ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2011/QĐ-UBND |
Vị Thanh, ngày 10 tháng 2 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VỈA HÈ, ĐƯỜNG PHỐ VÀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12
năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng về
quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày
27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và
công sở;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về
sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ
Xây dựng về hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý vỉa hè, đường phố và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ
QUẢN LÝ VỈA HÈ, ĐƯỜNG PHỐ VÀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03 /2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định việc quản lý vỉa hè, đường phố và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào mục đích khác phải được phép của cơ quan có thẩm quyền và thực hiện đúng các quy định về quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi tham gia các hoạt động có liên quan đến việc quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phải tuân theo nội dung của Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc chung quản lý vỉa hè, lòng đường và trật tự đô thị
1. Vỉa hè phục vụ chủ yếu cho người đi bộ.
2. Lòng đường phục vụ chủ yếu cho các phương tiện tham gia giao thông.
3. Khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích khác phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị.
1. Vỉa hè, lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước. Vỉa hè, lòng đường còn bao chứa các công trình cấp, thoát nước, chiếu sáng, thông tin, môi trường và các công trình khác.
2. Bảo đảm vệ sinh mỹ quan môi trường là trong quá trình thi công xây dựng công trình phải đảm bảo không được gây tác động xấu đến vệ sinh, cảnh quan môi trường như làm ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề khác về vệ sinh môi trường.
3. Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Vỉa hè (còn được gọi là hè, hè phố, hè đường) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ trong đô thị và là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
5. Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết.
1. Tự ý xây dựng, đào bới làm biến dạng vỉa hè, lòng đường đã được xây dựng.
2. Sử dụng vỉa hè, lòng đường để họp chợ, bày hàng hóa, để vật liệu, phế thải.
3. Đỗ các phương tiện không đúng nơi quy định.
4. Đi bộ sang đường tùy tiện không đúng nơi quy định.
5. Sử dụng mặt đường để tổ chức đua xe trái phép dưới mọi hình thức.
6. Đặt biển quảng cáo, treo hàng hóa chiếm không gian trên vỉa hè.
7. Hạ thấp vỉa hè, làm cầu dẫn để đưa xe lên xuống ảnh hưởng đến kết cấu vỉa hè, lòng đường và an toàn giao thông.
8. Tổ chức trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên vỉa hè, lòng đường không có giấy phép.
9. Tự ý xây dựng, lắp đặt kiốt trên vỉa hè.
10. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
Điều 5. Quản lý việc sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe
1. Một số vỉa hè, lòng đường tạm được phép sử dụng làm nơi đỗ xe ô tô trong khi chờ xây dựng các bãi đỗ xe theo quy hoạch. Danh mục các địa điểm này cùng với quy định quản lý cho từng tuyến đường được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) công bố công khai.
Ngoài các địa điểm theo danh mục được công bố, các tổ chức và cá nhân không được sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe riêng của mình và phải tự bố trí hoặc xin phép nơi đỗ xe cho khách đến làm việc.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè rộng trên 03 mét làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy thì phải làm hồ sơ theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn kết hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tiến hành khảo sát trước khi cấp giấy phép.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân đối với vỉa hè phía trước cửa cơ quan, nhà riêng thuộc địa bàn quản lý với vỉa hè rộng dưới 03 mét và phải dành lối đi rộng 01 mét cho người đi bộ. Không đảm bảo điều kiện trên thì không được để xe máy, xe đạp trên vỉa hè.
4. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu dừng xe để phục vụ kinh doanh, sản xuất, bốc dỡ hàng hóa vào ban ngày trên những tuyến phố chính phải xin phép theo quy định.
Điều 6. Quản lý việc sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh buôn bán
1. Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè vào việc bán hàng ăn, uống phải làm đơn xin phép Ủy ban nhân dân phường, thị trấn sở tại.
2. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nhận đơn, bố trí sắp xếp việc bán hàng ăn, uống vào nơi thích hợp, cho phép bán hàng ăn, uống theo những điều kiện cụ thể theo quy định.
3. Các hàng ăn, uống chỉ được phép sử dụng vỉa hè bán hàng trong giờ quy định của từng địa phương;
Điều 7. Quản lý việc sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường phục vụ việc cưới, việc tang
1. Khi các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vỉa hè, lòng đường phục vụ việc cưới, việc tang thì phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú. Việc sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường không quá 48 giờ và phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình, cá nhân sử dụng tạm thời một phần vỉa hè cho tiệc cưới, tang lễ để không ảnh hưởng lối đi cho người đi bộ và mỹ quan đô thị.
