UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2000/QĐ-UB |
Hưng Yên, ngày 18 tháng 1 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TẠI TỈNH HƯNG YÊN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HDND và UBND ngày 21/6/1994,
Căn cứ Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo;
Căn cứ Thông tư số 01/1999/TT TGCP ngày 16/6/1999 của Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn một số điều trong Nghị định số 26/1 999/ND-CP ngày 1 9/4/1999 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Trưởng Ban tôn giáo tỉnh tại tờ trình số 03 TTR/TG ngày 06 tháng 01 năm 2000/
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về quản lý Nhà nước đối với một số hoạt động tôn giáo tại tỉnh Hưng Yên.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh, thủ trưởng Sở ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TẠI TỈNH HƯNG YÊN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2000/QĐ-UB ngày 18/1/2000 của Uỷ Ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Hoạt động tôn giáo hợp pháp được Nhà nước tôn trọng và pháp luật bảo hộ. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phải tuân theo Pháp luật của Nhà nước và những quy định của UBND tỉnh Hưng Yên.
Điều 2: Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm trái Pháp luật và chính sách của Nhà nước, hoạt động mê tín dị đoan phải được xử lý theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Điều 3: Uỷ Ban nhân dân, cơ quan chức năng quản lý Nhà nước các cấp trong tỉnh theo chức năng, thẩm quyền được giao có trách nhiệm quản lý các hoạt động tôn giáo theo Pháp luật quy định, vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân có đạo, vừa phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4: Tín đồ có quyền tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình phù hợp với Pháp luật và tập quán sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo trong gia đình; được mời chức sắc, nhà tư hành phụ trách địa bàn đến nhà để tiến hành các nghí thức tôn giáo dành cho người bệnh, người chết, đám tang, đám giỗ, đám cưới.
Điều 5: Cơ sở thờ tự của tôn giáo hiện có như: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, trai phòng, hội quán và các công trinh phụ cận như: tượng đài, bia, tháp xây dựng trong khuôn viên cơ sở thờ tự là nơi dành cho sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký với Nhà nước (qua Ban Tôn giáo) được Pháp luật bảo hộ. Không chấp nhận việc sử dụng nhà riêng của tín đồ để tập hợp nhiều người tham gia các hoạt động tôn giáo.
Điều 6: Đối với những hoạt động tôn giáo được tiến hành định kỳ vào các ngày nhất định trong tuần, trong tháng, trong năm, trong khuôn viên cơ sở thờ tự; chức sắc, nhà tu hành đăng ký lịch sinh hoạt trực tiếp với Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn liên hệ vào tháng đầu năm (năm dương lích), đồng thời đăng ký với Ban tôn giáo của Uỷ ban nhân dân huyện (thị xã) nếu có liên quan các xã trong huyện (thị xã); Ban tôn giáo của UBND tỉnh nếu có liên quan đến các huyện trong và ngoài tỉnh.
Đối với những hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc không có trong lịch hoạt động đã đăng ký đầu năm, chức sắc phụ trách cơ sở thờ tự phải xin phép cấp có thẩm quyền:
Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết những hoạt động thuần tuý tôn giáo phạm vi người trong cơ sở xã, phường, thị trấn đó tham dự.
Chủ tịch UBND huyện (thị xã) giải quyết những trường hợp có người thuộc các xã (phường, thị trấn) trong huyện (thị xã) tham dự.
Trưởng Ban tôn giáo tỉnh giải quyết trường hợp có người' thuộc các huyện, thị xã trong và ngoài tỉnh có liên quan về hành chính đạo tham dự; nếu có tín đồ là người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại tỉnh Hưng Yên hoặc chức sắc ngoài địa phận tham dự phái được phép của Chủ tích UBND tỉnh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, cấp được thẩm quyền có trách nhiệm phải giải quyết và trả lời bằng văn bản.
Các hoạt động lễ hội dân gian mang tính truyền thống, tổ chức tại nơi thờ tự tôn giáo thực hiện theo quy chế về lễ hội được ngành văn hoá - thông tin hướng dẫn.
Khi thực hiện các hoạt động tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành phụ trách nơi thờ tự có trách nhiệm chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh, trật tự trong phạm vi cơ sở thờ tự được phụ
2/ Việc tu chỉnh tiếp tháp chuông, nhà phòng, nhà tổ, hội quán, tượng bia, mộ tháp và nơi thờ tự được phép của Chủ tịch UBND huyện (thị xã).
Điều 9: Các tổ chức Hội đoàn của các Tôn giáo lập ra để phục vụ nghi lễ trong sinh hoạt tôn giáo (ca hát, kèn, trống) chức sắc và người phụ trách chịu trách nhiệm quản lý, phục vụ đúng mục đích, ngoài các tổ chức phục vụ lễ nghi phải thực hiện quy định của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng.
