ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2015/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 01 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 49/2012/TT-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ kinh phí hoạt động của các Chi hội thuộc các tổ chức chính trị - xã hội các xã đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1269/TTr-SNV ngày 30 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh với các nội dung, như sau:
1. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
a) Đơn vị hành chính cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 20 người;
b) Đơn vị hành chính cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 19 người;
c) Đơn vị hành chính cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 18 người.
2. Chức danh và mức phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
a) Nhóm 1: Gồm có 03 chức danh, với mức hệ số 1,5:
- Phó Trưởng Công an;
- Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự;
- Phụ trách Văn phòng cấp ủy.
b) Nhóm 2: Gồm có 10 chức danh, với mức hệ số 1,0:
- Phụ trách Kiểm tra Đảng;
- Phụ trách Tuyên giáo;
- Phụ trách Tổ chức Đảng;
- Phụ trách Dân vận;
- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn thư - Lưu trữ;
- Phụ trách Nhà văn hóa - Đài truyền thanh;
- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
- Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
- Trưởng ban Bảo vệ dân phố.
c) Nhóm 3: Gồm có 05 chức danh, với mức hệ số 0,8:
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ;
- Phó Chủ tịch Hội Nông dân;
- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;
- Phó Bí thư Đoàn Thanh niên;
- Trung đội trưởng cơ động.
d) Nhóm 4: Gồm có 04 chức danh, với mức hệ số 0,7:
- Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố;
- Thủ quỹ;
- Bảo vệ;
- Tạp vụ.
Đối với 02 chức danh Bảo vệ và Tạp vụ, các đơn vị tùy theo tình hình, khả năng cân đối ngân sách của địa phương, có thể bố trí, hỗ trợ với mức cao hơn mức phụ cấp đã quy định.
3. Chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố.
a) Nhóm 1: Gồm có 03 chức danh, với mức hệ số 1,0:
- Bí thư Chi bộ thôn, Bí thư Chi bộ tổ dân phố;
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
- Công an viên thôn.
b) Nhóm 2: Gồm có 04 chức danh, với mức hệ số 0,5:
- Trưởng ban Công tác Mặt trận;
- Thôn đội trưởng, Tổ đội trưởng;
- Tổ trưởng Bảo vệ dân phố;
- Nhân viên y tế thôn, bản (đối với các xã khó khăn).
c) Nhóm 3: Gồm có 01 chức danh, với mức hệ số 0,4:
- Tổ phó Bảo vệ dân phố.
d) Nhóm 4: Gồm có 02 chức danh, với mức hệ số 0,3:
- Nhân viên y tế thôn, bản (đối với các xã còn lại);
- Tổ viên Bảo vệ dân phố.
4. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh.
a) Cán bộ, công chức cấp xã chỉ được giao kiêm nhiệm thêm một chức danh những người hoạt động không chuyên trách và được hưởng thêm 35 % phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.
b) Những người hoạt động không chuyên trách chỉ được giao kiêm nhiệm thêm một chức danh những người hoạt động không chuyên trách và được hưởng thêm 70 % phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.
c) Các đơn vị căn cứ số lượng những người hoạt động không chuyên trách được quy định để bố trí các chức danh cho phù hợp, khuyến khích việc bố trí kiêm nhiệm các chức danh nhằm giảm số lượng và tăng phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách.
5. Chế độ chính sách khác.
a) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ đại học trở lên được cộng thêm 03 vào hệ số phụ cấp hàng tháng của chức danh đảm nhiệm.
b) Hệ số phụ cấp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm quản lý, phụ cấp thâm niên và phụ cấp đặc thù quốc phòng, an ninh theo quy định chuyên ngành (nếu có).
6. Mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố.
a) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã
- Vùng miền núi, bãi ngang: Tối thiểu 13,5 triệu đồng/tổ chức/năm.
- Vùng đồng bằng, đô thị: Tối thiểu 11,5 triệu đồng/tổ chức/năm.
b) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, bản, tổ dân phố
- Thôn, bản thuộc xã đặc biệt khó khăn; thôn, bản đặc biệt khó khăn: Tối thiểu 1,5 triệu đồng/tổ chức/năm.
- Tổ dân phố và các thôn, bản còn lại: Tối thiểu 01 triệu đồng/tổ chức/năm.
c) Tùy theo tình hình cân đối ngân sách hàng năm, HĐND cấp huyện, cấp xã có thể bố trí, hỗ trợ với mức cao hơn mức tối thiểu theo quy định cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố.
7. Nguồn kinh phí thực hiện.
a) Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp hàng năm cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở khu dân cư do ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đảm bảo; ngân sách tỉnh cân đối và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện, cấp xã.
b) Nguồn kinh phí khoán đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã do ngân sách tỉnh đảm bảo qua bổ sung cân đối ngân sách hàng năm.
c) Nguồn kinh phí khoán đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở khu dân cư do ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%; 50% còn lại, ngân sách cấp huyện, cấp xã cân đối, bố trí.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các chế độ, chính sách được hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Quyết định này thay thế các Quyết định sau của Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Quyết định số 2940/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 về việc điều chỉnh tăng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn;
2. Quyết định số 891/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 về việc quy định chế độ phụ cấp cho lực lượng Bảo vệ dân phố;
3. Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 về chế độ phụ cấp cho Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư (thôn, bản, tổ dân phố) trên địa bàn tỉnh.
4. Các quyết định của UBND tỉnh trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.