Điều 8. Quản lý đào, lấp vỉa hè, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào vỉa hè, lòng đường phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào, lấp vỉa hè, lòng đường cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cấp giấy phép đào, lấp vỉa hè, lòng đường, phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giám sát thực hiện; kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ hoàn công của Chủ đầu tư công trình và chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư hoàn công theo Giấy phép được cấp.
4. Chủ đầu tư thi công công trình phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người đi bộ và phương tiện, phải có đủ biển và đèn báo hiệu chỉ rõ công trình đang thi công; phải thực hiện đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng về việc hoàn trả lại vỉa hè, lòng đường đã được cấp phép.
Điều 9. Quản lý việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên vỉa hè, lòng đường
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình nổi như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng, phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép đối với đường đô thị trên địa bàn được phân cấp quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên vỉa hè, lòng đường phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép và các quy định về đảm bảo an toàn trật tự giao thông đô thị, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân khi lắp đặt mới, thay thế đường dây điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng ở những tuyến đường, thực hiện ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Điều 10. Quản lý việc lắp đặt kiốt, mái che trên vỉa hè
1. Đối với những khu vực được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép xây dựng kiốt để kinh doanh phục vụ du lịch, chủ đầu tư phải xây dựng theo đúng thiết kế và quy hoạch do Sở Xây dựng hướng dẫn.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lắp đặt mái che mưa, che nắng phải báo cáo xin phép Ủy ban nhân dân phường, thị trấn sở tại và thực hiện đúng những quy định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn về thiết kế, bảo đảm mỹ quan đô thị và không được ảnh hưởng tới giao thông.
3. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kiốt, lắp đặt mái che mưa, che nắng; tổ chức dỡ bỏ kiốt, mái che mưa, che nắng không theo đúng quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 11. Quản lý công tác vệ sinh vỉa hè, lòng đường
1. Tổ chức, đơn vị, hộ gia đình có trách nhiệm giữ gìn, bảo đảm vệ sinh vỉa hè, mỹ quan đô thị phía trước trụ sở cơ quan, đơn vị và nhà riêng, kịp thời ngăn chặn và thông báo Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan chức năng những trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm làm ảnh hưởng vệ sinh vỉa hè, lòng đường để có biện pháp xử lý.
2. Mọi hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, làm rơi vãi chất thải, nguyên liệu, vật liệu, rác, thoát nước ra vỉa hè, lòng đường, xả chất thải xây dựng xuống các hố thu nước,… phải được xử lý theo đúng quy định.
QUY ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP VÀ SỬ DỤNG VỈA HÈ
Điều 12. Các trường hợp sử dụng vỉa hè
1. Hoạt động tổ chức tiệc cưới, tang lễ
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè phục vụ cho việc cưới, việc tang cần thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (không phải cấp phép);
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình, cá nhân việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè cho việc cưới, việc tang để không ảnh hưởng lối đi cho người đi bộ và bảo đảm mỹ quan đô thị.
2. Quản lý việc sử dụng tạm thời vỉa hè để trung chuyển vật liệu phục vụ thi công, xây dựng công trình
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ xem xét việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè cho hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình trên nguyên tắc không gây cản trở giao thông cho người đi bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và mỹ quan đô thị.
Trong trường hợp việc tập kết vật liệu xây dựng đòi hỏi mặt bằng lớn, vượt quá phạm vi cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét việc cấp phép sử dụng tạm thời toàn bộ vỉa hè để phục vụ hoạt động trên. Tuy nhiên, thời gian cho phép chỉ được thực hiện từ 21 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, sau đó phải trả lại nguyên trạng vỉa hè. Tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè không được tự ý đào bới, xây dựng làm biến dạng lòng đường và vỉa hè.
3. Hoạt động trông giữ xe công cộng có thu phí
a) Cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét việc cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe đạp, xe mô tô có thu phí tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục khu vực, tuyến đường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Các điểm trông giữ xe công cộng trên vỉa hè có thu phí phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó.
4. Hoạt động phục vụ việc kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa
Việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè vào việc kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa chỉ áp dụng tại các tuyến đường nằm trong danh mục công trình và tuyến đường đặc thù được phép sử dụng vỉa hè vào kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Hoạt động xã hội
Việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè đối với hoạt động này được xem xét trên nguyên tắc không gây cản trở giao thông cho người đi bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và mỹ quan đô thị. Trong trường hợp hoạt động này được tiến hành trên mặt bằng rộng (bao gồm cả một phần lòng đường) thì cần có sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ quan, tổ chức tiến hành hoạt động xã hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án đảm bảo giao thông trước khi tiến hành tổ chức các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp phép
1. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè: thành phần hồ sơ gồm một (01) bộ.
