ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2022/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 11 tháng 02 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 23/TTr-SNN ngày 26 tháng 01 năm 2022).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 02 năm 2022 và thay thế Quyết định số 409/2010/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh về ban hành Quy định tổ chức, hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2022/QĐ-UBND ngày 11/02/2022 của
UBND tỉnh Phú Yên)
1. Quy định này quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2. Công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống công trình thủy lợi liên huyện: Là hệ thống công trình thủy lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi tắt là liên huyện).
2. Hệ thống công trình thủy lợi liên xã: Là hệ thống công trình thủy lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc từ 2 xã, phường, thị trấn trở lên (sau đây gọi tắt là liên xã). 3. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi: Là vị trí chuyển giao sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Điều 4. Nguyên tắc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Căn cứ vào quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng và mức độ rủi ro vùng hạ du của công trình để phân cấp cho các cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải do một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý và tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với hoạt động khai thác, kinh doanh của đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
2. Việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm tính hệ thống của công trình. Củng cố vững chắc mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Bảo đảm an toàn và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi trong việc tưới tiêu, cấp nước phục vụ các ngành sản xuất, dân sinh, kinh tế-xã hội và môi trường.
3. Mô hình tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương.
4. Phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện đồng thời với việc củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực tổ chức thủy lợi cơ sở. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương và người dân trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ, nhằm phát huy hiệu quả công trình thủy lợi. Đồng thời, thực hiện trên nguyên tắc phân cấp công trình nhưng không phân cấp lao động quản lý, khai thác công trình. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, phù hợp với tính chất kỹ thuật của từng công trình được giao quản lý, khai thác.
Điều 5. Điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi
1. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân khai thác công trình với tổ chức thủy lợi cơ sở là vị trí được xác định theo quy mô thủy lợi nội đồng.
2. Quy mô thủy lợi nội đồng được quy định theo diện tích tưới, tiêu thiết kế của khu vực tưới, tiêu như sau: Đối với xã miền núi nhỏ hơn hoặc bằng 50ha; đối với xã đồng bằng nhỏ hơn hoặc bằng 200ha.
3. Trường hợp không xác định được điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi thì bên cung cấp và bên sử dụng tự thỏa thuận.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 6. Phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. UBND tỉnh quản lý các công trình thủy lợi quy định tại khoản 2 Điều này.
2. UBND tỉnh giao đơn vị có chức năng khai thác và bảo vệ các công trình đầu mối, các trục kênh chính và các công trình điều tiết nước có quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống công trình thủy lợi liên huyện, liên xã có yêu cầu về quản lý, vận hành phức tạp theo phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ, cụ thể:
a) Đập, hồ chứa nước:
Hồ chứa nước có phạm vi phục vụ liên huyện, liên xã hoặc cấp hành chính tương đương. Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000m 3 trở lên hoặc đập của hồ chứa nước có chiều cao từ 10m trở lên.
b) Đập dâng: Đập dâng có phạm vi phục vụ liên huyện, liên xã hoặc cấp hành chính tương đương. Đập dâng có chiều cao từ 10m trở lên.
c) Trạm bơm: Trạm bơm phục vụ tưới tiêu liên huyện, liên xã hoặc cấp hành chính tương đương. Trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600m 3 /h trở lên hoặc trạm bơm có tổng lưu lượng nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên.
d) Hệ thống dẫn, chuyển nước: Các trục kênh chính, kênh nhánh, các công trình điều tiết nước, vận chuyển nước thuộc hệ thống công trình thủy lợi liên huyện, liên xã có yêu cầu kỹ thuật về quản lý, vận hành điều tiết phức tạp, tính từ vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến công trình đầu mối của hệ thống công trình thủy lợi.
3. UBND tỉnh phân cấp cho UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý, khai thác và bảo vệ đê, kè được đầu tư trên địa bàn và các công trình thủy lợi còn lại.
4. UBND tỉnh, UBND cấp huyện quyết định phương thức khai thác công trình thủy lợi theo quy định tại Điều 23 Luật Thủy lợi; Điều 15 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP .
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi triển khai tổ chức thực hiện quy định này.
b) Căn cứ quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan, hướng dẫn Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam phối hợp với UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ các công trình thủy lợi thuộc diện chuyển giao quản lý giữa Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam và địa phương để thực hiện bàn giao và nhận bàn giao theo quy định.
c) Hướng dẫn các địa phương thành lập, củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực Tổ chức thủy lợi cơ sở, Liên hiệp Tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Phối hợp với các địa phương, đơn vị lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cho lực lượng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo đúng quy định.
d) Kiểm tra công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo định kỳ hàng năm trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
2. Các sở, ngành khác Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi thực hiện Quy định này.
3. UBND cấp huyện
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi trên địa bàn được phân cấp theo quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ đạo các địa phương thành lập, củng cố, kiện toàn, sắp xếp và đổi mới quy mô hoạt động của các Tổ chức thủy lợi cơ sở, Liên hiệp Tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn đảm bảo đủ điều kiện, năng lực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định Luật Thủy lợi. Đánh giá, xác định giá trị tài sản các công trình thủy lợi đang quản lý thuộc diện bàn giao theo hướng dẫn của Sở Tài chính và các quy định hiện hành để thực hiện phân cấp theo đúng quy định.
b) Chủ trì, chỉ đạo việc nhận bàn giao và bàn giao các công trình thủy lợi giữa doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức thủy lợi cơ sở tại địa phương theo Quyết định của UBND tỉnh.
c) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phối hợp với doanh nghiệp nhà nước xác định vị trí giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi tại các tuyến kênh thuộc hệ thống công trình do doanh nghiệp nhà nước quản lý trên địa bàn để làm cơ sở bàn giao cho địa phương quản lý.
d) Thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP .
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Luật Thủy lợi và các quy định khác có liên quan.
4. UBND cấp xã Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3, Điều 57 Luật Thủy lợi và các quy định khác có liên quan.
5. Đơn vị được UBND tỉnh giao tại khoản 2 Điều 6 quy định này
a) Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng danh mục các công trình thủy lợi, các tuyến kênh, công trình trên kênh, vị trí giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc hệ thống công trình do đơn vị quản lý, lập hồ sơ bàn giao theo quy định.
b) Xác định giá trị tài sản các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý thuộc diện bàn giao theo quy định hiện hành.
c) Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có sự thay đổi về hiện trạng công trình và thực trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi đối với các công trình do đơn vị quản lý.
d) Thỏa thuận về tỷ lệ phân chia kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, khai thác hệ thống dẫn, chuyển nước vượt quy mô thủy lợi nội đồng theo quy định tại Quy định này.
e) Hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ cho các tổ chức thủy lợi cơ sở phục vụ công tác quản lý, khai thác.
g) Chủ động đổi mới, kiện toàn tổ chức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn liên quan. Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả các công trình được giao khai thác và bảo vệ.
6. Các tổ chức, cá nhân khác
a) Tổ chức thủy lợi cơ sở và các tổ chức, cá nhân được giao khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
b) Thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP .
Đối với các công trình hồ chứa nước lớn, vừa đã được UBND tỉnh giao cho các địa phương quản lý, khai thác trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì các địa phương tiếp tục quản lý, khai thác. Chậm nhất sau thời gian 02 năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực các địa phương phải đảm bảo năng lực theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP. Sau thời gian trên, các địa phương chưa đảm bảo năng lực theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP thì phải bàn giao cho đơn vị được UBND tỉnh giao tại khoản 2 Điều 6 quy định này khai thác.
1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, thủ trưởng các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các các đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn hoặc tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.