BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2005/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
- Căn cứ Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người nhiễm (HIV/AIDS) ngày 31/5/1995;
- Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Điều trị,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV”.
|
Người ký
Nguyễn Thị Xuyên
|
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT ngày 07/3/2005 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
MỤC LỤC
I. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN NHIỄM HIV
1. Chẩn đoán và phân loại giai đoạn nhiễm HIV ở người lớn
2. Chẩn đoán và phân loại giai đoạn nhiễm HIV ở trẻ em
II. QUẢN LÝ LÂM SÀNG NGỜI NHIỄM HIV/AIDS
1. Đánh giá ban đầu
2. Tư vấn hỗ trợ
3. Tiêm phòng
4. Theo dõi điều trị
III. DỰ PHÒNG CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI
1. Dự phòng viêm phổi do P.jiroveci
2. Dự phòng viêm não do toxoplasma
3. Dự phòng viêm não do nấm cryptococcus
IV. CÁCH TIẾP CẬN CÁC HỘI CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
1. Sốt
2. Sốt và đau đầu
3. Sng hạch lympho
4. Ho và khó thở
5. Nuốt đau
6. Tiêu chảy
7. Các tổn thương da
8. Suy mòn
9. Thiếu máu
10. Chậm phát triển thể chất ở bệnh nhi
V. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI
1. Các bệnh nhiễm nấm
1.1. Bệnh nhiễm nấm Candida
1.2. Bệnh nhiễm nấm Penicillium marneffei
1.3. Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans
1.4. Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci – PCP
1.5. Bệnh nhiễm nấm Aspergillus
1.6. Bệnh nhiễm nấm histoplasma
2. Các bệnh nhiễm ký sinh đơn bào
2.1. Viêm não do Toxoplasma
2.2. Các bệnh tiêu chảy do ký sinh đơn bào
2.3. Bệnh do leishmania (Leishmaniasis)
3. Các bệnh nhiễm vi khuẩn
3.1. Lao
3.2. Bệnh do các mycobacteria không điển hình
3.3. Bệnh do phế cầu
3.4. Bệnh do tụ cầu vàng
3.5. Các bệnh tiêu chảy do vi khuẩn
3.6. Bệnh do Klebsiella pneumoniae
3.7. Giang mai
3.8. Nhiễm Haemophilus influenzae type B
4. Các bệnh nhiễm virus
4.1. Bệnh nhiễm virus Herpes simplex
4.2. Bệnh nhiễm virus Herpes zoster
4.3. Bệnh do Cytomegalovirus
4.4. Bệnh u mềm lây
4.5. Bệnh sùi mào gà sinh dục
4.6. Viêm gan virus B
4.7. Viêm gan virus C
4.8. Viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho bào (LIP)
VI. ĐIỀU TRỊ ARV
1. Mục đích và Nguyên tắc điều trị ARV
2. Khi nào bắt đầu điều trị ARV
3. Các phác đồ điều trị ARV hàng đầu
4. Bảo đảm sự tuân thủ điều trị
5. Đánh giá trớc điều trị kháng retrovirus
6. Theo dõi điều trị kháng retrovirus
7. Hội chứng phục hồi miễn dịch
8. Thất bại điều trị và các phác đồ hàng thứ hai
9. Điều trị ARV khi có các bệnh NTCH và các bệnh lý kèm theo
10. Điều trị ARV ở trẻ em
11. Điều trị ARV ở phụ nữ có thai
VII. DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON VÀ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM DO TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP
1. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
2. Dự phòng sau phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
VIII. PHỤ LỤC
1. Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS cho người lớn và vị thành niên
2. Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS ở trẻ em
3. Phân loại miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV trên cơ sở số tế bào lympho TCD4 và tỷ lệ lympho theo lứa tuổi
