với hành khách, hành lý xuất phát.
6. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với khu vực cách ly phải được quy định cụ thể, chi tiết tại Chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Mục 4 :BẢO ĐẢM AN NINH CHO TÀU BAY
Điều 54. Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ
1. Khi tàu bay không khai thác phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Cầu thang, ống lồng, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di rời khỏi tàu bay;
b) Hãng hàng không chịu trách nhiệm đóng, khoá cửa tàu bay;
c) Tàu bay đỗ qua đêm phải niêm phong cửa tàu bay; khu vực tàu bay đỗ phải đủ ánh sáng và được bố trí người canh gác hoặc giám sát bằng camera nhằm phát hiện và ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận tàu bay trái phép.
2. Trong thời gian tàu bay đang khai thác tại sân đỗ, nhân viên an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay phải thực hiện canh gác, giám sát liên tục nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện, đồ vật tiếp cận, đưa lên hoặc đưa xuống tàu bay một cách trái phép theo hợp đồng ký kết với hãng hàng không liên quan.
Điều 55. Bảo vệ tàu bay đỗ ngoài sân bay
1. Hãng hàng không phải xây dựng phương án bảo vệ tàu bay tại điểm đỗ ngoài sân bay phù hợp với hoạt động khai thác của mình; phối hợp, hợp đồng với chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ tàu bay; bố trí lực lượng canh gác tàu bay liên tục nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời người, phương tiện tiếp cận và lên tàu bay trái phép; thiết lập hệ thống hàng rào, chiếu sáng ban đêm thích hợp quanh khu vực tàu bay đỗ.
2. Cửa tàu bay đỗ ngoài sân bay phải được khoá.
Điều 56. Kiểm tra an ninh tàu bay
Trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện lên tàu bay và sau khi hành khách, hành lý, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện xuống hết khỏi tàu bay, hãng hàng không phải kiểm tra an ninh tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay. Hãng hàng không phải quy định chi tiết quy trình, thủ tục kiểm tra an ninh tàu bay trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không.
1. Trong thời gian tàu bay đang bay, cửa buồng lái phải được khoá từ bên trong và có phương thức trao đổi thông tin bí mật giữa tiếp viên với tổ lái khi phát hiện nghi ngờ hoặc có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không trong khoang hành khách.
2. Tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa từ 45.500 kg trở lên hoặc có sức chở từ 60 hành khách trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cửa buồng lái tàu bay có khả năng chống lại vũ khí hạng nhẹ, mảnh lựu đạn hoặc việc sử dụng vũ lực để vào buồng lái trái phép;
b) Có trang bị, thiết bị để tổ lái giám sát toàn bộ khu vực bên ngoài cửa buồng lái tàu bay nhằm nhận biết những người có yêu cầu vào buồng lái, phát hiện những hành vi nghi ngờ hoặc nguy cơ đe dọa tiềm ẩn.
Điều 58. Bảo đảm an ninh hàng không trong khi bay
1. Trước khi cho tàu bay khởi hành, người chỉ huy tàu bay phải đối chiếu tổng số hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay với tổng số hành khách thực có trên tàu bay; nếu không có sự trùng khớp phải làm rõ lý do mới được phép khởi hành.
2. Hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay nhưng không có mặt trên tàu bay hoặc hành lý vận chuyển trên chuyến bay nhưng không có hành khách đi cùng thì hành lý đó phải được đưa xuống khỏi tàu bay. Nếu hành lý đó được chuyên chở không cùng với hành khách theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì hành lý đó phải được tái kiểm tra an ninh, trừ túi ngoại giao, túi lãnh sự và hành lý gửi như hàng hóa.
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay. Tiếp viên phải thường xuyên quan sát khoang hành khách để kịp thời phát hiện hành vi bất thường của hành khách, thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết để xử lý.
