ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2022/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 12 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 397/TTr-SNN ngày 07 tháng 12 năm 2021 về ban hành Quy định các tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định về các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bà Riạ - Vũng Tàu.
Quyết định này áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình trên địa bàn tỉnh Bà Riạ - Vũng Tàu.
Điều 3. Phân loại công trình, nhà ở
1. Công trình, nhà ở theo tiêu chuẩn là công trình, nhà ở được thiết kế và thi công tuân thủ các tiêu chuẩn và các quy định về quản lý xây dựng của Nhà nước.
2. Công trình, nhà ở phi tiêu chuẩn là công trình, nhà ở không được thiết kế và thi công theo các tiêu chuẩn và các quy định về quản lý xây dựng của Nhà nước. Công trình, nhà ở phi tiêu chuẩn được phân thành các loại như sau:
a) Công trình, nhà ở kiên cố: Là công trình, nhà ở có ba kết cấu chính: cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc;
b) Công trình, nhà ở bán kiên cố: Là công trình, nhà ở có hai trong ba kết cấu chính cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc;
c) Công trình, nhà ở thiếu kiên cố: Là công trình, nhà ở có một trong ba kết cấu chính cột, mái, tường được làm bằng vật liệu bền chắc;
d) Công trình, nhà ở đơn sơ: Là công trình, nhà ở có cả ba kết cấu chính cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu không bền chắc.
Đính kèm Phụ lục I: Nhận biết vật liệu bền chắc, không bền chắc.
3. Các loại công trình, nhà ở còn lại: là công trình, nhà ở có kết cấu chịu lực chính được tính toán thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn nhưng các kết cấu mái, tường làm bằng tôn, fibrô xi măng hoặc các vật liệu tương tự không được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn.
Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở
1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013;
2. Trong quá trình sử dụng tuân thủ các quy định về bảo trì, duy tu, sửa chữa, nâng cấp, gia cố công trình, nhà ở; Phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố công trình, nhà ở và các hoạt động gia tăng rủi ro thiên tai;
3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp để giảm thiểu rủi ro thiên tai;
4. Bảo đảm an toàn về người, tài sản, an toàn công trình, nhà ở và khu vực lân cận công trình, nhà ở.
Điều 5. Tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở theo tiêu chuẩn
1. Công trình, nhà ở theo tiêu chuẩn chịu được cấp độ thiên tai trong giới hạn tính toán thiết kế và tuổi thọ công trình theo tiêu chuẩn hiện hành.
2. Khi xảy ra thiên tai vượt giới hạn tính toán thiết kế, phải có biện pháp phòng, chống và gia cố. Trong trường hợp cần thiết phải sơ tán đến nơi tránh trú an toàn.
1. Đối với loại hình thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lốc
a) Công trình, nhà ở kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố, đơn sơ: Khi cấp gió bão vượt hơn dưới 01 cấp giới hạn chống chịu của công trình, nhà ở, cần có biện pháp phòng chống và gia cố; trường hợp vượt hơn 01 cấp giới hạn chống chịu của công trình, nhà ở, mọi người dân ở trong các công trình, nhà ở này phải được di dời đến nơi trú ngụ an toàn;
Đính kèm Phụ lục II: Hướng dẫn an toàn theo các cấp gió, bão cho nhà phi tiêu chuẩn.
b) Công trình, nhà ở còn lại: các kết cấu chịu lực chính chịu được cấp gió bão trong giới hạn thiết kế, khi cấp gió bão lớn hơn cần có biện pháp phòng chống và gia cố. Riêng đối với các kết cấu bao che và kết cấu mái, với gió bão từ cấp 8 đến cấp 9 trở lên phải có biện pháp phòng chống và gia cố chống sập đổ, tốc mái. Trong trường hợp gió bão trên cấp 9 phải tiến hành di dân tới nơi trú ngụ an toàn.
c) Đối với cửa đi, cửa sổ công trình, nhà ở phải kín gió, không bị bung khi gió giật mạnh. Khung cửa được liên kết chắc chắn với tường. Gia cường giằng cửa khi có cảnh báo ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc;
d) Các thiết bị lắp đặt trên mái, trên tường công trình, nhà ở (bồn nước, điều hòa nhiệt độ) được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo chắc chắn, an toàn và ổn định. Vị trí lắp đặt không quá gần mép lan can, mép mái, phía dưới không có nhiều người qua lại. Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà khi triển khai lắp đặt phải tuân thủ theo những quy định của Luật Xây dựng, Luật Điện lực và hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 6242/BXD-KHCN ngày 28 tháng 12 năm 2020 về việc phổ biến tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà;
đ) Khuôn viên xung quanh công trình, nhà ở không trồng cây quá cao sát nhà, những cây có khả năng gãy đổ ảnh hưởng đến nhà ở, công trình được chặt hạ, mé nhánh.
