ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2017/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật khiếu nại ngày 11/11/2011;
Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Căn cứ Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 93/TTr-TT ngày 30/12/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiếp nhận đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 30/01/2017 và thay thế Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định tiếp nhận đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾP NHẬN ĐƠN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cà Mau)
Quy định này quy định việc tiếp nhận đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản có liên quan.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiếp nhận đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ ĐƠN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
Điều 3. Tiếp nhận và xử lý đơn tranh chấp đất đai
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã):
a) Tiếp nhận đơn tranh chấp về đất đai, ra biên nhận giao cho người có đơn;
b) Hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện theo Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
c) Vụ việc đã được hòa giải nhưng không thành:
Trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án thì bàn giao hồ sơ cho các bên tranh chấp; đồng thời hướng dẫn các bên tranh chấp viết đơn khởi kiện gửi đến Tòa án;
Trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau (sau đây gọi là Chủ tịch UBND cấp huyện) thì chuyển đến Chủ tịch UBND cấp huyện.
2. Trách nhiệm của Ban Tiếp công dân cấp huyện:
Tiếp nhận hồ sơ tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện.
3. Trách nhiệm của Ban Tiếp công dân tỉnh:
a) Tiếp nhận đơn của cá nhân không đồng ý quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện;
b) Tiếp nhận đơn tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Xử lý đơn tranh chấp về đất đai:
Khi nhận đơn tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cùng cấp, Ban Tiếp công dân cấp huyện, tỉnh có trách nhiệm vào sổ theo dõi, lập phiếu nhận đơn và bảng kê tài liệu giao cho người tranh chấp một bản và lưu hồ sơ một bản;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ban Tiếp công dân cấp huyện, tỉnh phải chuyển đơn cho cơ quan chuyên môn cùng cấp, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người có đơn tranh chấp biết đơn đã chuyển đến cơ quan chuyên môn thụ lý.
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.
2. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Điều 5. Tiếp nhận đơn và xử lý đơn khiếu nại về đất đai
1. Việc tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại về đất đai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
2. Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến đất đai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai và sự phân công của Chủ tịch UBND cấp huyện:
a) Các vụ việc tranh chấp đất đai;
b) Các vụ khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Các vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai (trừ quy định tại khoản 1 Điều này) thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBND tỉnh;
b) Các vụ việc khiếu nại về đất đai đã được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nhưng còn khiếu nại;
c) Các vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Thanh tra tỉnh:
a) Các vụ việc đã có quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh nhưng còn khiếu nại và được Chủ tịch UBND tỉnh giao;
b) Các vụ việc khác liên quan đến đất đai, nhà ở được Chủ tịch UBND tỉnh giao.
4. Các sở, ngành cấp tỉnh: Các vụ việc khi được Chủ tịch UBND tỉnh giao.
5. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn được giao kiểm tra, xác minh nội dung tranh chấp, khiếu nại.
Thủ trưởng cơ quan được Chủ tịch UBND cùng cấp giao kiểm tra, xác minh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cùng cấp về tính pháp lý, khách quan tại báo cáo, kiến nghị giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Điều 7. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
1. Đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện theo quy định tại Điều 28, 29, 30, 31 và 32 Luật Khiếu nại năm 2011 và Chương 2 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Đối với việc khiếu nại lần 2 (hai) thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39, 40 và 41 Luật Khiếu nại năm 2011 và Chương 2 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 89 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Điều 8. Công tác phối hợp để giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
1. Chủ tịch UBND cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức đoàn thể cấp xã hòa giải các tranh chấp về đất đai.
2. Ban Tiếp công dân tỉnh, Ban Tiếp công dân cấp huyện phối hợp với cơ quan chuyên môn được giao trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cùng cấp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, để:
a) Nắm vụ việc đã được cơ quan chuyên môn đã xác minh xong và đủ điều kiện báo cáo giải quyết;
b) Tổ chức họp Hội đồng tư vấn đề xuất, kiến nghị biện pháp giải quyết đến Hội đồng tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét quyết định.
3. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có liên quan của tỉnh phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai.
Điều 9. Lưu hồ sơ giải quyết tranh chấp, khiếu nại
1. Sau khi có quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh, cấp huyện thì vụ việc phải lập thành hồ sơ theo quy định tại Điều 34 Luật Khiếu nại năm 2011 và Điều 23 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
a) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì hồ sơ lưu giữ tại cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 (hai) thì hồ sơ lưu giữ tại cơ quan thụ lý hồ sơ theo quy định tại Điều 43 Luật Khiếu nại năm 2011 và Điều 23 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu còn khiếu nại và khi cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có yêu cầu chuyển hồ sơ thì UBND cấp huyện phải chuyển giao hồ sơ đó theo quy định.
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ký quyết định giải quyết, cơ quan và tổ chức được giao trách nhiệm công bố quyết định giải quyết đến các bên tranh chấp, khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
a) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức công bố quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBND tỉnh;
b) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan và UBND cấp xã tổ chức công bố quyết định giải quyết do cấp mình ban hành và Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức công bố quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại lần 2 (hai) của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Địa điểm công bố quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại địa phương nơi có đất tranh chấp, khiếu nại.
3. Cán bộ được giao chủ trì công bố quyết định có nhiệm vụ đọc toàn văn nội dung của quyết định giải quyết. Đồng thời quyết định giải quyết được giao cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, các bên tranh chấp và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Việc công bố quyết định giải quyết phải được lập thành biên bản có đủ chữ ký hoặc điểm chỉ theo thành phần tham dự (đúng đối tượng).
Trường hợp cơ quan, tổ chức, người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan không nhận quyết định, không đồng ý ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản, thì cán bộ ghi biên bản phải ghi đầy đủ lý do vào biên bản, có sự chứng kiến của thành phần tham dự.
Điều 11. Niêm yết quyết định giải quyết tại Trụ sở tiếp công dân
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết thì Trụ sở tiếp dân tỉnh niêm yết công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND tỉnh; Trụ sở tiếp công dân huyện niêm yết công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND cấp huyện và quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 (hai) của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Thời gian niêm yết 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết.
3. Thời điểm bắt đầu và kết thúc niêm yết phải vào sổ theo dõi.
Điều 12. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà các bên không tiếp tục khiếu nại. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 (hai) có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ban hành.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hay lần 2 (hai) thì có quyền khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức thi hành quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật. Theo dõi, đôn đốc cán bộ, công chức được giao thực hiện việc thi hành quyết định. Trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định để đảm bảo quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật nhưng một trong các bên tranh chấp không chấp hành thì thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Điều 14. Xử lý trường hợp lấn, chiếm đất đai sau khi quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật
Sau khi tổ chức thi hành xong quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cấp có thẩm quyền, trường hợp có hành vi lấn, chiếm đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai.
1. Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Định kỳ hàng quý, năm, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau báo cáo tình hình thực hiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, thi hành các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật về UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản đến Thanh tra tỉnh để được hướng dẫn, giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.