ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2006/QĐ-UBND |
Đồng Hới, ngày 16 tháng 02 năm 2006 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1634/GD-ĐT ngày 06 tháng 12 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH
1. Mục tiêu chung
Phổ cập bậc Trung học nhằm nâng cao dân trí, làm cho hầu hết công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khi hết tuổi 21 đều đạt được trình độ học vấn trung học (trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và học nghề 03 năm trở lên), góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phát triển số lượng và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở của tất cả các huyện, thành phố, xã phường làm nền tảng vững chắc cho việc triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học có kết quả.
Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có ít nhất 150/159 xã, phường (94,3%) và 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, Quảng Bình đạt chuẩn Quốc gia phổ cập bậc trung học. Đến năm 2018 có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC
1. Kế hoạch của từng huyện, thành phố
* Giai đoạn I: 2005 - 2010
- Thành phố Đồng Hới phấn đấu đạt chuẩn vào cuối năm 2010.
- Huyện Minh Hóa có 3/16 xã đạt chuẩn với tỷ lệ 18,7%.
- Huyện Tuyên Hóa có 10/20 xã đạt chuẩn với tỷ lệ 50,0%.
- Huyện Quảng Trạch có 11/34 xã đạt chuẩn với tỷ lệ 32,4%.
- Huyện Bố Trạch có 8/30 xã đạt chuẩn với tỷ lệ 26,7%.
- Huyện Lệ Thủy có 9/28 xã đạt chuẩn với tỷ lệ 32,1%.
* Giai đoạn II: Từ 2010 - 2015
- Huyện Minh Hóa có thêm 11 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 14/16 đạt tỷ lệ 87,5%. Huyện Minh Hóa đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.
- Huyện Tuyên Hóa có thêm 08 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 18/20 đạt tỷ lệ 90,0%. Huyện Tuyên Hóa đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.
- Huyện Quảng Trạch có thêm 23 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 34/34 đạt tỷ lệ 100%. Huyện Quảng Trạch hoàn thành phổ cập bậc trung học.
- Huyện Bố Trạch có thêm 20 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 28/30 đạt tỷ lệ 93,3%. Huyện Bố Trạch đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.
- Huyện Quảng Ninh phấn đấu 14/15 xã đạt chuẩn.
Huyện Quảng Ninh đạt chuẩn phổ cập bậc trung học với tỷ lệ 93,3%.
- Huyện Lệ Thủy có thêm 17 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 26/28 đạt tỷ lệ 92,85%. Huyện Lệ Thủy đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.
- Tỉnh Quảng Bình đạt chuẩn quốc gia phổ cập bậc trung học với 7/7 huyện thành phố với 150/159 xã phường đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 94,3%.
* Giai đoạn III: Từ 2015 - 2018
- Huyện Minh Hóa có thêm 02 xã đạt chuẩn (2017), nâng số xã đạt chuẩn lên 16/16 đạt tỷ lệ 100%. Minh Hóa hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
- Huyện Tuyên Hóa có thêm 02 xã đạt chuẩn (2018), nâng số xã đạt chuẩn lên 20/20 đạt tỷ lệ 100%. Tuyên Hóa hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
- Huyện Bố Trạch có thêm 02 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 30/30 đạt tỷ lệ 100%. Huyện Bố Trạch hoàn thành phổ cập bậc trung học.
- Huyện Quảng Ninh có thêm 01 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 15/15 đạt tỷ lệ 100%. Huyện Quảng Ninh hoàn thành phổ cập bậc trung học.
- Huyện Lệ Thủy có thêm 02 xã đạt chuẩn, nâng số xã đạt chuẩn lên 28/28 đạt tỷ lệ 100%. Huyện Lệ Thủy hoàn thành phổ cập bậc trung học.
Quảng Bình hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
2. Lộ trình thực hiện phổ cập bậc trung học
a) Giai đoạn 1: 2005 - 2010:
+ 2005 - 2007: (4) Nam Lý, Hải Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ;
+ 2007 - 2008: (4) Đồng Sơn, Đức Ninh, Lộc Ninh, Bắc Lý;
+ 2008 - 2009: (4) Phú Hải, Hải Thành, Đức Ninh Đông, Bắc Nghĩa;
+ 2009 - 2010: (4) Bảo Ninh, Quang Phú, Nghĩa Ninh, Thuận Đức;
Thành phố Đồng Hới đạt chuẩn cuối năm 2010.
Huyện Minh Hóa: (3) Thị trấn Quy Đạt, xã Yên Hóa, Xuân Hóa.
Huyện Tuyên Hóa: (10) Thị trấn Đồng Lê, Văn Hóa, Đức Hóa, Tiến Hóa, Phong Hóa, Ngư Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa, Thạch Hóa, Sơn Hóa.
