THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2009/QĐ-UBND |
Quận 2, ngày 07 tháng 7 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thủ tục kiểm kê bắt buộc hiện trạng khuôn viên nhà, đất và tài sản gắn liền trên đất để phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 và Quyết định số 65/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận và của Trưởng phòng Nội vụ quận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án có nguồn vốn ngân sách thực hiện trên địa bàn quận 2.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 2.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Trưởng phòng Nội vụ quận, Trưởng ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THIỆT HẠI VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
CÁC DỰ ÁN CÓ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân quận 2)
Điều 1. Căn cứ viện dẫn ban hành quy chế
Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được áp dụng theo quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại quy chế này được áp dụng thực hiện đối với các dự án có nguồn vốn ngân sách thực hiện trên địa bàn quận 2.
Quy chế bao gồm 3 Chương, 12 Điều. Quy định về nội dung công việc; trình tự, thời gian thực hiện; thủ tục hồ sơ và trách nhiệm quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
QUY TRÌNH THỰC
HIỆN
(Tổng thời gian thực hiện
không quá 35 ngày làm việc)
Điều 4. Tổ chức kiểm kê, đo đạc
Thời gian thực hiện không quá bảy (07) ngày làm việc.
1. Thẩm quyền thực hiện:
- Ủy ban nhân dân phường thực hiện việc phổ biến các văn bản chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tổ chức phát tờ kê khai theo mẫu và hướng dẫn việc kê khai cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhà - đất trong phạm vi thực hiện dự án. Ký xác nhận hồ sơ kê khai, bản vẽ hiện trạng, biên bản kiểm kê nhà - đất, hoa màu và vật kiến trúc.
- Tổ kiểm kê thực hiện công tác đo vẽ hiện trạng, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập biên bản và ký xác nhận (thành phần tổ kiểm kê gồm cán bộ Ban Bồi thường, đại diện Ủy ban nhân dân phường, đại diện khu phố, tổ dân phố và đại diện đơn vị đo vẽ).
- Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận 2 thực hiện việc kiểm tra xác định nội dung kê khai.
2. Trình tự tiến hành kiểm kê:
- Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi hướng dẫn ranh đất, vật kiến trúc, tài sản trên đất, số lượng hoa màu cho Tổ kiểm kê đo đạc xác định tài sản thiệt hại.
- Tổ kiểm kê tiếp nhận hồ sơ kê khai, tổ chức kiểm kê thực tế số lượng hoa màu, tài sản gắn liền trên đất; đo vẽ sơ phác xác định kích thước, diện tích đất và công trình kiến trúc trên đất. Lập, ký biên bản kiểm kê chuyển Ủy ban nhân dân phường ký xác nhận (Thời gian thực hiện không quá 1 ngày làm việc).
- Đơn vị đo vẽ thực hiện bản vẽ và xuất bản vẽ hiện trạng (Thời gian thực hiện không quá 3 ngày làm việc).
- Công chức Địa chính - Xây dựng phường tiếp nhận, kiểm tra nội nghiệp bản vẽ hiện trạng về vị trí, hình thể, loại đất, ranh đất, chủ sử dụng đất..., tham mưu Ủy ban nhân dân phường ký xác nhận (Thời gian thực hiện không quá 3 ngày làm việc ). Các trường hợp vướng khó ngoài thẩm quyền, Ủy ban nhân dân phường phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân quận biện pháp giải quyết.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi không nộp bản kê khai theo thời gian quy định, vắng mặt hoặc gây cản trở, khôn 2 hợp tác để tiến hành kiểm kê, đo vẽ hiện trạng nhà đất thì tổ chức kiểm kê bắt buộc theo quy định tại Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 5. Xác nhận pháp lý nhà, đất
Thời gian thực hiện không quá bảy (07) ngày làm việc,
1. Thẩm quyền xác nhận:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm xác nhận pháp lý các nội dung về nguồn gốc, quá trình sử dụng và diện tích nhà - đất đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, có nhà - đất bị thu hồi trên địa bàn phường.
- Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển nhà chịu trách nhiệm xác nhận pháp lý các nội dung về nguồn gốc, quá trình sử dụng và diện tích nhà - đất đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang thuê mặt bằng hoặc nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Công ty quản lý trong phạm vi thu hồi thực hiện dự án.