4. Tư vấn sống khỏe mạnh cho người nhiễm HIV/AIDS
5. Các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân HIV theo số tế bào TCD4
6. Tác dụng phụ của các thuốc dùng để điều trị và dự phòng nhiễm trùng cơ hội
7. Bảng tóm tắt các thuốc ARV
8. Các thuốc ARV cho trẻ em
9. Tương tác của các thuốc ARV
10. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3TC |
Lamivudine |
HIV |
Human immunodeficiency virus - |
ABC |
Abacavir |
|
Virus gây suy giảm miễn dịch ở |
AIDS |
Acquired immunodeficiency |
|
người |
|
syndrome - Hội chứng suy |
HPV |
Human papiloma virus - Virus |
|
giảm miễn dịch mắc phải |
|
gây u nhú ở người |
and |
Acid desoxyribonucleic |
HSV |
Herpes simplex virus - Virus |
ALT (SGPT) |
Alanin aminotransferase |
|
Herpes simplex |
anti-HBc |
Anti-Hepatitis B core antigen - |
LIP |
Lymphoid interstitial pneumonia - |
|
Kháng thể với kháng nguyên |
|
Viêm phổi kẽ thâm nhiễm lymphô |
|
nhân của virus viêm gan B |
|
bào |
anti- HBe |
Anti-Hepatitis B envelop |
LPV |
Lopinavir |
|
antigen – Kháng thể với kháng |
LTMC |
Lây truyền HIV từ mẹ sang con |
|
nguyên vỏ nhân của virus viêm |
MAC |
Mycobacterium avium complex - |
|
gan B |
|
Phức hợp Mycobacterium avium |
anti- HCV |
Anti-Hepatitis C antibody – |
NFV |
Nelfinavir |
|
Kháng thể với virus viêm gan |
NRTI |
Nucleoside reverse transcriptase |
|
C |
|
inhibitor - Thuốc ức chế men sao |
ARN |
Acid ribonucleic |
|
chép ngược nucleoside |
ARV |
Antiretroviral – Thuốc kháng |
NNRTI |
Non-nucleoside reverse |
|
virus sao chép ngược |
|
transcriptase inhibitor - Thuốc ức |
AST (SGOT) |
Aspartat aminotransferase |
|
chế men sao chép ngược non - |
AZT |
Zidovudine |
|
nucleoside |
BCG |
Bacillus Calmett-Guerrin - |
NTCH |
Nhiễm trùng cơ hội |
|
Trực khuẩn Calmett-Guerrin |
NVP |
Nevirapine |
CMV |
Cytomegalovirus |
PCR |
Polymerase chain reaction - Phản |
CRP |
C-reactive protein - Protein |
|
ứng nhân chuỗi men polymerase |
|
phản ứng C |
PI |
Protease inhibitor - Thuốc ức chế |
CTM |
Công thức máu |
|
men protease |
d4T |
Stavudine |
RTV |
Ritonavir |
ddI |
Didanosine |
TCD4 |
Tế bào lympho T mang thụ cảm |
DNT |
Dịch não tuỷ |
|
CD4 |
DOT |
Directly observed therapy - |
TCMT |
Tiêm chích ma túy |
|
Điều trị có giám sát trực tiếp |
TDF |
Tenofovir |
EFV |
Efavirenz |
TKTƯ |
Thần kinh trung ương |
ELISA |
Enzyme-linked immunosorbent |
TMP-SMX |
Trimethoprim-sulfamethoxazol |
|
assay - Xét nghiệm hấp phụ |
TPHA |
T.pallidum hem-agglutination |
|
miễn dịch gắn men |
|
- Phản ứng ngưng kết hồng cầu |
HAART |
Highly active antiretroviral |
|
với xoắn khuẩn giang mai |
|
therapy - Điều trị kháng |
VDRL |
Venereal disease research |
|
retrovirus hiệu quả cao |
|
laboratories - Xét nghiệm phát |
HBeAg |
Hepatitis B Envelop Antigen |
|
hiện kháng thể với giang mai |
|
- kháng nguyên vỏ nhân của |
VGB |
Viêm gan B |
|
virus viêm gan B |
VGC |
Viêm gan C |
HBsAg |
Hepatitis B surface antigen - |
VMN |
Viêm màng não |
|
kháng nguyên bề mặt của virus |
|
|
|
viêm gan B |
|
|
I. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN NHIỄM HIV
1. Chẩn đoán và phân loại giai đoạn nhiễm HIV ở người lớn
Mẫu huyết thanh của một người được coi là dương tính với HIV khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý và kháng nguyên khác nhau (Phương cách III).
