ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2016/QĐ-UBND |
Nhà Bè, ngày 17 tháng 05 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Căn cứ Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường;
Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm;
Căn cứ Quyết định số 67/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định 18/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 05 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 67/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét ý kiến thẩm định của Phòng Tư pháp tại Công văn số 126/PTP ngày 09 tháng 5 năm 2016 và đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ tại Tờ trình số 229/TTr-PNV ngày 10 tháng 5 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội huyện Nhà Bè (gọi tắt là Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Huyện, Trưởng phòng Nội vụ, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Công an Huyện, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Trưởng phòng Y tế, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Huyện, Chi Cục trưởng Chi Cục thuế, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Đội trưởng Đội Quản lý Trật tự đô thị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Lực lượng Kiểm tra Liên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội Huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC
VĂN HÓA, THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI HUYỆN NHÀ BÈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
huyện Nhà Bè)
1. Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội tại huyện Nhà Bè được thành lập theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm tra, xác lập hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin truyền thông và phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy, đánh bạc, phòng cháy, chữa cháy và các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội là lực lượng phối hợp liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hoạt động theo quy định của pháp luật bao gồm các ngành: Văn hóa và Thông tin; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tư pháp; Tài Nguyên và Môi trường; Tài chính - Kế hoạch; Kinh tế; Y tế; Thuế; Quản lý thị trường; Trật tự Đô thị; Phòng cháy và Chữa cháy và Công an.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân là thành viên hoặc có quyền và nghĩa vụ liên quan đến Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội trên địa bàn huyện Nhà Bè.
2. Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực được quy định trong Quyết định thành lập Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội trên địa bàn huyện Nhà Bè.
1. Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội khi làm nhiệm vụ phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội có nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy và các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và phòng, chống tệ nạn xã hội của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nhà Bè theo nội dung của từng Quyết định thành lập Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội.
3. Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Trong quá trình kiểm tra, thành viên của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không gây khó khăn cản trở cho hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân bị kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về các quyết định xử lý của mình.
Điều 4. Nhiệm vụ của Lực Iượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội
1. Khảo sát nắm tình hình, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, phải buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xác lập hồ sơ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, kịp thời chuyển vụ hồ sơ vi phạm cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyền hạn của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội
1. Đề nghị cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan trên địa bàn phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong suốt quá trình kiểm tra.
2. Yêu cầu đối tượng kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra, xuất trình, cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan theo đúng nội dung kiểm tra và hợp tác với Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội trong suốt thời gian kiểm tra.
3. Lập Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính, Biên bản tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, Quyết định tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện các Quyết định khám người theo thủ tục hành chính, Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Biên bản khám người theo thủ tục hành chính, Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) theo đúng Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.
4. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hình sự thì kịp thời xác lập hồ sơ vụ việc vi phạm chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền thụ lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 6. Cơ cấu của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội
1. Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện:
a) Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định thành lập; Đội trưởng, Phó Đội trưởng và các thành viên trong Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định theo đề nghị của Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin hoặc Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời hạn hoạt động của Đội Kiểm tra được quy định trong quyết định thành lập.
b) Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện có 02 Đội, mỗi Đội gồm 01 Đội trưởng, 01 đến 02 Phó Đội trưởng và các thành viên. Đội 1- Kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội do Phòng Văn hóa và Thông tin phụ trách, cử cán bộ, công chức đảm nhận Đội trưởng. Đội 2- Kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách, cử cán bộ, công chức đảm nhận Đội trưởng. Các ngành và các phòng, ban thuộc Huyện: Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế; Phòng Tư pháp; Đội Quản lý thị trường; Công an Huyện; Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Huyện; Phòng Y tế; Chi cục Thuế; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Đội Quản lý Trật tự Đô thị; cử ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức tham gia làm thành viên mỗi Đội. Tùy theo tình hình, nhu cầu thực tế của công tác kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định điều chỉnh Đội trưởng, thành phần, số lượng các ngành, cơ quan, đơn vị của Huyện tham gia Đội Kiểm tra.
c) Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - xã hội Huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện hoặc theo sự ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện cho Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội các xã, thị trấn:
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - thị trấn căn cứ vào Quy chế này và điều kiện thực tế tại địa phương để ban hành Quyết định thành lập và Quy chế hoạt động Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội xã, thị trấn kiểm tra, ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn các xã, thị trấn theo thẩm quyền quản lý địa phương.