4. Hãng hàng không Việt Nam bố trí nhân viên an ninh trên không mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo vệ trên chuyến bay theo quy định của quốc gia liên quan. Hãng hàng không có trách nhiệm xây dựng quy chế bố trí nhân viên an ninh trên không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
5. Việc mang vũ khí, công cụ hỗ trợ của nhân viên an ninh trên không để bảo vệ trên chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài đi, đến Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cho phép. Vũ khí, công cụ hỗ trợ được quản lý như sau:
a) Trường hợp người mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ không nhập cảnh thì vũ khí, công cụ hỗ trợ phải để trên tàu bay;
b) Trường hợp nhập cảnh, người mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ phải ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ cho an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay trước khi làm thủ tục nhập cảnh và nhận lại sau khi đã làm thủ tục xuất cảnh;
c) Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại điểm b khoản này phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Điều 59. Vận chuyển hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ
1. Hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, bị dẫn độ được vận chuyển trên tàu bay phải có người áp giải. Trên một chuyến bay chỉ được vận chuyển không quá 03 người thuộc đối tượng này hoặc nếu không có bị can và phạm nhân thì không quá 05 người bị trục xuất, bị dẫn độ. Chuyến bay chuyên cơ thuê khoang không vận chuyển hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, bị dẫn độ.
2. Chỗ ngồi của người bị áp giải được chỉ định ở hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, người bị áp giải ngồi ghế trong, trường hợp số nhân viên áp giải gấp hai lần số người bị áp giải, người bị áp giải ngồi ghế giữa hai nhân viên áp giải.
3. Người bị áp giải phải được người áp giải giám sát trong suốt chuyến bay kể cả khi vào phòng vệ sinh, người bị áp giải có thể được mời ăn với sự đồng ý của người áp giải, người áp giải và người bị áp giải không được sử dụng các loại chất kích thích hoặc dung dịch có cồn.
4. Không được khoá tay hoặc chân người bị áp giải vào bất cứ bộ phận nào của tàu bay.
5. Việc vận chuyển hành khách bị trục xuất nhưng không phải là bị can, phạm nhân, người bị dẫn độ với số lượng nhiều hơn quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ xác định rằng tất cả hành khách đó đều tự nguyện trở về và phải có sự chấp thuận trước của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 60. Vận chuyển các vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay
1. Cục Hàng không Việt Nam quy định danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi.
2. Hàng nguy hiểm mang theo người, trong hàng hoá, hành lý, thư, bưu phẩm, bưu kiện phải được đại diện của hãng hàng không xác nhận tiếp nhận vận chuyển trên tàu bay theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
3. Tại quầy làm thủ tục hàng không, điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, nơi bán vé hành khách phải niêm yết danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi; thông báo trên màn hình tại nhà ga những đồ vật, chất cấm mang lên tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 61. Mang chất lỏng theo người và hành lý xách tay lên tàu bay
1. Trừ chất lỏng (các loại nước, (liquids), các chất đặc sánh (gels), dung dịch xịt (aerosols)) là thuốc chữa bệnh, sữa, thức ăn cho trẻ sơ sinh, mua tại cửa hàng miễn thuế nằm trong khu cách ly của sân bay và trên tàu bay, mỗi hành khách chỉ được mang không quá một lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay.
2. Dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng mang theo người và hành lý xách tay không quá 100ml và phải được đóng kín hoàn toàn. Các chai, lọ, bình chất lỏng phải để gọn trong một túi nhựa trong suốt; mỗi hành khách chỉ được phép mang một túi nhựa.
3. Thuốc chữa bệnh phải kèm theo đơn thuốc trong đó phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người kê đơn thuốc, trong đơn phải có họ và tên người sử dụng thuốc phù hợp với họ và tên trên vé hành khách. Sữa, thức ăn dành cho trẻ sơ sinh phải có trẻ sơ sinh đi cùng.
4. Chất lỏng hành khách mua tại cửa hàng miễn thuế trong khu cách ly, trên chuyến bay được phép mang theo người và hành lý xách tay với điều kiện phải đựng trong túi nhựa trong suốt của người bán có niêm phong của nơi bán; bên trong có chứng từ ghi rõ nơi bán, ngày bán để ở vị trí đọc được một cách dễ dàng mà không cần mở túi.
Điều 62. Những đồ vật cấm sử dụng trong chuyến bay
1. Trước khi lên tàu bay, hành khách phải tắt các loại thiết bị điện tử, thu phát sóng như ra-đi-ô, máy tính xách tay, điện thoại di động, trò chơi điện tử; hành khách chỉ được sử dụng các thiết bị trên khi người chỉ huy tàu bay cho phép.