Chỉ những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn được Bộ Y tế cho phép mới được quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính
1.2. Phân loại giai đoạn nhiễm HIV/AIDS:
- Lâm sàng: Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan đến HIV như tình trạng sụt cân, các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh ác tính, mức độ hoạt động về thể lực (xem Phụ lục 1: Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS cho người lớn và vị thành niên). Người nhiễm HIV có các bệnh lý lâm sàng giai đoạn IV được coi là AIDS.
- Xét nghiệm: Người nhiễm HIV có TCD4 ≤ 200 tế bào/mm3 được coi là suy giảm miễn dịch nặng. Nếu không có xét nghiệm TCD4, tổng số tế bào lymphô có thể sử dụng thay thế. Người nhiễm HIV có tổng số lymphô ≤ 1200 tế bào/mm3 và các triệu chứng liên quan đến HIV cũng được coi là suy giảm miễn dịch nặng.
2. Chẩn đoán và phân loại giai đoạn nhiễm HIV ở trẻ em:
2.1. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV:
- Trẻ < 18 tháng tuổi: xét nghiệm virus học (kháng nguyên p24, PCRADN hoặc PCR ARN) dơng tính, nếu có thể thực hiện được.
- Trẻ ≥ 18 tháng tuổi: xét nghiệm kháng thể HIV dương tính bằng ba phương pháp như đối với người lớn ở thời điểm 18 tháng tuổi. Đối với trẻ có bú mẹ, cần xét nghiệm sau khi trẻ ngừng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần.
2.2. Phân loại giai đoạn nhiễm HIV/AIDS:
Lâm sàng: nhiễm HIV ở trẻ được chia làm 4 giai đoạn. Trẻ nhiễm HIV có lâm sàng giai đoạn IV được coi là AIDS. Trong trường hợp không làm được xét nghiệm virus học, trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ HIV dương tính được chẩn đoán là AIDS khi có xét nghiệm huyết thanh dương tính và các bệnh chỉ điểm AIDS. (Xem Phụ lục 2: Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS ở trẻ em).
Xét nghiệm: Tình trạng suy giảm miễn dịch của trẻ nhiễm HIV được đánh giá qua số tế bào TCD4 theo lứa tuổi và tỷ lệ TCD4/ tế bào lympho (xem Phụ lục 3: Phân loại Miễn dịch ở Trẻ nhiễm HIV trên cơ sở số tế bào lympho TCD4 và tỷ lệ lympho theo lứa tuổi). Trẻ có tỷ lệ TCD4 ≤15% được chẩn đoán là AIDS.
II. QUẢN LÝ LÂM SÀNG NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
- Các hành vi nguy cơ
- Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đờng tình dục
- Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV, bao gồm cả lao
- Tiền sử các bệnh khác
- Tiền sử dùng thuốc (thuốc dự phòng và điều trị NTCH, ARV...)
- Tiền sử dị ứng
- Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh hiện thời
- Khám toàn trạng, cân nặng, hạch ngoại vi, các biểu hiện bệnh lý ở các cơ quan và hệ cơ quan
- Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV
- Phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV
- Sàng lọc lao
- Tình trạng thai nghén
- Công thức máu toàn phần: Hemoglobin/hematocrit, số lượng bạch cầu, tổng số tế bào lymphô. Tổng số tế bào lymphô có thể tính theo công thức sau:
Tổng số tế bào lympho = Tổng số bạch cầu x tỷ lệ % lymphocyte
- Xét nghiệm số TCD4, nếu có thể làm được
- X-quang phổi
- Soi đờm tìm AFB chẩn đoán lao
- Nếu có nghi ngờ viêm gan: Men gan ALT (SGPT)
- HBsAg nếu có điều kiện và Anti-HCV nếu bệnh nhân có tiêm chích ma túy
- Làm phiến đồ cổ tử cung cho phụ nữ
- Xét nghiệm thai nếu có chỉ định
- Các xét nghiệm khác phát hiện NTCH nếu có chỉ định
- T vấn hỗ trợ sau xét nghiệm
- Giải thích về diễn biến bệnh và kế hoạch chăm sóc điều trị, sự cần thiết phải thăm khám theo hẹn
- Tư vấn về sống tích cực, dinh dưỡng và sống khỏe mạnh (xem phụ lục 4: Tư vấn sống khoẻ mạnh cho người nhiễm HIV)
