BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2008/QĐ-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2008 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC PHÁP LUẬT DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn
cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số
186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 4 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Quy định về chương trình
khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình môn học Pháp luật dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để giảng dạy trong khóa học trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 1137/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 11/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Pháp luật dùng cho các trường, lớp dạy nghề dài hạn.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, các Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MÔN HỌC PHÁP LUẬT DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP
NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
1. Môn học Pháp luật là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Môn học Pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của dạy nghề, nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Môn học Pháp luật thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật cho người học nghề để thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, có ý thực chấp hành pháp luật lao động, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tham gia xây dựng và bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội, tự giác chấp hành pháp luật.
Môn học cung cấp một số kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp luật và một số lĩnh vực pháp luật thiết yếu phù hợp với từng trình độ.
Người học nghề sau khi học môn học Pháp luật phải đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức: Trình bày được một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp luật; hiểu được những kiến thức pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
2. Kỹ năng: Có hành vi ứng xử theo pháp luật trong cuộc sống, học tập, lao động.
3. Thái độ:
- Tự giác thực hiện pháp luật và nghĩa vụ công dân, tham gia đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp luật.
- Biết tự tìm hiểu pháp luật.
NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN
CHƯƠNG TRÌNH 1 (15 giờ dùng cho khóa học trình độ trung cấp nghề)
STT |
Tên bài |
Số giờ lý thuyết |
Số giờ thảo luận |
Kiểm tra |
Tổng số giờ |
1 |
Bài 1: Một số vấn đề chung về Nhà nước và Pháp luật |
2 |
1 |
|
3 |
2 |
Bài 2: Hệ thống pháp luật Việt Nam |
2 |
1 |
|
3 |
3 |
Bài 3: Một số nội dung cơ bản của Luật Dạy nghề |
2 |
1 |
|
3 |
3 |
Bài 4: Pháp luật về lao động |
4 |
1 |
|
5 |
4 |
Kiểm tra |
|
|
1 |
1 |
TỔNG CỘNG |
10 |
4 |
1 |
15 |
II. CHƯƠNG TRÌNH 2 (30 giờ dùng cho khóa học trình độ cao đẳng nghề)
STT |
Tên bài |
Số giờ lý thuyết |
Số giờ thảo luận |
Kiểm tra |
Tổng số giờ |
1 |
Bài 1: Một số vấn đề chung về Nhà nước và Pháp luật |
2 |
1 |
|
3 |
2 |
Bài 2: Hệ thống pháp luật Việt Nam |
2 |
1 |
|
3 |
3 |
Bài 3: Một số nội dung cơ bản của Luật Dạy nghề |
2 |
1 |
|
3 |
4 |
Bài 4: Pháp luật về lao động |
4 |
1 |
|
5 |
5 |
Kiểm tra |
|
|
1 |
1 |
6 |
Bài 5: Bộ luật Lao động |
5 |
1 |
|
6 |
7 |
Bài 6: Luật Nhà nước |
1.5 |
0.5 |
|
2 |
8 |
Bài 7: Pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân gia đình |
1.5 |
0.5 |
|
2 |
9 |
Bài 8: Pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh |
1.5 |
0.5 |
|
2 |
10 |
Bài 9: Pháp luật hình sự và pháp luật hành chính |
1.5 |
0.5 |
|
2 |
11 |
Kiểm tra |
|
|
1 |
1 |
TỔNG CỘNG |
21 |
7 |
2 |
30 |
Bài 1. Một số vấn đề về Nhà nước và Pháp luật
I. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước
1. Nguồn gốc của Nhà nước
2. Bản chất của Nhà nước
3. Chức năng của Nhà nước
II. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của Pháp luật
1. Nguồn gốc của pháp luật
2. Bản chất của pháp luật
3. Vai trò của pháp luật
III. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bản chất, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
2. Bộ máy Nhà nước
3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bài 2. Hệ thống pháp luật Việt Nam
I. Khái niệm hệ thống pháp luật
1. Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật
2. Hệ thống các ngành luật của nước ta hiện nay
II. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay
Bài 3. Một số nội dung cơ bản của Luật Dạy nghề
I. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Dạy nghề
II. Nhiệm vụ, quyền của người học nghề
III. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề
IV. Quản lý Nhà nước về dạy nghề
Bài 4. Pháp luật về lao động
I. Khái niệm và nguyên tắc của luật Lao động
1. Khái niệm luật Lao động.
2. Các nguyên tắc cơ bản của luật Lao động.
II. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động
1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động
2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản người sử dụng lao động
III. Vai trò, quyền hạn của tổ chức Công đoàn trong quan hệ với người lao động và người sử dụng lao động
1. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt nam
2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn
Bài 5. Bộ luật Lao động
I. Hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể
1. Hợp đồng lao động
2. Thoả ước lao động tập thể
II. Tiền lương và bảo hiểm xã hội
1.Tiền lương
2. Bảo hiểm xã hội
III. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; an toàn lao động và vệ sinh lao động
1. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
2. Kỷ luật lao động; trách nhiệm vật chất
3. An toàn lao động và vệ sinh lao động.
IV. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động;
1.Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động
2. Giải quyết tranh chấp lao động
Bài 6. Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp)
I. Luật Nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1. Khái niệm Luật Nhà nước
2. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
II. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992
1. Chế độ chính trị và chế độ kinh tế
2. Chính sách văn hóa - xã hội
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 7. Pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân gia đình
I. Pháp luật dân sự
1. Khái niệm luật Dân sự, quan hệ pháp luật dân sự
2. Một số chế định cơ bản của luật Dân sự
3. Trình tự, thủ tục xét xử và giải quyết các vụ kiện dân sự
II. Pháp luật về hôn nhân và gia đình
1. Khái niệm Luật Hôn nhân và Gia đình
2. Những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình
3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật Hôn nhân và Gia đình
Bài 8. Pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh
I. Khái niệm pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh
1. Khái niệm pháp luật kinh tế
2. Khái niệm pháp luật kinh doanh
II. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp
1. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng kinh tế
2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp
3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Bài 9. Pháp luật hình sự và pháp luật hành chính
I. Pháp luật hình sự
1. Khái niệm và vai trò của Luật Hình sự
2. Tội phạm và hình phạt
3. Trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự
II. Pháp luật hành chính
1. Khái niệm Luật Hành chính và cơ quan hành chính Nhà nước, hệ thống luật hành chính
2. Trách nhiệm hành chính, vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
3. Công chức, viên chức Nhà nước; Quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức Nhà nước
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giáo viên giảng dạy môn Pháp luật có thể là giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm hoặc giáo viên thỉnh giảng từ các cơ quan Tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương, trung ương.
2. Phần thảo luận, luyện tập tình huống pháp luật nhằm mục đích củng cố, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học. Khuyến khích các giáo viên, giảng viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
3. Trong quá trình giảng dạy môn học Pháp luật, tuỳ theo từng ngành nghề đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường bố trí thêm từ 1 đến 2 giờ học để phổ biến luật chuyên ngành.
4. Kết hợp giảng dạy học môn Pháp luật với các phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản để gắn lý luận với thực tiễn, góp phần định hướng rèn luyện pháp luật cho người học nghề.
5. Đối với người học nghề đã tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề, học lên cao đẳng nghề, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình môn học Pháp luật 1 và 2 nói trên để quyết định những nội dung người học nghề không phải học lại.
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn học pháp luật của người học nghề được thực hiện theo "Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy" ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.