2. Hãng hàng không quy định chi tiết, thông báo cho hành khách biết trước chuyến bay và trong khi thực hiện chuyến bay nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 63. Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ lên tàu bay
1. Các đối tượng sau đây được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ theo người lên tàu bay:a) Cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an đi làm nhiệm vụ bảo vệ khách chuyên cơ;
b) Nhân viên an ninh trên không làm nhiệm vụ bảo vệ trên chuyến bay.
c) Nhân viên làm nhiệm vụ áp giải hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị từ chối nhập cảnh được phép mang theo khoá số tám.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ theo pháp luật của quốc gia liên quan. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trên chuyến bay của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
4. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về tên, chỗ ngồi, lý do hành khách được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên chuyến bay; những hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên cùng chuyến bay phải được thông báo vị trí ngồi của nhau. Tiếp viên không cung cấp các loại đồ uống có chất kích thích hoặc dung dịch có cồn cho những người mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay.
5. Việc mang vũ khí để làm nhiệm vụ bảo vệ quan chức cao cấp nước ngoài trên chuyến bay đi, bay đến, bay trong lãnh thổ Việt Nam của các hãng hàng không nước ngoài và Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Người được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật nhưng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ cho hãng hàng không khi làm thủ tục đi tàu bay. Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải trong trạng thái an toàn như tháo đạn khỏi súng, tháo nguồn điện của công cụ hỗ trợ.
Điều 64. Thủ tục, trình tự tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Nhân viên làm thủ tục tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Nhân viên làm thủ tục tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ phải kiểm tra giấy phép sử dụng do cơ quan có thẩm quyền cấp; kiểm tra bảo đảm chắc chắn vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn; kiểm tra việc tuân thủ quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không.
3. Súng, đạn sau khi được tiếp nhận phải được bao gói và để riêng rẽ, được quản lý chặt chẽ.
4. Việc đưa vũ khí lên tàu bay phải có người giám sát, hộ tống.
5. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ được tiếp nhận vận chuyển trên chuyến bay.
6. Hãng hàng không Việt Nam phải lắp đặt hòm an ninh thích hợp trong khoang chở hàng của tàu bay để giữ và bảo quản vũ khí khi vận chuyển.
7. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không Việt Nam.
Điều 65. Cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không
1. Cấp độ 1 được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự kiện chính trị, xã hội trọng đại của đất nước;
b) Có thông tin âm mưu can thiệp bất hợp pháp chưa xác định địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể.
2. Cấp độ 2 được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Có tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội phức tạp;
b) Có thông tin âm mưu can thiệp bất hợp pháp có địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể.
Điều 66. Thu thập thông tin âm mưu can thiệp bất hợp pháp
1. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thu thập thông tin âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Cục Hàng không Việt Nam công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin liên quan đến âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Điều 67. Quyết định áp dụng cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không thích hợp quy định tại Điều 65 của Chương trình này trên cơ sở thẩm định thông tin, đánh giá tình hình hoặc theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thông báo quyết định áp dụng, huỷ bỏ cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không bằng hình thức thích hợp cho cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ quan, đơn vị liên quan và báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 68. Áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường
1. Biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường áp dụng cho từng cấp độ phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không, Quy chế an ninh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh của đại lý điều tiết.
2. Khi nhận được quyết định áp dụng cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan phải thực hiện ngay các biện pháp tăng cường áp dụng cho cấp độ đó.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRANG BỊ, THIẾT BỊ AN NINH HÀNG KHÔNG, VŨ KHÍ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 69. Quy định về khai thác, bảo dưỡng trang bị, thiết bị an ninh
1. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, máy thu hình giám sát, thiết bị phát hiện đột nhập, hệ thống đèn chiếu sáng và các trang bị, thiết bị an ninh khác phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn theo thiết kế của nhà sản xuất, hoạt động ổn định và hiệu quả.
2. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ phải có bộ mẫu kiểm tra theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
3. Hình ảnh đã qua máy soi tia X lưu giữ tối thiểu 07 ngày; hình ảnh của máy thu hình giám sát lưu giữ tối thiểu 30 ngày.
4. Trang bị, thiết bị an ninh hàng không phải được kiểm tra như sau:
a) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, trước khi sử dụng hàng ngày phải được kiểm tra bằng mẫu thử do Cục Hàng không Việt Nam quy định; máy soi tia X, cổng từ khi đang sử dụng bị ngừng hoạt động do mất điện phải kiểm tra lại bằng mẫu thử;
b) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, máy thu hình giám sát, thiết bị phát hiện đột nhập định kỳ kiểm tra theo quy định của nhà sản xuất.
