ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2003/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý
qui hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Điều chỉnh qui hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 3627/1997/QĐ-UB ngày 19/9/1997 của UBND Thành phố về việc xây
dựng Qui hoạch Phát triển giáo dục và đào tạo và Qui hoạch Mạng lưới trường học
Thủ đô Hà nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét Báo cáo thẩm định Qui hoạch Mạng lưới trường học Thành phố Hà nội số
305/KTST-QH ngày 01/7/2002 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố;
Xét tờ trình số 575/TTr-SGD-ĐT ngày 22/4/2002 và Tờ trình số 1655/TTr-SGD-ĐT
ngày 25/9/2002 của Sở Giáo dục và Đào tạo xin phê duyệt Qui hoạch Mạng lưới
trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Điều 1: Phê duyệt Qui hoạch Mạng lưới trường học Thủ đô Hà nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Viện Qui hoạch xây dựng Hà Nội lập, với những nội dung chủ yếu sau :
- Góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển Giáo dục - Đào tạo của Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Xác định và bố trí quĩ đất dành cho hệ thống trường học thuộc các ngành học, cấp học theo cơ cấu và loại hình đào tạo.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý việc xây dựng trường học theo qui hoạch.
- Làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư cải tạo và xây dựng hệ thống trường học hàng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Hệ thống các trường học của Thủ đô Hà Nội đa dạng về loại hình, trong đó hệ thống các trường quốc lập giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục, đồng thời tranh thủ được sự đóng góp của các thành phần kinh tế, các lực lượng xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Phát triển các loại hình giáo dục dân lập, tư thục, bán công (có đề án riêng).
- Mạng lưới trường học của các cấp, các ngành ở Hà Nội, phải đảm bảo khả năng phục vụ học sinh học và hoạt động 2 buổi/ngày tại trường cho các cấp phổ thông (tiểu học và THCS), phát triển các trường học có tổ chức bán trú. Giảm dần số học sinh bình quân trên lớp.
- Các trường học đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất (trường lớp và trang thiết bị) theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước; mặt bằng các trường học được mở rộng, cải tạo xây dựng mới theo tiêu chuẩn qui định, có môi trường sư phạm và cảnh quan đẹp.
- Phấn đấu để các trường chất lượng cao, trường trọng điểm có cơ sở vật chất tương đương với các trường trong khu vực.
II. MỤC TIÊU CỦA CÁC CẤP HỌC, NGÀNH HỌC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 :
2.1 - Mầm non :
50% số cháu trong độ tuổi nhà trẻ và 80% số cháu trong độ tuổi mẫu giáo được đi học, ít nhất mỗi phường, xã có 1 trường mầm non đạt tiêu chuẩn.
2.2. - Phổ thông :
- Bậc Tiểu học : Học cả ngày, cơ sở riêng. Mỗi xã, phường có từ 1 đến 2 trường.
- Cấp THCS : Đến 2005, 40% học sinh được học cả ngày.
- Cấp THPT : 3 - 5 vạn dân có 1 trường THPT.
2.3 - Giáo dục thường xuyên :
Mỗi quận, huyện có 1 đến 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, toàn Thành phố có từ 1 đến 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên trọng điểm.
2.4 - Giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề, cao đẳng :
Mỗi quận, huyện có 1 Trung tâm dạy nghề, 1 Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Khoảng 10 vạn dân có 1 trường THCN. Xây dựng một số trường cao đẳng phù hợp nhu cầu và điều kiện.
2.5 - Trường dành cho trẻ em khuyết tật :
Toàn thành phố có thêm 1 - 2 trường với đầy đủ thiết bị và điều kiện phục vụ giảng dạy cho trẻ khuyết tật.
2.6 - Trường chất lượng cao của các ngành học :
- Một đến hai trường Thành phố đầu tư.
- Ba đến năm trường quận, huyện đầu tư.