Điều 7. Hoạt động của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội
1. Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội hoạt động theo cơ chế phối hợp do Đội trưởng và Tổ trưởng điều hành mọi hoạt động chung của Đội, Tổ.
a) Đội trưởng, Tổ trưởng có quyền tổ chức thực hiện kiểm tra, xác lập hồ sơ vi phạm pháp luật đối với cá nhân, tổ chức theo đúng nội dung Quyết định thành lập Đội, Tổ tại Khoản 2, Điều 3, Chương I và Chương II của Quy chế này. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp trong quá trình kiểm tra, xác lập hồ sơ vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền bổ nhiệm được quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
b) Đội trưởng, Tổ trưởng thông báo lịch công tác cho các thành viên tham gia Đội, Tổ trước 01 ngày hoặc đột xuất (khi cần thiết hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo) và nhận xét về kết quả công tác của từng thành viên tham gia theo Quyết định thành lập Đội, Tổ hoặc khi có yêu cầu của các đơn vị có liên quan.
c) Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng có trách nhiệm giúp Đội trưởng, Tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Quy chế này và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Đội trưởng, Tổ trưởng.
d) Các thành viên trong Đội, Tổ chấp hành sự phân công của Đội trưởng, Tổ trưởng (hoặc Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng), chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Đội trưởng, Tổ trưởng (hoặc Phó Đội trưởng, Tổ phó) về những công việc đã được phân công theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình đang công tác, đồng thời đề xuất nội dung, biện pháp kiểm tra trong lĩnh vực đơn vị phụ trách.
2. Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thành lập chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động của Đội, Tổ và thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho thành viên trong Đội, Tổ.
3. Quy định khi tiến hành kiểm tra.
a) Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện chỉ được tiến hành kiểm tra khi đoàn kiểm tra có Đội trưởng hoặc Phó Đội trưởng và ít nhất thành viên của 04 phòng, ban, đơn vị trong đó phải có Phòng Văn hóa và Thông tin, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an Huyện.
b) Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội xã, thị trấn chỉ được tiến hành kiểm tra khi có Tổ trưởng hoặc Tổ phó và ít nhất thành viên của 03 bộ phận, trong đó phải có văn hóa - thông tin và Công an các xã, thị trấn.
c) Khi tiến hành kiểm tra, Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội phải xuất trình Quyết định thành lập Đội, Tổ cho đối tượng kiểm tra biết để chấp hành trong suốt thời gian kiểm tra tại cơ sở.
MỐI QUAN HỆ VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 8. Mối quan hệ công tác và cơ chế phối hợp
1. Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện:
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung của Huyện và xã - thị trấn, tổ chức kiểm tra liên ngành (định kỳ, đột xuất) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện thông qua; đồng thời báo cáo nhanh các vụ việc lớn, phức tạp và kết quả xử lý trên địa bàn hoặc báo cáo theo yêu cầu đột xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Có trách nhiệm hỗ trợ Đoàn Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Thành phố khi có yêu cầu kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất; phối hợp Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội xã, thị trấn thực hiện tốt công tác kiểm tra trên địa bàn.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội có trách nhiệm phối hợp với ban ngành, đoàn thể, chính quyền cùng cấp, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác kiểm tra, phòng ngừa, phát hiện, xác lập các hành vi vi phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra có hiệu quả.