5. Trang bị, thiết bị an ninh hàng không phải được vận hành, duy tu bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, lưu giữ hồ sơ, nhật ký khai thác, bảo dưỡng. Trang bị, thiết bị an ninh hàng không khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng.
Điều 70. Quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết định cụ thể việc trang bị, số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ cụ thể cho nhân viên an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ khu vực hạn chế phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm ban hành quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 71. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên an ninh hàng không
1. Nhân viên an ninh hàng không bao gồm nhân viên an ninh soi chiếu, nhân viên an ninh kiểm soát, nhân viên an ninh cơ động, nhân viên an ninh trên không.
2. Nhân viên an ninh hàng không có nhiệm vụ, quyền hạn chính sau:
a) Kiểm tra, soi chiếu, giám sát người, hành lý, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện, đồ vật khi đưa vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
b) Tuần tra, canh gác bảo vệ vành đai cảng hàng không, sân bay;
c) Kiểm soát việc ra, vào hoạt động của người, phương tiện trong các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
d) Giám sát an ninh tại các khu vực hạn chế; duy trì trật tự khu vực công cộng tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Canh gác tàu bay đỗ tại cảng hàng không, sân bay;
e) Bảo đảm an ninh trên chuyến bay.
Điều 72. Giấy phép nhân viên an ninh hàng không
1. Nhân viên an ninh hàng không được cấp giấy phép khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam có nhân thân tốt, lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt; không có tiền án, tiền sự;
b) Có tuổi từ 18 trở lên;
c) Có sức khoẻ tốt; thị lực 10/10 (không đeo kính); thính giác, khứu giác tốt;
d) Có chứng chỉ chuyên môn về an ninh hàng không.
đ) Được huấn luyện nghiệp vụ an ninh hàng không; có thời gian thực tập tối thiểu là 3 tháng.
2. Thủ tục cấp giấy phép nhân viên an ninh hàng không theo quy định về nhân viên hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Giấy phép nhân viên an ninh hàng không có thời hạn hiệu lực là 5 năm; chỉ có giá trị sử dụng trong trường hợp năng định, chứng nhận đủ điều kiện về sức khoẻ còn thời hạn hiệu lực. Năng định và chứng nhận sức khoẻ có thời hạn hiệu lực là 1 năm.
4. Giấy phép nhân viên an ninh hàng không bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Người được cấp giấy phép không đủ điều kiện hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép;
b) Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa;
c) Người được cấp giấy phép vi phạm quy định về sử dụng giấy phép.
Điều 73. Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ an ninh hàng không
Nhân viên an ninh hàng không phải được đào tạo, huấn luyện định kỳ, nâng cao nghiệp vụ an ninh hàng không phù hợp với từng đối tượng quy định tại Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều 74. Đánh giá chất lượng nhân viên an ninh hàng không
1. Hàng năm, thủ trưởng đơn vị quản lý nhân viên an ninh hàng không phải đánh giá bằng văn bản nhân viên an ninh về các lĩnh vực sau đây:
a) Phẩm chất chính trị và đạo đức;
b) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
c) Ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật của cơ quan, đơn vị;
d) Ý thức trách nhiệm trong công việc và thái độ phục vụ.
2. Đánh giá quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để xếp loại nhân viên an ninh hàng không. Nhân viên an ninh hàng không vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu nêu tại các điểm a, c khoản 1 Điều này phải bị đưa ra khỏi lực lượng an ninh hàng không.
3. Văn bản đánh giá và xếp loại nhân viên an ninh hàng không phải được lưu giữ.
Điều 75. Trang phục an ninh hàng không
1. Khi làm nhiệm vụ, nhân viên an ninh hàng không phải mặc trang phục an ninh hàng không đúng quy định, trừ trường hợp bố trí nhân viên an ninh trên không bí mật bảo vệ chuyến bay.
2. Nhân viên an ninh hàng không khi không còn phục vụ trong lực lượng an ninh hàng không phải trả lại trang phục an ninh hàng không đã được cấp phát cho đơn vị; Thủ trưởng đơn vị quản lý nhân viên an ninh hàng không có trách nhiệm thu hồi trang phục.
3. Nghiêm cấm cho, cho mượn, bán trang phục an ninh hàng không.
4. Trang phục an ninh hàng không được quy định chi tiết tại Phụ lục của Chương trình này.
ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
1. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Phương án khẩn nguy trong chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, của hãng hàng không, Phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phải căn cứ vào phương án khẩn nguy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Khi nhận được thông tin về một hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phải phân tích, đánh giá để quyết định triển khai phương án khẩn nguy thích hợp.
4. Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người.
5. Cơ quan, đơn vị liên quan phải bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị, thiết bị, nhân lực để sẵn sàng thực hiện phương án khẩn nguy.
6. Phương án khẩn nguy được quản lý theo chế độ mật, định kỳ diễn tập và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Điều 77. Đối phó với tình huống tàu bay bị đe dọa
1. Khi có thông tin tàu bay bị đe dọa bom hoặc vật chất lạ nghi liên quan đến phóng xạ, vũ khí sinh học, hóa học trong thời gian tàu bay còn trên mặt đất, tàu bay phải được cách ly tại sân đỗ biệt lập và triển khai phương án khẩn nguy; tàu bay phải được lục soát nhằm phát hiện bom hoặc vật chất lạ nghi liên quan đến phóng xạ, vũ khí sinh học, hóa học.
2. Trường hợp tàu bay đã rời khỏi mặt đất mà bị đe dọa như quy định tại khoản 1 Điều này, người chỉ huy tàu bay phải phối hợp với các đơn vị liên quan dưới mặt đất triển khai phương án khẩn nguy.
3. Trên mỗi tàu bay phải có bảng danh mục lục soát tàu bay của tàu bay đó; trong trường hợp tàu bay bị đe dọa, việc lục soát tàu bay phải theo đúng danh mục.
Điều 78. Trợ giúp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức liên quan áp dụng mọi biện pháp không cho tàu bay đang trên mặt đất bị can thiệp bất hợp pháp cất cánh, trừ trường hợp việc cất cánh là cần thiết để bảo đảm an toàn tính mạng của hành khách, tổ bay.
2. Tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp có thể được phép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc cho phép hạ cánh do người có thẩm quyền quyết định.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phối hợp với cơ quan điều hành bay có liên quan ưu tiên trợ giúp tối đa để bảo đảm an toàn cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp trong vùng trời của Việt Nam, phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý. 4. Trường hợp một tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp bay qua vùng trời của Việt Nam, phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phải trợ giúp tối đa để bảo đảm an toàn của chuyến bay, thông báo mọi thông tin liên quan của chuyến bay cho cơ sở điều hành bay, cảng hàng không liên quan để kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho chuyến bay.
1. Chỉ những người có thẩm quyền mới được phép cung cấp thông tin liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp và các hành động đối phó.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thiết lập phòng họp báo để công bố các thông tin cần thiết tại vị trí thích hợp.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu và đơn vị chủ quản khác của khu vực hạn chế phải thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không có liên quan bằng các phương tiện liên lạc thích hợp ngay khi hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng xảy ra đối với doanh nghiệp, đơn vị mình và gửi báo cáo bằng văn bản sau 3 ngày kể từ ngày xảy ra hành vi đó.
2. Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hành vi can thiệp bất hợp pháp đã xảy ra, biện pháp đối phó, biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm dự thảo báo cáo sơ bộ, báo cáo kết thúc vụ việc về hành vi can thiệp bất hợp pháp theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê chuẩn trước khi gửi cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Việc gửi báo cáo phải bảo đảm thời hạn sau đây:
a) Báo cáo sơ bộ phải được gửi cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra;
b) Báo cáo kết thúc phải được gửi cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế trong vòng 60 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra.
Điều 81. Thông báo cho quốc gia liên quan
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo những thông tin cần thiết về hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý cho nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan trong thời gian sớm nhất có thể.
2. Thông báo được gửi tới các địa chỉ sau:
a) Quốc gia nơi tàu bay đăng ký;
b) Quốc gia của nhà khai thác tàu bay;
c) Quốc gia có các công dân bị chết, bị thương hoặc bị giữ do hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Quốc gia có công dân là hành khách trên tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp.
1. Sau khi kết thúc việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện các biện pháp đối phó; hiệu quả của các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không; hiệu quả thực hiện phương án khẩn nguy và các chương trình an ninh hàng không dân dụng; đề xuất sửa đổi, bổ sung phương án khẩn nguy và các chương trình an ninh hàng không dân dụng; gửi báo cáo kết quả đến Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cảng hàng không, sân bay nào thì ngay sau khi kết thúc việc đối phó, người khai thác cảng hàng không, sân bay liên quan phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và gửi báo cáo kết quả đến Cục Hàng không Việt Nam.
1. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan định kỳ tổ chức diễn tập các tình huống trong phương án khẩn nguy nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp.
2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể được mời tham quan diễn tập đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
1. Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành khảo sát ít nhất 2 năm một lần nhằm đánh giá tổng thể các biện pháp an ninh phòng ngừa đối với cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không.
2. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm trình Bộ Giao thông vận tải các biện pháp bổ sung và tăng cường an ninh hàng không thích hợp.
1. Cục Hàng không Việt Nam tiến hành thanh tra công tác bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, hãng hàng không và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm đánh giá việc tuân thủ các quy định của Chương trình này.
2. Cục Hàng không Việt Nam thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu và các tổ chức, cá nhân có liên quan tại cảng hàng không, sân bay nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp này.
3. Phạm vi thanh tra, kiểm tra bao gồm:
a) Trang bị, thiết bị an ninh hàng không;
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ;
c) Nhân viên an ninh hàng không;
d) Trình tự, thủ tục, biện pháp bảo đảm an ninh hàng không;
đ) Phương án đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Trừ khi tàu bay đang bay, biện pháp kiểm tra bao gồm cả việc bí mật thử nghiệm hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Điều 86. Kiểm soát chất lượng bảo đảm an ninh hàng không
Để bảo đảm duy trì hiệu quả Chương trình này, Cục Hàng không Việt Nam xây dựng Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trình Bộ Giao thông vận tải ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình đó.
1. Kinh phí bảo đảm an ninh hàng không lấy từ các nguồn tài chính sau:
a) Dịch vụ kiểm tra, giám sát an ninh hàng không;
b) Ngân sách nhà nước cấp.
2. Hàng năm, Cục Hàng không Việt Nam lập dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho việc bảo đảm an ninh hàng không dân dụng trình Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình này./.
|
BỘ
TRƯỞNG
|
I. An ninh hàng không hiệu
1. An ninh hàng không hiệu được gắn ở phần chính giữa, phía trước của mũ kêpi hoặc mũ mềm.
2. An ninh hàng không hiệu là một khối liền nhau được làm bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng có chiều rộng 6,5cm, chiều cao 5,3cm.
3. Chi tiết an ninh hàng không hiệu: phía ngoài có hai cành tùng bao quanh hình tròn đường kính 3,5 cm; trong hình tròn có hai bông lúa mầu vàng bao quanh biểu tượng (lô gô) ngành Hàng không dân dụng Việt Nam; phần cuối của hai bông lúa có nửa bánh xe và chữ “ANHK”; nền của hình tròn mầu xanh da trời.
II. Biểu tượng an ninh hàng không
1. Biểu tượng an ninh hàng không được gắn ở cánh tay áo bên trái, mép trên cách đường chỉ bờ vai 5cm và ký hiệu gắn lệch đường ly cánh tay 01cm về phía trước.
2. Biểu tượng an ninh hàng không hình lá chắn nền mầu xanh gốc, cao 9cm, rộng 7cm; bao quanh biểu tượng là viền mầu vàng đậm 0,2cm, phía trên có hàng chữ “CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM” mầu vàng, dưới hàng chữ có lô gô ngành hàng không dân dụng Việt Nam, tiếp theo có chữ “AN NINH” và “SECURITY” mầu vàng, phía dưới có hai bông lúa mầu vàng.
III. Cấp hiệu
1. Nền của cấp hiệu cùng mầu với vải quần áo thu đông, hình thang, một đầu vát nhọn cân, có kích thước rộng 4,8cm x 3,5cm, dài 12cm, độ chếch đầu nhọn 1,5cm, viền xung quanh cầu vai mầu vàng 0,2cm.
2. Cúc chốt cấp hiệu bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng rộng 2cm, hình ngôi sao năm cánh nổi giữa hai bông lúa được gắn phía đầu nhọn của cấp hiệu, các vạch ngang hoặc hình chữ V bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng đính ở phần cuối của cấp hiệu.
3. Cấp hiệu được phân định như sau:
a) Đội trưởng : 4 vạch ngang;
b) Đội phó : 3 vạch ngang;
c) Tổ trưởng : 2 vạch ngang;
d) Tổ phó : 1 vạch ngang;
đ) Nhân viên : 1 vạch hình chữ V.
4. Kích thước các vạch và khoảng cách trên cấp hiệu:
a) Vạch trên cấp hiệu rộng 0,6cm;
b) Các vạch cách nhau 0,4cm;
c) Khoảng cách gắn vạch được tính từ mép ngoài cấp hiệu vào là 0,5cm.