3.1 - Các chỉ tiêu áp dụng cho mạng lưới trường học ở Hà Nội :
3.1.1 - Qui mô trường :
Tiểu học : tối thiểu 10 lớp
THCS : tối thiểu 12 lớp
THPT : tối thiểu 12 lớp
Tối đa 30 lớp/trường cho cả 3 cấp.
3.1.2 - Số học sinh cho 1 lớp :
Trung bình từ 30 đến 35 học sinh.
3.1.3 - Diện tích xây dựng trường tối thiểu cho một học sinh :
- 6 m2/học sinh cho khu vực nội thành và các khu đô thị cải tạo.
- 10m2/học sinh cho các quận ven đô và khu vực thị trấn, trung tâm các huyện đã xây dựng có quĩ đất hạn hẹp...
- Các khu xây dựng mới cố gắng đạt chỉ tiêu diện tích theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
3.1.4 - Qui mô đất xây dựng trường nhỏ nhất :
- Đối với thành phố và thị trấn : 6m2/hs
Tiểu học : (35 hs x 10 lớp) x 6m2/hs = 2.100 m2
THCS, THPT : (35hs x 12 lớp) x 6m2/hs = 2.520 m2
- Đối với nông thôn : 10m2/hs
Tiểu học : (35 hs x 10 lớp) x 10 m2/hs = 3.500 m2
THCS, THPT : (35 hs x 12 lớp) x 10 m2/hs = 4.200 m2
- Khu đô thị mới : Từ 10 m2 - 20 m2/hs (theo Qui chuẩn xây dựng Việt Nam)
- Đối với ngành Mầm non :
Trung bình : Từ 800 - 1.200 m2
Lớn nhất : 8.000 m2
3.1.5 - Mật độ xây dựng :
- Tối đa đối với trường phổ thông : 35%
- Tối đa đối với trường mầm non : 40%
3.1.6 - Tầng cao xây dựng :
- Nội thành : có thể cao hơn qui định 1 tầng (Tiểu học : 2 - 3 tầng; THCS : 3 - 4 tầng; THPT : 4 - 5 tầng).
- Ngoại thành và các Khu đô thị mới : theo qui định hiện hành.
3.1.7 - Chỉ tiêu diện tích sàn :
- Mầm non : từ 2 - 6 m2/học sinh
- Trường Tiểu học : từ 2 - 3 m2/học sinh
- Trường THCS : từ 2 - 4 m2/học sinh
- Trường THPT : từ 3 - 5 m2/học sinh
3.1.8 - Các loại hình trường khác (đến năm 2020)
- Giáo dục thường xuyên :
Mỗi quận, huyện có 1 - 2 Trung tâm. Thành phố có 2 - 3 Trung tâm Giáo dục thường xuyên trọng điểm.
- Giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề, cao đẳng :
Mỗi quận, huyện có 1 trung tâm dạy nghề, 1 trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Khoảng 10 vạn dân có 1 trường THCN. Xây dựng một số trường cao đẳng phù hợp nhu cầu.
- Trường dành cho trẻ khuyết tật : Một đến hai trường.
- Trường chất lượng cao của các ngành học :
+ Một đến hai trường Thành phố đầu tư.
+ Ba đến năm trường quận, huyện đầu tư.
3.2. Phân loại về qui hoạch các trường học :
3.2.1 - Nhóm các trường được giữ lại tiếp tục sử dụng :
- Phù hợp với Qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn tối thiểu nêu trên.
- Phù hợp với Qui hoạch.
- Mới xây dựng hoặc cải tạo lại.
3.2.2 - Các trường phải di chuyển :
- Nằm trong phạm vi mở đường, nút giao thông, nằm trong di tích đình, chùa...
- Qui mô dưới mức tối thiểu nêu trên, không có khả năng để mở rộng.
- Vị trí không phù hợp với qui hoạch.
3.2.3 - Các trường cải tạo, nâng cấp tiếp tục sử dụng :
Các trường hợp còn lại.
3.3 - Yêu cầu đối với các trường xây dựng mới.