- Trưởng Công an phường chịu trách nhiệm xác nhận pháp lý các nội dung về nhân hộ khẩu, thời điểm và quá trình cư trú của cá nhân, hộ gia đình tại căn nhà bị thu hồi.
Các vấn đề cần lưu ý khi xác nhận pháp lý nhà đất:
- Về thời điểm sử dụng cần xác nhận theo các mốc thời gian như sau: trước ngày 18 tháng 12 năm 1980; Từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 16 tháng 9 năm 1998; từ ngày 16 tháng 9 năm 1998 đến trước ngày 20 tháng 12 năm 2001; và trở về sau.
- Về tài liệu dùng kiểm tra đối chiếu: Bảng kê khai đăng ký nhà đất theo Quyết định 3376/QĐ-UB-QLĐT ngày 11 tháng 6 năm 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố, Bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ; sơ đồ nền và bản đồ địa chính năm 2002; sổ mục kê và sổ đăng ký tại phường...
2. Nội dung xác nhận, quy trình thực hiện:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận hồ sơ kê khai hoặc tổ chức việc điều tra, khảo sát thu thập (đối với những trường hợp không chịu kê khai) hồ sơ pháp lý nhà - đất của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Tổ chức việc phân công trách nhiệm cá nhân thực hiện:
+ Cảnh sát khu vực: tham mưu xác nhận các nội dung về nhân hộ khẩu, thời điểm và quá trình cư trú của cá nhân, hộ gia đình tại căn nhà bị thu hồi.
+ Thanh tra Xây dựng phường: tham mưu xác nhận các nội dung về vi phạm hành chính ở lĩnh vực nhà - đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi.
+ Cán bộ phụ trách lao động - thương binh và xã hội phường: tham mưu xác nhận các nội dung về đối tượng chính sách (nếu có) cho các cá nhân, hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi.
+ Cán bộ phụ trách kế hoạch-giao thông-thủy lợi-nông, lâm, diêm nghiệp phường: tham mưu xác nhận các nội dung về ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghĩa vụ thuế... (nếu có) cho các cá nhân, hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi.
+ Công chức Tư pháp - Hộ tịch phường: tham mưu xác nhận các nội dung về tranh chấp, khiếu nại, thừa kế nhà - đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi.
+ Công chức Địa chính - Xây dựng phường: có trách nhiệm tổng hợp các vấn đề có liên quan đã được các ngành xác nhận, tham mưu xác nhận về nguồn gốc, mục đích, quá trình sử dụng, diện tích đất; nguồn gốc, quá trình sử dụng, thời điểm xây dựng, sửa chữa, quy mô cấu trúc nhà ở của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi.
- Đối những hồ sơ có những vướng mắc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Ban Điều hành khu phố, Tổ dân phố xác minh thực tế tại địa bàn. Tổ chức hội nghị Tổ thẩm định để xem xét kết luận hoặc đề xuất biện pháp giải quyết. (Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập các tổ thẩm định thành phần gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường làm Tổ trưởng, cán bộ - công chức tham gia xác nhận hồ sơ pháp lý, cán bộ Ban Bồi thường, đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, ban điều hành khu phố, tổ dân phố là thành viên, Nếu xét thấy cần thiết có thể mời thêm một số người dân có uy tín, có quá trình sinh sống lâu năm trên địa bàn cùng tham gia tổ thẩm định).
- Đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước, Giám đốc Công ty quản lý và phát triển nhà chịu trách nhiệm phối hợp Ủy ban nhân dân các phường thu thập thông tin và trực tiếp thực hiện việc xác nhận pháp lý tương tự như nội dung và trình tự trên.
- Sau khi hoàn tất công tác xác nhận pháp lý nhà - đất, phải niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường trong vòng 05 ngày làm việc, đồng thời chuyển hồ sơ tài liệu cho tổ công tác thuộc Ban Bồi thường thụ lý áp giá chiết tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Lập biên bản bàn giao và kết thúc qui trình xác nhận hồ sơ pháp lý (Sau khi tiếp nhận, kiểm tra nếu có phát hiện những vấn đề sai sót Tổ công tác thuộc Ban Bồi thường có trách nhiệm chuyển trả cho UBND phường xác nhận bổ sung chậm nhất trong 03 ngày làm việc).