- Tư vấn về dự phòng lây truyền HIV: tình dục an toàn, các biện pháp giảm tác hại
- Sử dụng các biện pháp tránh thai; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu quyết định có thai và sinh con
- Tư vấn về tuân thủ dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội
- Chuẩn bị cho điều trị ARV nếu có chỉ định
Bảng 1: Khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và trẻ nhiễm HIV
Vaccine |
Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, chưa có chẩn đoán xác định nhiễm HIV |
Trẻ nhiễm HIV, lâm sàng giai đoạn I, II và III |
Trẻ nhiễm HIV, lâm sàng giai đoạn IV |
Vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng |
|||
BCG |
*Theo lịch |
Theo lịch |
Không tiêm |
Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván |
Theo lịch |
Theo lịch |
Theo lịch |
Bại liệt uống |
Theo lịch |
Theo lịch |
Có thể cho vaccine uống. Nên cho vaccine tiêm, nếu có |
Viêm gan B |
Theo lịch |
Theo lịch |
Theo lịch |
Sởi |
Theo lịch |
#Tuổi 11-12 |
Không tiêm |
Viêm não Nhật bản |
Theo lịch |
Theo lịch |
Theo lịch |
Vaccine tự chọn |
|||
Haemophilus influenzae B |
Tháng 2, 4, 6 |
Tháng 12-15 |
|
Thủy đậu |
Tháng 12, 15 |
#Tuổi 11-12 |
Không tiêm |
Cúm |
Từ tháng thứ 6, mỗi năm một lần |
Theo lịch |
|
Quai bị |
Tháng 12-15 |
#Tuổi 11-12 |
Không tiêm |
Rubella |
Tháng 12-15 |
#Tuổi 11-12 |
Không tiêm |
* Không tiêm cho trẻ có rối loạn bẩm sinh, trẻ đẻ non hoặc cân nặng khi sinh thấp. Những trẻ được tiêm phòng BCG cần được theo dõi để phát hiện và điều trị các biến chứng do BCG.
# Cho tiêm phòng nếu trước đó chưa được tiêm
- Người nhiễm HIV chưa mắc viêm gan B (không có HBsAg và anti-HBc) cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B.
Người nhiễm HIV cần được thăm khám và tư vấn theo lịch trình 3-6 tháng một lần nếu không có triệu chứng và bất cứ khi nào có triệu chứng lâm sàng.
- Thăm khám lâm sàng, đánh giá giai đoạn nhiễm HIV
- Xét nghiệm: + CTM 6 tháng một lần
+ TCD4 6 tháng một lần, nếu có
+ X-quang phổi và các xét nghiệm khác nếu có chỉ định.
- T vấn và hẹn khám lại cho những trường hợp không có triệu chứng
- Điều trị dự phòng NTCH nếu có chỉ định
- Điều trị NTCH và bệnh liên quan đến HIV, nếu có. Trường hợp bệnh nặng, có thể nhập viện hoặc chuyển tuyến trên
- Chuyển khám chuyên khoa nếu nghi ngờ lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Chuyển cơ sở sản khoa để điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho các trường hợp có thai...
- Đủ tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm để điều trị ARV: tiến hành tư vấn trước điều trị.
+ Chưa sẵn sàng cho điều trị ARV: Tiếp tục tư vấn và hẹn khám lại
+ Sẵn sàng cho điều trị ARV: Tiến hành điều trị theo phác đồ hàng thứ nhất phù hợp
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ LÂM SÀNG NGƯỜI NHIỄM HIV
III. DỰ PHÒNG CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI
1. Dự phòng viêm phổi do P.jiroveci (PCP):
- Chỉ định: - Người nhiễm HIV ở giai đoạn III, IV, không phụ thuộc vào số TCD4
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn I, II nếu TCD4 dới 200 tế bào/mm3, hoặc giai đoạn II nếu tổng số tế bào lymphô ≤ 200 tế bào/mm3
- Phác đồ ưu tiên: TMP-SMX 160-800mg 1 lần/ngày; hoặc 160-800mg/lần x 3 lần/tuần.
- Phác đồ thay thế: Dapsone 100mg uống 1 lần/ngày
- Thời gian dự phòng: Duy trì suốt đời đối. Có thể dừng khi bệnh nhân được điều trị ARV có TCD4>200 TB/mm3 kéo dài trên 3 tháng
Lưu ý:
- Bệnh nhân điều trị hoặc dự phòng PCP bằng TMP-SMX cũng đồng thời dự phòng được viêm não do toxoplasma.