Huyện Quảng Trạch: (11) Thị trấn Ba Đồn (2009), Quảng Thuận, Quảng Liên, Cảnh Hóa, Quảng Trung, Quảng Phúc, Quảng Phương, Quảng Thanh, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Long (2010).
Huyện Bố Trạch: (8) Hoàn Lão, Nam Trạch, Hạ Trạch (2009); Nông trường Việt Trung, Lý Trạch, Đại Trạch, Hòa Trạch, Phú Trạch (2010).
Huyện Lệ Thủy: (9) Kiến Giang, Xuân Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Liên Thủy, Phong Thủy, Mỹ Thủy, Lệ Ninh, Sơn Thủy.
Kết thúc giai đoạn 1: Huyện, thành phố đạt chuẩn: 1/7 tỷ lệ: 14,3%
Tổng số xã đạt chuẩn: 57, chiếm tỷ lệ: 35,8%.
b) Giai đoạn 2: 2010 - 2015:
Huyện Minh Hóa: (11) Trung Hóa, Hóa Phúc (2011); Hóa Hợp, Quy Hóa (2012), Minh Hóa, Tân Hóa (2013); Hóa Thanh, Hóa Tiến (2014); Hóa Sơn, Hồng Hóa, Thượng Hóa (2015).
Huyện Tuyên Hóa: (8) Đồng Hóa, Lê Hóa, Thuận Hóa, Hương Hóa, Kim Hóa, Thanh Hóa, Cao Quảng, Nam Hóa.
Huyện Quảng Trạch: (23) Quảng Xuân, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Trường, Quảng Hòa, Quảng Lưu (2011); Quảng Sơn, Quảng Đông, Quảng Thọ, Quảng Phong, Quảng Tân, Quảng Hưng (2012); Quảng Minh, Quảng Hải, Quảng Văn, Quảng Kim (2013), Quảng Thạch, Quảng Tiến, Quảng Lộc (2014); Quảng Châu, Quảng Hợp, Phù Hóa (2015).
Huyện Bố Trạch: (20) Thanh Trạch, Hải Trạch, Mỹ Trạch, Trung Trạch, Vạn Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Hoàn Trạch, Liên Trạch, Bắc Trạch, Tây Trạch, Lâm Trạch, Sơn Lộc, Nhân Trạch, Xuân Trạch, Hưng Trạch, Đồng Trạch, Đức Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch.
Huyện Quảng Ninh: (14) Thị trấn Quán Hàu, Lương Ninh, Xuân Ninh (2012); Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Duy Ninh, Tân Ninh (2013); Hàm Ninh, An Ninh, Hiền Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh (2014); Hải Ninh, Trường Xuân (2015).
Huyện Lệ Thủy: (17) Hoa Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Trường Thủy, Thái Thủy, Văn Thủy, Dương Thủy, Tân Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy, Cam Thủy, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngân Thủy.
Kết thúc giai đoạn 2: Số huyện, thành phố đạt chuẩn: 7/7, tỷ lệ 100%.
Tổng số xã đạt chuẩn: 150/159, chiếm tỷ lệ: 94,3%. Quảng Bình đạt chuẩn.
c) Giai đoạn 3: 2015 - 2018:
Huyện Minh Hóa có thêm 02 xã đạt chuẩn (2017) là Dân Hóa, Trọng Hóa, nâng số xã đạt chuẩn lên 16/16 đạt tỷ lệ 100%. Minh Hóa hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
Huyện Tuyên Hóa: (2) Thanh Thạch, Lâm Hóa. Tuyên Hóa hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
Huyện Bố Trạch: (2) Tân Trạch, Thượng Trạch. Bố Trạch hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
Huyện Quảng Ninh: (1) Trường Sơn. Quảng Ninh hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
Huyện Lệ Thủy: (2) Kim Thủy, Lâm Thủy. Lệ Thủy hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
Kết thúc giai đoạn 3: Số huyện, thành phố đạt chuẩn: 7/7 đạt tỷ lệ 100%.
Tổng số xã đạt chuẩn: 159/159, chiếm tỷ lệ: 100%.
Tỉnh Quảng Bình hoàn thành công tác phổ cập bậc trung học.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thông qua các Nghị quyết chuyên đề, Chỉ thị về nhiệm vụ phổ cập bậc trung học; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đối với công tác phổ cập bậc trung học.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phổ cập bậc trung học trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp cho nhân dân hiểu rõ các chuẩn về phổ cập bậc trung học và xác định được thực hiện phổ cập bậc trung học là trách nhiệm của toàn xã hội và là quyền lợi, nghĩa vụ của người dân.
3. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập bậc trung học các cấp từ cấp tỉnh, đến cấp xã, trên cơ sở các Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bổ sung thêm các thành viên theo đặc thù của phổ cập bậc trung học. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể sâu sát, triển khai thực hiện có hiệu quả và thường xuyên theo dõi, đôn đốc cơ sở, đúc rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh bổ sung nhằm thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đã vạch ra.
4. Tiếp tục phấn đấu duy trì, củng cố và nâng chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, làm nền tảng vững chắc cho phổ cập bậc trung học.
5. Tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác phổ cập, hướng dẫn lại nghiệp vụ điều tra, xử lý số liệu, lập được bộ hồ sơ phổ cập bậc trung học đúng theo yêu cầu của Bộ. Tại các đơn vị cấp huyện, thành phố trong điều kiện phân cấp giáo dục, biên chế rất hạn hẹp, cần bố trí thêm một cán bộ chuyên trách phổ cập để trực tiếp, tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo công tác này.
6. Làm tốt công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở bằng cách mở thêm các trường dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp, tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề và học văn hóa, kết thúc khóa học, học sinh được cấp bằng nghề tương đương bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Cuối năm 2006, tại mỗi huyện, thành phố cần thành lập một trường dạy nghề mới đáp ứng được yêu cầu về đào tạo theo các chuẩn của Bộ về phổ cập bậc trung học. Ngoài ra, các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp ngoài việc thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp, cần được giao thêm trách nhiệm tổ chức dạy nghề 3 năm cho học sinh để đáp ứng cho việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Tại huyện Lệ Thủy, khẩn trương thành lập Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (tách ra từ Trường Trung học phổ thông kỹ thuật Lệ Thủy) để đáp ứng nhiệm vụ dạy nghề và hướng nghiệp cho học sinh địa bàn huyện. Đồng thời có chính sách hỗ trợ thỏa đáng, động viên học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề hoặc vào các trường trung cấp chuyên nghiệp (ưu tiên giới thiệu việc làm hoặc học tiếp lên Đại học...). Tổ chức tốt công tác tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông, phổ thông cấp 2 - 3 để phân luồng học sinh.
7. Đối với vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ bài học kinh nghiệm về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, cần sớm có kế hoạch và triển khai thực hiện tiếp nối công tác phổ cập bậc trung học một các liên tục, bằng các giải pháp tích cực. Ngoài ra, cũng cần có chính sách thỏa đáng động viên giáo viên và học sinh trong độ tuổi ở các vùng này tham gia phổ cập bậc trung học giống như chế độ động viên ở phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nâng cấp, mở rộng quy mô các trường dân tộc nội trú tỉnh và huyện để đào tạo nguồn lực cho các vùng đặc biệt khó khăn.
8. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, áp dụng các công nghệ dạy học mới, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
9. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học bậc học, nhằm làm tiền đề đạt chuẩn cũng như là điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hấp dẫn thu hút học sinh đến trường, tăng tỷ lệ huy động, tăng chất lượng của phổ cập bậc trung học. Đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
10. Tăng cường công tác xã hội hóa trong phổ cập bậc trung học, bằng việc huy động các lực lượng xã hội tham gia tuyên truyền vận động con em trong độ tuổi đến trường, đóng góp nhân lực, vật lực cho phổ cập bậc trung học. Khuyến khích các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư mở trường dân lập dưới nhiều loại hình, chú trọng mở các trường dạy nghề và các trường trung cấp chuyên nghiệp với các thủ tục ưu tiên có nhiều ưu đãi. Tích cực thực hiện Đề án Xã hội hóa giáo dục đào tạo theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao. Theo đó đến năm 2010, không tuyển bán công trong trường công lập, mở thêm các trường dân lập tại các nơi có điều kiện để thu hút thêm học sinh. Đồng thời, tại các trung tâm, các khu công nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp thành lập thêm các trường trung cấp chuyên nghiệp để đào tạo công nhân kỹ thuật.
11. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra từ các Ban chỉ đạo, từ các cơ quan chuyên môn trực tiếp chỉ đạo công tác phổ cập bậc trung học.
Nguồn vốn thực hiện Đề án:
- Ngân sách Nhà nước cấp.
- Chương trình mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Huy động đóng góp của nhân dân.
- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Các nguồn khác.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh
Sở Nội vụ: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác tổ chức Nhà nước đối với ngành Giáo dục - Đào tạo, cân đối chỉ tiêu biên chế giáo viên, đáp ứng yêu cầu phổ cập bậc trung học.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư cho việc thành lập và nâng cấp các cơ sở trường học và dạy nghề mới phục vụ phổ cập bậc trung học.