Điều 6. Chiết tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thời gian thực hiện không quá năm (05) ngày làm việc.
1. Thẩm quyền thực hiện và xác nhận:
- Cán bộ nghiệp vụ, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ công tác Ban Bồi thường và cán bộ đại diện đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm cá nhân về việc kiểm tra, áp giá chiết tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng trường hợp cụ thể.
- Trưởng ban Bồi thường, Phó trưởng ban Bồi thường kiêm Phó chủ tịch Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án chịu trách nhiệm phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Quy trình thực hiện:
- Cán bộ nghiệp vụ thuộc Tổ công tác Ban Bồi thường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ pháp lý, kiểm tra và áp giá chiết tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng phương án đã được phê duyệt, trình Tổ trưởng Tổ công tác ký xác nhận (Thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chiết tính có tính chất phức tạp, cần xin ý kiến của các cơ quan chuyên môn có liên quan thì thời gian thực hiện được cộng thêm không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phúc đáp của các cơ quan chuyên môn.
- Cán bộ đại diện đơn vị chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ chiết tính, kiểm tra đối chiếu giá trị bồi thường, hỗ trợ và chính sách tái định cư so với phương án đã được phê duyệt, ký xác nhận và chuyển trả lại hồ sơ cho Tổ công tác Ban Bồi thường, kết thúc quy trình chiết tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc ).
Điều 7. Hiệp thương giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thời gian thực hiện không quá bảy (07) ngày làm việc.
1. Thẩm quyền thực hiện:
Ủy ban nhân dân phường phối hợp Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, Tổ công tác Ban Bồi thường thực hiện việc tiếp xúc, hiệp thương với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi về giá trị bồi thường, hỗ trợ và chính sách tái định cư đã được chiết tính.
2. Quy trình thực hiện:
- Cán bộ Tổ công tác Ban Bồi thường tổng hợp danh sách hồ sơ đã được áp giá chiết tính, lập kế hoạch tổ chức hiệp thương theo từng tuần trong tháng, chuyển cho Ủy ban nhân dân phường, (quy định rõ đối tượng, thời gian, địa điểm hiệp thương).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường căn cứ kế hoạch. Chỉ đạo việc niêm vết tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường và gửi thư mời đến từng tổ chức, cá nhân và hộ gia đình (trực tiếp hoặc thư bảo đảm, đính kèm bảng dự thảo giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). Chỉ đạo, phân công cán bộ tiếp xúc hiệp thương đầy đủ các thành phần như sau:
+ Cán bộ đại diện Ủy ban nhân dân phường tiếp xúc giải thích về chính sách và tính chất pháp lý hồ sơ nhà - đất.
+ Cán bộ Tổ công tác Ban Bồi thường tiếp xúc giải thích chính sách và hiệp thương giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Cán bộ đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tiếp xúc giải thích về chính sách và vận động chấp hành chính sách.
+ Cán bộ đại diện Công ty Quản lý và Phát triển nhà tiếp xúc giải thích về chính sách và tính chất pháp lý hồ sơ nhà - đất (đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước).
- Trường hợp tổ chức, cá nhân và hộ gia đình không đến tiếp xúc hoặc sau khi tiếp xúc hiệp thương vẫn không đồng ý với tính chất pháp lý nhà - đất đã được xác nhận, hoặc không đồng ý với giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được chiết tính thì thời gian thực hiện được cộng thêm không quá 07 ngày làm việc và thực hiện theo quy trình sau: Tổ công tác Ban Bồi thường lập biên bản hiệp thương không thành lần 1 và lên kế hoạch tiếp xúc hiệp thương lần 2. Sau khi tổ chức hiệp thương lần thứ 2, trường hợp tổ chức, cá nhân và hộ gia đình vẫn không đến tiếp xúc, hoặc vẫn không đồng ý với giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì lập biên bản hiệp thương không thành lần 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường kiêm Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo việc lập văn bản báo cáo. Chuyển hồ sơ cho Ban Bồi thường và kết thúc quy trình hiệp thương.
Điều 8. Ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thời gian thực hiện không quá năm (05) ngày làm việc.
1. Thẩm quyền ký văn bản:
- Trưởng ban Bồi thường, Phó trưởng ban Bồi thường kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án ký phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ký Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Thủ tục hồ sơ trình ký:
- Bảng chiết tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Tờ trình của Ban Bồi thường trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Dự thảo quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân quận thông báo yêu cầu bàn giao mặt bằng (nếu có).