- Không dự phòng TMP-SMX cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu.
Dự phòng PCP ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV (phơi nhiễm chu sinh) và trẻ nhiễm HIV:
Chỉ định: - Trẻ nhiễm HIV ở giai đoạn II, III hoặc IV, hoặc có tỷ lệ TCD4 < 15%.
- Khuyến cáo chỉ định cho tất cả các trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, bắt đầu từ 4-6 tuần tuổi.
- Phác đồ ưu tiên: TMP-SMX 5mg/kg/ngày theo TMP, dạng siro hoặc dạng viên, uống 1 lần/ngày.
- Phác đồ thay thế: Dapsone 2 mg/kg uống 1 lần/ngày hoặc 4 mg/kg uống 1 lần/tuần đối với trẻ > 1 tháng tuổi
- Thời gian dự phòng: Duy trì suốt đời đối với trẻ được xác định là nhiễm HIV và không được điều trị các thuốc ARV.
Dừng dự phòng:- Khi trẻ được xác định là không nhiễm HIV
- Trẻ nhiễm HIV được điều trị các thuốc ARV và có dấu hiệu phục hồi miễn dịch (tỷ lệ TCD4>15% kéo dài trên 3-6 tháng).
Lưu ý: Trẻ được điều trị hoặc dự phòng PCP bằng TMP-SMX cũng đồng thời dự phòng được viêm não do toxoplasma.
2. Dự phòng viêm não do Toxoplasma
- Chỉ định: người nhiễm HIV có kháng thể IgG với toxoplasma (+) khi số TCD4 giảm xuống <100 tế bào/mm3. (Chẩn đoán huyết thanh nhiễm toxoplasma hiện chưa có rộng rãi ở Việt Nam)
- Phác đồ: TMP-SMX 160-800mg uống 1 lần/ngày.
- Thời gian dự phòng: Duy trì suốt đời. Có thể dừng khi bệnh nhân đợc điều trị ARV có TCD4>200 TB/mm3 kéo dài trên 3 tháng.
Lưu ý:
- Bệnh nhân điều trị hoặc dự phòng PCP bằng TMP-SMX cũng đồng thời dự phòng được viêm não do toxoplasma.
- Không dự phòng TMP-SMX cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu; nếu có thai trong thời gian dự phòng, có thể ngừng điều trị và theo dõi sát. Không dự phòng bằng pyrimethamine trong suốt thời kỳ mang thai.
3. Dự phòng viêm màng não do nấm cryptococcus:
- Chỉ định: - Người nhiễm HIV ở giai đoạn IV. Không phụ thuộc vào TCD4
- Người nhiễm HIV có số TCD4 < 100 tế bào/mm3
- Phác đồ: Fluconazole 200 mg/ngày uống cách nhật; hoặc 400mg 1 lần/tuần duy trì suốt đời (có thể dùng viên fluconazole 150mg x 3 viên 1 lần/tuần).
- Thời gian dự phòng: Duy trì suốt đời. Có thể dừng khi bệnh nhân được điều trị ARV có TCD4> 100/mm3 kéo dài trên 3-6 tháng.
Lưu ý: Không dự phòng fluconazole cho phụ nữ có thai; nếu có thai trong thời gian điều trị dự phòng, có thể ngừng điều trị và theo dõi sát.
Bảng 2: Khuyến cáo dự phòng đặc hiệu các bệnh NTCH ở người nhiễm HIV
Giai đoạn miễn dịch |
Dự phòng đặc hiệu |
- Giai đoạn lâm sàng III, IV - TCD4 <200 tế bào/mm3, hoặc giai đoạn lâm sàng II với tổng số tế bào lymphô < 1200 tế bào/mm3 |
- Dự phòng PCP* |
- Giai đoạn lâm sàng IV hoặc TCD4 < 100 tế bào/mm3 |
- Dự phòng viêm não do toxoplasma* - Dự phòng bệnh do nấm Cryptococcus |
* Dự phòng bằng TMP-SMX có tác dụng với cả PCP và viêm não do toxoplasma.
IV. CÁCH TIẾP CẬN MỘT SỐ HỘI CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.