IV. Phù hiệu
Phù hiệu gắn trên ve cổ áo hình cành tùng được làm bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng.
V. Mũ
1. Mũ kê pi cùng mầu với vải quần áo thu đông; mũ có thành, đỉnh và cầu mũ, phía trước mũ có gắn an ninh hàng không hiệu, dây cooc dong ở phía trên lưỡi trai, lưỡi trai mũ bằng nhựa cứng mầu đen, quai mũ mầu đen.
2. Mũ mềm mầu xanh rêu, phía trước có gắn an ninh hàng không hiệu, lưỡi trai dài 8,5cm có 5 múi, hai bên tai có lưới cước.
VI. Cà vạt và kẹp
Cà vạt có cỡ vừa, cùng mầu với vải quần áo thu đông; kẹp cà vạt mầu vàng, trên kẹp có chữ “ANHK”. Cán bộ, nhân viên an ninh khi mặc trang phục thu đông đều phải thắt cà vạt, trừ lực lượng an ninh cơ động.
1. Dây lưng mầu đen, bản rộng 3 cm, có khoá bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng, mặt khoá nhám có chữ nổi “AN” lồng vào nhau.
2. Dây đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ mầu nâu, bản rộng 5 cm có khóa bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng, mặt khóa nhám có chữ nổi “AN” lồng vào nhau.
Găng tay mầu trắng, bằng chất liệu vải thun, dài đến cổ tay. Tất chân bằng chất liệu vải sợi, mầu đen.
1. Giầy da dùng cho lực lượng an ninh hàng không, trừ lực lượng an ninh cơ động:
a) Đối với nam: Giầy da mầu đen, cổ ngắn có dây buộc, mũi bằng, đế mềm;
b) Đối với nữ: Giầy da mầu đen, cổ ngắn, không buộc dây, đế mềm.
2. Giầy da dùng cho lực lượng an ninh cơ động: Giầy da mầu đen cao cổ đến 1/2 bụng chân kiểu bốt đơ xô.
X. Áo khoác (áo rét)
Áo khoác mầu rêu sẫm may theo kiểu măng tô san, có hai hàng cúc phía trước, cúc áo bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng rộng 2,7cm, áo có 08 cúc để cài (06 cúc 2,7cm để cài áo, 02 cúc 2,2cm đính ở đai cổ tay áo), vai áo có hai quai để đeo cấp hiệu.
Quần, áo mưa của lực lượng an ninh hàng không may bằng vải tráng nhựa, áo may theo kiểu áo khoác, mầu cỏ úa, có đai lưng và hai hàng cúc bằng nhựa, phía trước bên trái ngực áo và sau lưng áo có chữ “AN NINH HÀNG KHÔNG” mầu vàng phản quang.
XII. Mầu và kiểu quần, áo xuân hè dùng cho lực lượng an ninh hàng không (trừ lực lượng an ninh cơ động)
1. Đối với nam:
a) Áo mầu ghi sáng ngắn tay, cổ đứng có chân; áo có 07 cúc (05 cúc để cài áo, 02 cúc cài túi áo phía trên), cúc áo bằng nhựa cùng với mầu vải áo, đường kính 1,3 cm; hai túi áo ngực có nắp, túi áo may nổi có nẹp giữa, có hai quai ở vai áo để đeo cấp hiệu; vạt áo cho vào trong quần;
b) Quần mầu rêu sẫm, quần âu hai túi chéo và một túi phía sau, ống quần đứng.
2. Đối với nữ:
a) Áo mầu ghi sáng ngắn tay, cổ bẻ; áo có 07 cúc (05 cúc để cài áo, 02 cúc cài túi áo phía dưới), cúc áo bằng nhựa cùng với mầu vải áo, đường kính 1,3 cm; hai túi áo ở phía dưới may ngoài, nắp túi hơi chéo, có hai quai ở vai áo để đeo cấp hiệu; không cho vạt áo trong quần;
b) Quần mầu rêu sẫm, quần âu hai túi chéo, ống quần đứng.