Việc phong Thượng toạ, Ni sư, Hoà thượng, Ni trưởng trong đạo Phật, linh mục, bề trên dòng tu đạo Công giáo và các chức tương đương khác phải được chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh.
Việc truyền giới, thọ giới hàng Đại chúng trong đạo Phật, Tu sĩ thuộc các Tôn giáo khác uỷ quyền Trưởng Ban tôn giáo tỉnh xem xét giải quyết.
Điều 10: Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển Hoà thượng và ni trưởng, Thượng toạ và ni sư trong đạo phật, 11nh mục và bề trên dòng tu đạo công giáo phải được chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh.
Các tluullg hợp khác uỷ quyền giải quyết như sau:
1/ Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển hàng Đại chúng trong đạo Phật, nhà tu hành thuộc tôn giáo khác, được chấp thuận của Trưởng Ban lôn giáo tỉnh.
2/ Việc bổ nhiệm bãi miễn Ban đại diện Phật giáo huyện, thị xã, hội đồng mục vụ của giáo xứ công giáo phải được chấp thuận của chủ tịch UBND huyện, thị xã
3/ Việc bổ nhiệm, bãi miễn Ban hộ tự ở chùa, Ban hành giáo họ đạo được chấp thuận của chủ tịch UBND xã, phường , thị trấn.
Chức sắc, nhà tu hành nhận người vào tập tu, giúp lễ trong cơ sở thờ tự, có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà Nước về Tôn giáo cấp tỉnh đồng thời có trách nhiệm nuôi dưỡng bảo đảm sức khoẻ, học tập đối với người chưa đủ 15 tuổi Chức sắc nhà tu hành khi thực hiện quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển, nhận nuôi người thực hiện các quy định của Nghị định 51/CP ngày 10/9/1997 của Chính Phủ về đăng ký quản lý hộ khẩu.
Điều 11: Đại hội, hội nghị của tổ chức Tôn giáo cấp tỉnh, có liên quan đến các tỉnh phải được phép của chủ tịch UBND tỉnh.
Đại hội, hội nghị của tổ chức Tôn giáo trong phạm vi huyện thị xã phải được phép của chủ tịch UBND huyện, thị xã, nếu có nên quan đến các huyện trong tỉnh phải có sự chấp thuận của Trưởng ban Tôn giáo tỉnh.
Điều 12: Việc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành tập trung có thời hạn 3 năm trở lên, được phép của UBND tỉnh; lớp tập trung ngắn ngày bồi dưỡng nâng cao trình độ hàng năm của tổ chức Tôn giáo được chấp thuận của Ban tôn giáo tỉnh. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng thực hiện nội dung chương trình giáo dục công dân của ngành giáo dục và thực hiện các quy chế, chính sách Pháp luật của Nhà nước.
Người được lựa chọn đi học tại các trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành của tổ chức tôn giáo, người xin nhập dòng tu phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hưng Yên, được chính quyền xã, huyện xác nhận - Ban Tôn giáo tủth chấp thuận.
Chức sắc, nhà tu hành phụ trách nơi thờ tự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký quản lý hộ khẩu đồng thời liên đới chịu trách nhiệm về những hành vi trái pháp luật của những người đang cư trú tại cơ sở thờ tự do mình phụ trách. Cấm không cho nhận, nhập những người đang vi phạm Pháp luật, trốn nghĩa vụ công dân.
Điều 13: Các hoạt động từ thiện và cứu trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân tôn giáo, theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng liên quan, hoạt động đúng mục đích, đúng Pháp luật được khuyến khích khen thưởng.
Các tổ chức tôn giáo khi nhận viện trợ nhân đạo, tài trợ từ thiện từ nước ngoài gửi về cần báo cáo cơ quan chức năng quản lý viện trợ của tỉnh để được giúp đỡ hướng dẫn cho việc tiếp nhận và sử dụng được thuận tiện , đúng Pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14: Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm:
1/ Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo trong phạm vi tỉnh (đăng ký nơi thờ tự, đăng ký lịch hoạt động tôn giáo hàng năm, các hoạt động tôn giáo vượt phạm vi khuôn viên cơ sở thờ tự, các đội hội đoàn, nhận người vào tu học tại các trường đào tạocủa tôn giáo, các hoạt động từ thiện của tôn giáo, việc thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc..v...v...)
2/ Tổ chức triển khai và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành thực hiện nghiêm chỉnh nội dung bản quy định này.