Sở Tài chính: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành định mức và cấp phát kinh phí kịp thời phục vụ cho phổ cập bậc trung học.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Nâng cấp và phát triển các cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm từ tỉnh đến huyện. Tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập thêm các cơ sở dạy nghề mới đáp ứng nhu cầu phân luồng sau trung học cơ sở.
Đoàn thanh niên và các Hội phối hợp tổ chức tuyên truyền vận động, mở lớp, huy động các em trong độ tuổi trở lại trường.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện triển khai thực hiện công tác phổ cập bậc trung học.
Đầu tư nâng cấp các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp hiện có trên địa bàn (khi được phân cấp quản lý). Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đầu tư mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm thu hút con em tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và học nghề vào làm việc.
3. Ban chỉ đạo phổ cập bậc trung học các cấp
Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học.
Tổ chức giao ban định kỳ để nắm tình hình và tăng cường công tác chỉ đạo.
Tổ chức sơ kết, đánh giá và có hình thức khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp, đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vượt kế hoạch và chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện làm chậm tiến độ phổ cập bậc trung học.
4. Ngành Giáo dục - Đào tạo
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả thực hiện. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan để tham mưu đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ người học và người dạy, đề xuất nhu cầu giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện phổ cập bậc trung học theo các chủ trương Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ phổ cập bậc trung học; tổ chức tập huấn cho cấp huyện về điều tra, xử lý số liệu, lập các biểu mẫu theo quy định.
Chỉ đạo chuyên môn công tác xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu theo các chuẩn được quy định trong phổ cập bậc trung học.
Chỉ đạo chuyên môn các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, các trường trung học phổ thông thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập bậc trung học.
Chủ trì phối hợp các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội huy động mọi nguồn lực trong xã hội phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phổ cập bậc trung học.
Thanh tra, kiểm tra thường xuyên, giúp các đơn vị chấn chỉnh hồ sơ phổ cập và điều chỉnh tiến độ phù hợp.
b) Phòng Giáo dục - Đào tạo
Tham mưu cho Huyện ủy, Thành ủy, UBND và Ban chỉ đạo phổ cập bậc trung học huyện, thành phố trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị cơ sở điều tra, xử lý số liệu, lập hồ sơ phổ cập bậc trung học. Tổ chức kiểm tra, phúc tra công nhận các đơn vị xã, phường đạt chuẩn và các vấn đề khác về Phổ cập bậc trung học. Tổng hợp số liệu Phổ cập bậc trung học báo cáo lên Ban chỉ đạo tỉnh.
Quản lý chỉ đạo xây dựng hồ sơ phổ cập bậc trung học các cấp xã, phường, huyện, thành phố.
Chỉ đạo tích cực công tác xây dựng các trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện thanh quyết toán kinh phí phổ cập bậc trung học kịp thời, có hiệu quả theo quy định.
c) Các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề: Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng đối tượng tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Đồng thời đóng vai trò nòng cốt, trung tâm cho các trường dạy nghề cấp huyện, thành phố.
d) Các trường trung học phổ thông
Làm tốt công tác huy động, nâng cao chất lượng giáo dục bảo đảm tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông. Tích cực phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Tham gia Ban chỉ đạo phổ cập bậc trung học huyện, chịu trách nhiệm các địa bàn được phân công về phổ cập bậc trung học; phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn huyện để thực hiện phổ cập bậc trung học (phối hợp công tác điều tra, nắm chắc đối tượng phổ cập trong độ tuổi, bảo đảm công tác phân luồng, tuyển sinh học sinh...).
Phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên để thực hiện giảng dạy các lớp bổ túc trung học phổ thông tại trường hoặc tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng.
e) Các trung tâm giáo dục thường xuyên: Huy động, mở lớp và tổ chức giảng dạy các lớp bổ túc trung học phổ thông.
g) Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: Tổ chức mở rộng dạy nghề 3 năm, phát triển theo hướng trường trung học phổ thông kỹ thuật hoặc trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
5. Tổng hợp báo cáo tình hình
a) Lịch báo cáo:
Để tổng hợp tình hình báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ theo lịch sau:
Thống nhất ghi trên mẫu báo cáo cấp xã là ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm khi báo cáo lên huyện. Cấp huyện ghi trên các mẫu báo cáo lên cấp tỉnh ngày 20 tháng 6, ngày 20 tháng 12 hàng năm.
Báo cáo nộp về tỉnh trước ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Địa chỉ báo cáo: Phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo, số 7 đường Hữu Nghị - thành phố Đồng Hới.
b) Nội dung báo cáo:
Tình hình thực hiện và kết quả đạt được, phương hướng thời gian tới, những kiến nghị, đề xuất.
Số liệu các mẫu 1, 2, 3.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.