ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2022/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 27 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06: 2021/BXD;
Căn cứ Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong hoạt động quản lý trong đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản số 1056/SXD-QLXD ngày 20/7/2021, của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định tại Tờ trình số 262/Tr-CAT-PC07 ngày 25/01/2022 về việc ban hành Quy định bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 100/BC-STP ngày 25/01/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định, các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH, NHÀ
ĐỂ Ở KẾT HỢP KINH DOANH, SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số: 03/2022/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Nam Định)
Quy định này quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình, nhà đế ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định.
1. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định có liên quan đến công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
2. Quy định này không áp dụng đối với căn hộ trong chung cư, nhà tập thể; công trình dân dụng không phải nhà ở riêng lẻ; nhà ở đã chuyển đổi công năng không còn chức năng ở; các nhà, công trình, các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất đã có quy định riêng về phòng cháy và chữa cháy.
1. Nhà ở hộ gia đình (nhà ở riêng lẻ) là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở.
2. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh là nhà ở riêng lẻ có sẵn (đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng), có cải tạo, sử dụng một phần nhà ở để làm nơi sản xuất, kinh doanh (cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác) hoặc công trình phụ trợ phục vụ kinh doanh, sản xuất (kho tàng, thu mua phế liệu...).
Nhà được thiết kế có công năng để ở và sản xuất, kinh doanh mà có phần diện tích sản xuất, kinh doanh chiếm từ 30% tổng diện tích sàn xây dựng của nhà (không bao gồm các diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy và đỗ xe) được xác định là nhà hỗn hợp.
3. Chất dễ cháy là chất có thể bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hóa khi có tác động của nguồn gây cháy và có khả năng tiếp tục cháy kể cả khi không còn nguồn gây cháy.
Sự cháy âm ỉ: Cháy không thành ngọn lửa của chất rắn hữu cơ, thường xảy ra khi không đủ ôxy và tạo khói; sự cacbon hóa: Sự tạo thành cacbon và tro do kết quả nhiệt phân hoặc cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ (theo Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa).
4. Chất khó cháy là chất có thể bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hóa khi có tác động của nguồn gây cháy nhưng không có khả năng tiếp tục cháy khi không còn nguồn gây cháy.
5. Chất không cháy là chất không bốc cháy, không cháy âm ỉ và không cacbon hóa khi có tác động của nguồn gây cháy.
1. Tuân thủ các quy định về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh và đảm bảo các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy theo hướng ổn định, phù hợp với quy hoạch từng ngành, lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch xây dựng, phát triển của tỉnh.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài, hạn chế việc gián đoạn kinh doanh, sản xuất của người dân.
Thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn của Bộ Công an.
Điều 6. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân
1. Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm:
a) Chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tích cực tham gia các đợt tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, địa phương tổ chức; tham gia phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
b) Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong gia đình, người làm việc trong nhà thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Giả định tình huống, cách xử lý khi có sự cố về cháy, nổ xảy ra, hướng dẫn và tổ chức cho thành viên trong gia đình, người làm việc tại cơ sở để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.
c) Thường xuyên tự tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những thiếu sót, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi mình quản lý.
d) Phối hợp với các đơn vị, cá nhân được phân công thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an cấp huyện, Công an cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã,...), cơ quan tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh bên trong nhà để được hướng dẫn và tổ chức thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.
đ) Tổ chức thực hiện quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ cháy, nổ.
2. Thành viên của hộ gia đình, người làm việc trong nhà có trách nhiệm:
a) Chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy và chữa cháy, biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy được trang bị tại hộ gia đình; tích cực tham gia các đợt tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát PCCC, Công an địa phương, chính quyền địa phương tổ chức; tham gia phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
b) Thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật và do chủ hộ gia đình hướng dẫn, quy định.
c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản chất cháy tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; phát hiện và ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy do chủ hộ gia đình ban hành; thực hiện trách nhiệm ban hành các nội quy, quy định, quy định, phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy và duy trì các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
b) Hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ; tuyên truyền, phổ biến quy định này đến các hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi trách nhiệm quản lý;
2. Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Chủ trì phối hợp với các Sở ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình (nhà ở riêng lẻ) và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả tình hình thực hiện theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.