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng một phần vỉa hè (theo mẫu 1, Phụ lục kèm theo Quy định này);
b) Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè. Bản vẽ phải thể hiện rõ vị trí sử dụng, kích thước sử dụng (theo mẫu 2, Phụ lục kèm theo Quy định này);
c) Văn bản pháp lý khác (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức, cá nhân xin cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè.
Trường hợp thi công xây dựng, sửa chữa công trình thì yêu cầu phải có bản sao giấy phép xây dựng hoặc sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp phép sử dụng vỉa hè cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 12 của Quy định này.
3. Thời gian giải quyết:
Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc cấp phép sử dụng phải được thực hiện trong thời gian:
a) 05 (năm) ngày làm việc đối với các trường hợp yêu cầu xin phép tại khoản 2 Điều 12 Quy định này.;
b) 10 (mười) ngày làm việc đối với các trường hợp yêu cầu xin phép tại khoản 3, 4, 5 Điều 12 Quy định này.
Trường hợp không giải quyết việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép để biết.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng một phần công năng của vỉa hè có trách nhiệm gửi 01 bản sao giấy phép cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải, 01 bản sao cho Ủy ban nhân dân cấp xã (địa bàn nơi tổ chức, cá nhân xin cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè), 01 bản sao cho Thanh tra Xây dựng địa phương (nếu có) và 01 bản chính cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép.
5. Đối với việc sử dụng tạm thời vỉa hè, thời hạn cấp phép tương ứng với thời gian xin phép sử dụng và không quá 6 tháng cho mỗi lần cấp phép.
1. Trước thời điểm hết hạn của giấy phép 15 ngày, các tổ chức cá nhân phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép. Thời gian gia hạn của giấy phép bằng với thời gian cấp phép sử dụng trước đó.
2. Thủ tục xin gia hạn bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép sử dụng tạm thời của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng một phần vỉa hè, không kèm bản vẽ (theo mẫu 3, Phụ lục kèm theo Quy định này);
b) Giấy phép cũ (bản chính).
3. Thời gian giải quyết: không quá 05 (năm) ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
4. Cơ quan gia hạn giấy phép có trách nhiệm thông báo (gửi kèm giấy phép) đến Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp xã (địa bàn nơi tổ chức, cá nhân xin cấp phép) để biết và theo dõi.
Điều 15. Phạm vi vỉa hè được sử dụng
1. Đối với vỉa hè có bề rộng ≥ 3m, phạm vi cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông có bề rộng lớn nhất là 1,5m tính từ mép tiếp giáp nhà bên trong vỉa hè (hoặc từ mốc chỉ giới đường) trở ra hoặc từ mép bó vỉa trở vào. Việc xác định tiêu chí cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè phải đảm bảo trật tự, ngăn nắp trên suốt chiều dài từng đoạn tuyến hoặc suốt tuyến đường.
Trong trường hợp sử dụng vỉa hè để xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình ngầm và công trình bên trên, phạm vi vỉa hè được cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo bề rộng phần vỉa hè còn lại không nhỏ hơn 1m để đảm bảo lưu thông cho người đi bộ.
2. Đối với vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 3m, việc cấp phép sử dụng ngoài mục đích giao thông chỉ được xem xét đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 5 thuộc Điều 12 Quy định này; đồng thời phải đảm bảo lưu thông cho người đi bộ.
3. Khu vực vỉa hè được cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo không chắn ngang lối ra vào đường hẻm; không nằm trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở,…
4. Việc sử dụng vỉa hè phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, không làm hư hỏng kết cấu vỉa hè, tạo lối đi thông thoáng cho người đi bộ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn lưu thông của người sử dụng các phương tiện giao thông.
Điều 16. Về bảo quản lòng đường, vỉa hè
1. Tổ chức, cơ quan có trụ sở tiếp giáp với vỉa hè phải có trách nhiệm tham gia đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị tại khu vực vỉa hè, lòng đường trước trụ sở tổ chức, cơ quan.
2. Hộ gia đình, cá nhân có nhà riêng tiếp giáp với vỉa hè và không có nhu cầu xin sử dụng tạm thời một phần vỉa hè có trách nhiệm tham gia giữ gìn vệ sinh tại khu vực vỉa hè, lòng đường trước nhà riêng.