XIII. Mầu và kiểu quần, áo thu đông dùng cho lực lượng an ninh hàng không, trừ lực lượng an ninh cơ động
1. Đối với nam:
Quần, áo mầu rêu sẫm, áo kiểu vét tông dài tay có lót trong, thân trước 4 túi ngoài nắp vuông, áo có 08 cúc để cài (06 cúc 2,2cm để cài áo và túi áo phía dưới, 02 cúc 1,8cm để cài túi áo phía trên), cúc áo bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng, mặt cúc nhám, cổ bẻ, vai áo có hai quai để đeo cấp hiệu. Trong áo vét tông thu đông mặc áo sơ mi dài tay mầu sáng, cổ đứng có chân và áo gi lê cùng với mầu quần áo thu đông, quần âu hai túi chéo và một túi phía sau, ống quần đứng.
2. Đối với nữ:
Quần, áo mầu rêu sẫm, áo kiểu vét tông dài tay có lót trong, hai túi có nắp chìm ở phía dưới thân trước, áo chiết eo, cổ bẻ, vai áo có hai quai để đeo cấp hiệu, áo có 06 cúc để cài, cúc áo bằng đồng mạ hợp kim mầu vàng, mặt cúc nhám (04 cúc 2,2cm để cài áo và 02 cúc 2,2cm để cài túi áo phía dưới). Trong áo vét tông thu đông, mặc áo sơ mi dài tay mầu sáng, cổ đứng có chân và áo gi lê cùng với mầu quần áo thu đông; quần âu hai túi chéo, ống quần đứng.
XIV. Mầu và kiểu quần, áo của lực lượng an ninh cơ động
1. Áo
Mầu rêu sẫm, may theo kiểu bờ lu dông dài tay có măng séc, áo có hai túi hộp trước ngực kích thước 14cm x 16cm, khoá kéo từ gấu áo đến cổ áo có nẹp che phía ngoài dán dính, gấu áo có chun, vai áo may trần hai lớp, có hai quai để đeo cấp hiệu, áo có súp của vai sau, bên phải tay áo có một túi hộp kích thước 6cm x 9cm may cách mép đường chỉ bờ vai 5cm, bên trái tay áo gắn biểu tượng an ninh hàng không, khuỷu tay áo may trần hai lớp.
2. Quần
Mầu rêu sẫm, may rộng có hai túi phía sau may nổi, gấu quần cài khuy nhồi, đầu gối may trần hai lớp, có một túi hộp kích thước 15cm x 17cm may bên trái ống quần đoạn giữa cạp quần vào đầu gối.
XV. Cấp phát trang phục
1. Lần đầu tiên:
a) Một bộ quần áo xuân hè, một bộ thu đông, trừ lực lượng an ninh cơ động;
b) Một bộ quần áo dành cho lực lượng an ninh cơ động;
c) Một áo khoác (áp dụng cho cảng hàng không, sân bay ở từng khu vực khác nhau);
d) Một bộ an ninh hàng không hiệu, cấp hiệu, phù hiệu;
đ) Một đôi giầy da, hai đôi tất và găng tay;
e) Một mũ kê pi, cà vạt, kẹp cà vạt (trừ lực lượng an ninh cơ động) hoặc một mũ mềm (đối với lực lượng an ninh cơ động), một bộ quần áo mưa, dây lưng và dây đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Những lần tiếp theo:
a) Mũ kê pi: 2 năm 1 chiếc;
b) Mũ mềm: 2 năm 1 chiếc (đối với lực lượng an ninh cơ động);
c) Quần áo xuân hè: 1 năm 1 bộ (đối với lực lượng an ninh soi chiếu) các lực lượng khác 1 năm 02 bộ (trừ lực lượng an ninh cơ động);
d) Quần áo thu đông: 2 năm 1 bộ (đối với lực lượng an ninh soi chiếu) các lực lượng khác 1 năm 01 bộ (trừ lực lượng an ninh cơ động);
đ) Quần áo của lực lượng an ninh cơ động: 1 năm 2 bộ;
e) Cà vạt và kẹp cà vạt: 2 năm 1 chiếc (trừ lực lượng an ninh cơ động);
g) Áo khoác: 2 năm 1 chiếc (áp dụng cho các cảng hàng không, sân bay ở từng khu vực khác nhau);
h) Dây lưng, dây đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ: 2 năm 1 chiếc;
i) Giầy da: 1 năm 1 đôi;
k) Tất chân và găng tay: 1 năm 2 đôi;
l) Quần, áo mưa: 1 năm 1 bộ;
m) An ninh hàng không hiệu, phù hiệu trên ve cổ áo được đổi khi hỏng./.
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.