1. Kinh phí hoạt động của công tác kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội do ngân sách Huyện, xã, thị trấn cấp và từ các khoản thu nộp phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện, xã, thị trấn chịu trách nhiệm bố trí ngân sách, quản lý kinh phí và duyệt chi công tác phí, bồi dưỡng, phương tiện phục vụ, mua tin (khảo sát) trong quá trình kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội, Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội trên địa bàn Huyện và xã, thị trấn.
Điều 10. Phụ cấp, phương tiện hoạt động
1. Chế độ phụ cấp
Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm; được bồi dưỡng ăn đêm và được nghỉ bù một buổi ngày hôm sau nếu làm việc trong thời gian từ 20 giờ đến 04 giờ sáng hôm sau theo quy định hiện hành và theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện.
2. Phương tiện hoạt động
a) Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cần thiết để thực hiện chức trách của mình; có trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản tốt phương tiện được cấp như: Giấy chứng nhận cho các thành viên Đội, Tổ kiểm tra, công cụ hỗ trợ, máy quay phim, máy chụp hình, máy đo âm thanh, máy đo ánh sáng, dụng cụ đo nồng độ rượu, hỗ trợ hao mòn xe và văn phòng phẩm phục vụ cho công tác kiểm tra.
b) Tùy theo tình hình thực tế, Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội được bố trí phương tiện theo đề nghị của Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởng) để phục vụ cho công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn thành viên cho cả Đội.
Khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện và xã, thị trấn.
Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng thì được hưởng chế độ trợ cấp, đền bù theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu thành viên của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội có hành vi vi phạm pháp luật thì Đội trưởng, Tổ trưởng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thành viên đó biết và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thành lập Đội, Tổ kiểm tra xem xét, tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Trách nhiệm của Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan thường trực về hoạt động của Đội 1- Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội, chịu trách nhiệm về kiểm tra hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực về hoạt động của Đội 2 - Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội, chịu trách nhiệm về kiểm tra hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện điều hành hoạt động của Lực lượng Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội huyện và xã - thị trấn. Chủ trì các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất; tổng hợp và dự thảo báo cáo, xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội trình Ủy ban nhân dân Huyện.
b) Chủ động phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan đề xuất nhân sự của Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội và đảm bảo bố trí lực lượng theo quy định tại Quy chế này.
c) Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch dự trù kinh phí hoạt động của Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội hàng năm và quyết toán kinh phí theo quy định.
d) Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện xem xét, xử lý hồ sơ do Đội 1- Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội xác lập; hồ sơ do Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội xã - thị trấn xác lập về kiểm tra hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao mà vượt thẩm quyền xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - thị trấn.
đ) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện xem xét, xử lý hồ sơ do Đội 2- Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội xác lập; hồ sơ do Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội xã - thị trấn xác lập về kiểm tra hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội mà vượt thẩm quyền xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
2. Trách nhiệm của Trưởng phòng, ban, đơn vị liên quan
Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị được quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Quy chế này có trách nhiệm cử cán bộ, công chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực tham gia mỗi Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức tham gia Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội Huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm thành lập, bảo đảm về nhân sự và chế độ, chính sách, kinh phí hoạt động của Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội thực hiện đúng quy định của Quy chế này.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nếu để phát sinh tệ nạn xã hội, hoạt động kinh doanh văn hóa - xã hội trái pháp luật diễn ra trên địa phương mình mà không kịp thời có kế hoạch, chỉ đạo giải quyết. Đây là nội dung quan trọng trong việc xét đánh giá thi đua hoàn thành nhiệm vụ hàng năm trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh trật tự của địa phương.
1. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị mình có biện pháp tổ chức, phối hợp thực hiện nghiêm túc nội dung Quy chế này.
2. Giao Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện xem xét, giải quyết.
3. Việc bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh Quy chế này do Ủy ban nhân dân Huyện xem xét quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi có tham khảo ý kiến của các phòng, ban, đơn vị chức năng có liên quan.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.