- Thiết kế công trình phải đảm bảo hình thức kiến trúc đẹp, đồng nhất, mang tính dân tộc, phù hợp với khí hậu nhiệt đới và tâm sinh lý học sinh từng cấp học, hài hòa với cảnh quan xung quanh, đóng góp bộ mặt kiến trúc của khu vực và khai thác lô đất có hiệu quả. Cây xanh, sân vườn, đường nội bộ, nơi để xe và các khu chức năng khác phải được bố trí phù hợp với Qui chuẩn xây dựng Việt Nam đã ban hành hoặc phải đảm bảo theo tiêu chuẩn tối thiểu nêu trên.
- Phải đảm bảo chỉ giới xây dựng công trình tối thiểu là 6m đối với đường giao thông chính, 3 - 5m đối với các đường giao thông khác. Tránh mở cổng trường trực tiếp ra các trục giao thông lớn đối với các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và Trung học cơ sở.
- Phải đáp ứng các yêu cầu sau :
a/ Trường Mầm non :
+ Học sinh học cả ngày, có bán trú
+ Địa điểm xây dựng riêng
+ Bố trí theo cụm dân cư
+ Số lớp tối thiểu 3 - 5 lớp
+ Số học sinh cho 1 lớp : 40 học sinh
+ Diện tích đất đảm bảo 6 m2 đến 20 m2/học sinh.
b/ Trường tiểu học :
+ Học sinh học cả ngày
+ Địa điểm xây dựng riêng
+ Bố trí theo phường học liên phường (cho khu vực nội thành)
+ Số lớp tối thiểu cho 1 trường : 10 lớp
+ Số học sinh cho 1 lớp : 35 học sinh
+ Diện tích đất : đảm bảo từ 6m2 đến 20 m2/học sinh.
c/ Trường THCS và THPT :
+ Học sinh học cả ngày
+ Địa điểm xây dựng riêng (theo phường, xã hoặc liên phường, xã)
+ Số lớp tối thiểu cho một trường : 12 lớp
Số học sinh cho một lớp : 30 - 35 học sinh
+ Diện tích đất : Đảm bảo từ 6 m2 đến 10 m2/học sinh đối với nội thành và thị trấn hiện có từ 10 m2 đến 20 m2/học sinh đối với ngoại thành và khu đô thị mới.
3.4 - Giải pháp tạo quĩ đất trường học cho các quận.
a/ Xây dựng trường mới :
- Đất trống :
Cân đối với các nhu cầu khác của đô thị và khu vực, trong đó ưu tiên các vị trí phù hợp có đủ qui mô để xây dựng trường học. Các khu đô thị mới nhất thiết phải bố trí đủ trường học theo tiêu chuẩn qui định.
- Đất thu hồi theo chỉ thị 245/CP, Chỉ thị số 15/2001/CT-UB ngày 24/4/2001 của UBND TP;
+ Những cơ sở sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường.
+ Vị trí trong khu vực nội thành không phù hợp với qui hoạch, không có điều kiện phát triển sản xuất.
+ Đất không sử dụng để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, sử dụng ít hiệu quả, không còn khả năng sản xuất.
- Bố trí ở ngoại thành, theo các trục hướng tâm áp dụng cho các quận không còn đất để xây dựng trường, khả năng bố trí liên phường, liên quận không giải quyết được. Vị trí bổ sung ở ngoại ô cần đảm bảo cự ly ngắn nhất, có đất trống, đủ qui mô xây dựng theo Qui chuẩn xây dựng Việt Nam, thuận tiện giao thông.
b/ Cải tạo :
- Mở rộng diện tích nếu xung quanh trường có điều kiện.
- Di chuyển dân cư hiện ở trong khuôn viên nhà trường.
- Nâng số tầng cao hơn 1 tầng so với qui định, bỏ trống tầng 1 làm sân chơi, để xe và các nhu cầu khác của nhà trường.
- Tách trường hiện còn chung địa điểm hoặc nhập trường.
- Di chuyển những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành, dành đất cho mở rộng hoặc xây mới trường học.
3.5 - Tổng hợp quĩ đất dành cho xây dựng mạng lưới trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.