3. Tổ chức, cơ quan, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm không để người khác vi phạm quy định về bảo quản lòng đường và vỉa hè tại khu vực trước trụ sở tổ chức, cơ quan, nhà riêng và thông báo với chính quyền địa phương trong trường hợp xảy ra các vi phạm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 17. Trách nhiệm các sở, ban ngành
1. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc quản lý và sử dụng toàn bộ vỉa hè, lòng đường trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;
b) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất thiết kế đô thị cho một số tuyến đường chính trong trung tâm đô thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Là đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp cải tạo, bảo trì và phát triển đường đô thị;
d) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác, sử dụng đường đô thị;
đ) Cung cấp các hồ sơ về quy hoạch xây dựng đô thị và thẩm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn,… đối với đường trong đô thị;
e) Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng tình hình triển khai thực hiện theo Quy định này theo định kỳ 06 tháng, 01 năm.
2. Sở Giao thông vận tải
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, bảo trì, nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị;
b) Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an, Thanh tra Xây dựng và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường tại khu vực được cấp phép sử dụng.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các ngành có liên quan xây dựng mức thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
b) Hướng dẫn việc thu và quản lý phí sử dụng tạm thời lòng đường và vỉa hè theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc bố trí kinh phí trong công tác vệ sinh đô thị, thu gom, nạo vét thông thoát hệ thống cống rãnh trong khu đô thị trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng của Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng chính quyền địa phương hướng dẫn, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật;
5. Sở Công Thương
Căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải hỗ trợ các địa phương xây dựng các điểm chợ, trung tâm thương mại và các điểm buôn bán tập trung nhằm hạn chế việc buôn bán tự phát trên vỉa hè, lòng đường góp phần đảm bảo mỹ quan và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thong, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định này trên hệ thống thông tin đại chúng.
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức dỡ bỏ biển hiệu, biển quảng cáo sai quy định.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Nghiên cứu ban hành danh mục các tuyến đường có điều kiện vỉa hè rộng rãi thuộc phạm vi địa bàn quản lý để dành một phần vỉa hè hạn chế trên các tuyến đường này cho nhân dân để xe hai bánh tự quản trước cửa nhà (chỉ phục vụ cho xe của gia đình và xe của khách hàng).
2. Ban hành danh mục các khu vực, tuyến đường có vị trí, địa điểm được sắp xếp, tổ chức làm bãi giữ xe trên vỉa hè; danh mục các công trình, tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè vào việc kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa; danh mục tuyến đường được phép đậu xe dưới lòng đường (bao gồm có thu phí và không thu phí đậu xe) trên địa bàn mình quản lý. Triển khai việc lắp đặt biển báo quy định khu vực cho phép đậu xe có thu phí dưới lòng đường.
3. Thực hiện cấp phép và thu phí sử dụng tạm thời một phần vỉa hè theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
4. Chỉ đạo Công an và Thanh tra Xây dựng (nếu có) tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè và lòng đường theo chức năng được quy định.
5. Hướng dẫn thủ tục tiến hành xây dựng, sửa chữa vỉa hè cho các tổ chức, cá nhân muốn xây dựng, sửa chữa vỉa hè bằng nguồn kinh phí của tổ chức, cá nhân này theo thiết kế vỉa hè được duyệt.
6. Định kỳ 06 tháng, 01 năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có báo cáo, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường; đề xuất kế hoạch thực hiện tiếp theo gửi về Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Báo cáo Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải về hiện trạng và tình hình đầu tư xây dựng vỉa hè thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động và hướng dẫn các tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường phục vụ việc cưới, việc tang theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng vỉa hè theo chức năng, thẩm quyền được quy định.
4. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm việc sử dụng nêu trên.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về hiện trạng vỉa hè và tình hình vi phạm hành chính trong sử dụng vỉa hè thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vỉa hè và các nội dung yêu cầu trong giấy phép.
2. Thực hiện nghĩa vụ đóng phí sử dụng tạm thời vỉa hè trên các tuyến đường được quy định.
3. Đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường khu vực vỉa hè được cấp phép sử dụng tạm thời.
1. Việc xử lý các vi phạm đối với việc quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè được thực hiện thông qua: các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; lĩnh vực giao thông đường bộ, quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; các quy định đảm bảo trật tự công cộng.
2. Cơ quan quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè phải có hình thức xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong việc cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè không đúng quy định.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè sẽ bị thu hồi giấy phép và bị xử lý theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan.
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ công tác quản lý vỉa hè, lòng đường và trật tự đô thị trên địa bàn trên địa bàn.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan đơn vị có liên quan kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) để chỉ đạo kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.