3. Quy trình thực hiện:
- Các phòng nghiệp vụ thuộc Ban Bồi thường tiếp nhận, hoàn chỉnh hồ sơ trình Trưởng ban Bồi thường, hoặc Phó Trưởng ban Bồi thường kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án ký phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong 03 ngày làm việc); trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ký quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong 02 ngày làm việc).
- Đối với hỗ trợ hiệp thương không thành: Sau khi có quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường mời tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có nhà - đất bị thu hồi đến công bố quyết định bồi thường. Trường hợp người bị thu hồi đất không đến nhận quyết định, Ủy ban nhân dân phường lập biên bản công bố vắng mặt, tổ chức niêm yết quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường trong thời hạn 30 ngày, đồng thời gửi thư báo phát kèm theo bảng chiết tính và quyết định bồi thường cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình bị thu hồi đất và cập nhật hồ sơ; Ban Bồi thường gửi thông báo của Ủy ban nhân dân quận yêu cầu người bị thu hồi đất chấp hành quyết định bồi thường và bàn giao mặt bằng theo kế hoạch của Hội đồng bồi thường của dự án. Thông báo này được gửi cho người bị thu hồi đất và gửi đến Ủy ban nhân dân phường nơi có đất để niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường trong thời thời hạn 07 ngày làm việc.
Điều 9. Chi trả bồi thường và thu hồi mặt bằng
Thời gian thực hiện không quá bốn (04) ngày làm việc.
1. Thẩm quyền thực hiện:
- Trưởng Ban bồi thường chịu trách nhiệm chỉ đạo việc lập thủ tục chi trả bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và chính sách tái định cư.
- Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm phối hợp Ban bồi thường tiếp nhận chuyển giao mặt bằng.
- Đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiếp nhận quản lý mặt bằng.
2. Trình tự thực hiện:
- Sau khi có quyết định, Ban Bồi thường lập thủ tục chi trả bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư; thủ tục thu hồi mặt bằng cho từng trường hợp cụ thể. (Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).
- Cán bộ Ban Bồi thường, đại diện đơn vị chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân phường phối hợp kiểm tra và tiếp nhận mặt bằng tại hiện trường, lập biên bản và cùng ký xác nhận việc bàn giao mặt bằng với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất (Trường hợp nhà sở hữu nhà nước thì Công ty Quản lý và Phát triển nhà cùng ký vào biên bản bàn giao mặt bằng của người bị thu hồi đất ), lập thủ tục chuyển giao cho Chủ đầu tư tiếp nhận quản lý, trường hợp chủ đầu tư không quản lý được mặt bằng thì có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân phường hỗ trợ trong việc quản lý (trong 01 ngày làm việc).
- Tổ chức chi trả cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. (trong 01 ngày làm việc).
Điều 10. Cưỡng chế, thu hồi, giải phóng mặt bằng
1. Thẩm quyền thực hiện:
- Trưởng ban Bồi thường chịu trách nhiệm chỉ đạo việc lập thủ tục chi trả bồi thường, hỗ trợ thiệt hại bằng hình thức gửi vào ngân hàng.
- Chánh Thanh tra Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế thu hồi mặt bằng.
- Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm phối hợp Ban bồi thường tiếp nhận chuyển giao mặt bằng; Đơn vị Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiếp nhận quản lý mặt bằng.
2. Trình tự thực hiện:
- Căn cứ thời hạn yêu cầu chấp hành quyết định bồi thường và bàn giao mặt bằng theo thông báo của Ủy ban nhân dân quận, Ban Bồi thường lập tờ trình đề nghị Hội đồng bồi thường của dự án lập thủ tục gửi số tiền bồi thường, hỗ trợ vào ngân hàng nhà nước theo chế độ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn do Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận tạm đứng tên, đồng thời chuyển giao hồ sơ tài liệu có liên quan cho Thanh tra Xây dựng quận (thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc).
- Thanh tra Xây dựng tiếp nhận hồ sơ, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, chuyển giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư quản lý.
Điều 11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý với quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được khiếu nại theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo trình tự thủ tục quy định của Luật Khiếu nại tố cáo.
- Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 12. Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2009. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.