3/ Giúp UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về các hoạt động tôn giáo và bản quy định này.
Điều 15: Sở Địa chính có trách nhiệm:
1/ Hướng dẫn và lập các thủ tục cần thiết về việc xin giao đất mới của các tổ chức tôn giáo theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
2/ Hướng dẫn và lập thủ tục cần thiết theo đúng quy định của Pháp luật để làm cơ sở cho việc xét công nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở thờ tự của các tôn giáo.
3/ Tiếp nhận hồ sơ thụ lý và tham mưu cho UBND tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại về đất liên quan đến tôn giáo.
4/ Phối hợp với UBND huyện, thị xã và các sở ban ngành liên quan kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý ~ các hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. ~ Điều 16: Sở xây đựng có trách nhiệm:
1/ Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục và phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét, đề xuất UBND tỉnh giải quyết trong việc xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự, dựng, đặt các biểu tượng thờ kính của các tôn giáo nơi lộ thiên trong khuôn viên cơ sở thờ tự thuộc thị xã Hưng Yên, thị trấn vùng đã quy hoạch để xây dựng và phát triển đô thị của tỉnh theo uỷ quyền của UBND tỉnh.
2/ Phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các ban ngành liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về xây dựng; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong xây dựng các công trình tôn giáo.
Điều 17: Công an tỉnh có trách nhiệm: Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các cấp thường xuyên kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký quản lý hộ khẩu, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm, đồng thời thực hiện tết chức năng đảm bảo an ninh, trật tự theo quy định của Pháp luật.
Điều 18: Sở văn hoá - thông tin phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn quản lý việc sửa chữa, tôn tạo, xây lại tại các cơ sở thờ tự tôn giáo đã được xếp hạng di tích..... theo Nghị định số 288/HĐBT ngày 31/12//992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Điều 19: Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã có trách nhiệm:
1/ Thực hiện đầy đủ quyền quản lý Nhà nước theo lãnh thồ đã được Pháp luật quy định và theo nội dung bản quy định này.
2/ Thường xuyên chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi phường, xã, thị trấn. lý 3/ Trực tiếp tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của UBND tủth về 1~ũth vực tôn giáo.
Điều 20:
1/ Các cơ quan chúc năng và chính quyền các cấp, khi được hỏi ý kiến về những vấn đề có liên quan đến hoạt động tôn giáo phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong phạm vỉ chức năng, nhiệm vụ của mình phụ trách.
2/ Trong thời gian tối đa không quá 7 (bẩy) ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của các chức sắc hoặc tổ chức tôn giáo, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu đề xuất giải quyết (sau đây gọi là cơ quan chủ trì) phải có văn bản gửi các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã hữu quan để lấy ý kiến về những vấ/1 đề có liên quan.
3/ Trong thời gian không quá 5 (năm) ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ trì, các ngành chức năng, UBND huyện, thị xã phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung yêu cầu. Quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như ngành, địa phương chấp thuận với những nội dung được yêu cầu và chịu trách nhiệm về việc chấp thuận đó.
4/ Trong thời gian tối đa không quá 7 (bẩy) ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được ý kiến của các ngành, địa phương hoặc kể từ thời điểm được coi là kết thúc việc tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan, cơ quan chủ trì hoàn
tất hồ sơ thủ tục theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét giải quyết hoặc cho ý kiến chỉ đạo, trước khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
5/ Trường hợp ý kiến giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan được hỏi ý kiến không thống nhất thì cơ quan chủ trì phải làm báo cáo trình UBND tỉnh và nêu rõ các ý kiến khác nhau để UBND tỉnh có cơ sở xem xét quyết đình hoặc cho ý kiến chỉ đạo cụ thể.
6/ Trong thời gian tối đa không quá 7 (bẩy) ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận văn bản của cơ quan chủ trì, UBND tỉnh xem xét giải quyết hoặc cho ý kiến chỉ đạo bằng văn bản.
Điều 21:
1/ Trên cơ sở quán triệt, thực hiện nghị định 26 NĐ/CP của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo; cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn thực hiện cụ thể các thông tư của Ban tôn giáo Chính phủ và quy định của UBND tỉnh về quản lý Nhà nước đối với một số hoạt động tôn giáo tại địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2/ Các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành có nghĩa vụ chấp hành và động viên tín đồ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và quy định của UBND tỉnh có liên quan đến hoạt động tôn giáo.
3/ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm t/1ì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của Pháp luật.
Điều 22: Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các ngành, các địa phương phản ảnh kịp thời về UBND tỉnh (thông qua Ban Tôn giáo tỉnh) để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.