2. Đối với loại hình thiên tai ngập lụt do ảnh hưởng triều cường, mưa lớn, xả lũ các hồ chứa
a) Công trình, nhà ở nằm ngoài phạm vi bảo vệ của đê bao hoặc ven sông, rạch khu vực không có công trình đê điều: Tuân thủ theo quy định cốt nền xây dựng công trình, nhà ở của cấp có thẩm quyền (nếu có), hoặc cao độ nền nhà, công trình cao hơn hoặc bằng mực nước báo động III + 0,5m, hoặc đã thực hiện các biện pháp đảm bảo ngăn nước, chống ngập;
b) Công trình, nhà ở nằm ở hạ lưu kênh tiêu, hệ thống thoát nước: Tuân thủ theo quy định cốt nền xây dựng công trình, nhà ở của cấp có thẩm quyền (nếu có), hoặc cao độ nền nhà, công trình cao hơn hoặc bằng vết ngập lịch sử, hoặc đã thực hiện các biện pháp đảm bảo ngăn nước, chống ngập;
c) Hệ thống điện của công trình, nhà ở có thiết bị bảo vệ, tự ngắt chống sự cố chập, đoản mạch do ngập nước;
d) Bố trí độ dốc sân, nền và nạo vét rãnh thoát nước (nếu có) trong khuôn viên đảm bảo thoát nước nhanh khi bị ngập.
3. Đối với loại hình thiên tai sạt lở bờ sông, bờ biển do mưa lũ, dòng chảy hoặc triều cường
a) Công trình, nhà ở phải nằm trong phạm vi bảo vệ của công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển;
b) Công trình, nhà ở nằm trong khu vực sạt lở, có nguy cơ sạt lở đã được gia cố, tính toán kỹ thuật bảo đảm chống sạt, trượt;
c) Không được xây dựng công trình, nhà ở tại các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, khu vực có địa hình, địa chất không bảo đảm an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền xác định, khuyến cáo.
4. Đối với loại hình thiên tai sét
a) Công trình, nhà ở có kết cấu cao hơn so với các công trình, nhà ở trong khu vực và công trình, nhà ở nằm riêng lẻ ở khu vực trống trải phải được lắp đặt hệ thống cột thu lôi chống sét đúng tiêu chuẩn, bao gồm các thành phần sau: Kim thu sét (có thể riêng rẽ hoặc liên kết với hệ thống dây trên mái) kết hợp với dây dẫn xuống và hệ thống tiếp đất;
b) Công trình, nhà ở lắp đặt thiết bị bảo vệ, tự ngắt chống sự cố chênh lệch điện áp gây chập, cháy các thiết bị điện.
Điều 7. Tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở hiện có
1. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của công trình, nhà ở; kiểm tra hệ thống điện và đánh giá chất lượng công trình, bộ phận công trình, nhà ở để có biện pháp gia cố, khắc phục kịp thời; định kỳ tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước xung quanh khu vực nhà ở, công trình.
2. Để bảo đảm an toàn khi xảy ra các loại hình thiên tai (mưa, bão, lốc, sét), trước mùa mưa bão phải cắt, tỉa cây xanh có tán lớn xung quanh nhà; kiểm tra, rà soát và thực hiện gia cố, giằng chống công trình, nhà ở, đặc biệt là các công trình, nhà ở sử dụng mái tôn, mái Fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn pano, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao.
3. Có phương án sơ tán người, tài sản khi xảy ra thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai theo phương châm “04 tại chỗ” và hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Đối với các nhà ở, công trình nằm ở các khu vực thường xuyên xảy ra sét cần lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình, nhà ở.
Phải lập và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao trong mùa mưa bão.
1. Các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh
a) Tuân thủ các tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai trong việc xây dựng mới, sử dụng, bảo trì, duy tu, sửa chữa, nâng cấp, gia cố công trình, nhà ở thuộc sở hữu quy định tại Quyết định;
b) Thực hiện các biện pháp gia cố công trình, nhà ở theo hướng dẫn của cơ quan chức năng phù hợp với điều kiện kinh tế để giảm thiểu rủi ro thiên tai, bảo đảm an toàn về người, tài sản, an toàn công trình, nhà ở và khu vực lân cận công trình, nhà ở;
c) Khi phát hiện các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn công trình, nhà ở và bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở, hộ gia đình, cá nhân phải kịp thời thông tin, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để kịp thời ngăn chặn, xử lý, khắc phục. Trường hợp các hoạt động, hành vi và sự cố xảy ra nghiêm trọng mà không xử lý được hoặc việc phối hợp xử lý chưa đạt yêu cầu thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp để được hỗ trợ, xử lý;
d) Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo sớm thời tiết, thiên tai trước, trong và sau thiên tai từ loa phóng thanh, báo đài, ti vi hoặc từ nhiều nguồn thông tin khác để chủ động phòng, tránh, không để xảy ra bất ngờ;
đ) Nắm rõ địa điểm sơ tán tập trung, các nhà kiên cố trong cộng đồng phòng trường hợp cấp độ thiên tai mạnh hơn để kịp thời di dời đến nơi an toàn;
e) Chuẩn bị sẵn sàng và dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu như dây thừng, bao cát, băng dính và thanh chặn cố định cửa. Đảm bảo các nguyên vật liệu, nhà vệ sinh và nguồn nước được bảo vệ an toàn trước ảnh hưởng của thiên tai;
g) Nghiêm chỉnh chấp hành lệnh di dời đến nơi trú tránh an toàn theo thông báo của chính quyền địa phương khi xảy ra thiên tai; chấp hành việc kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm của các hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Quyết định này. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ không được xem xét hỗ trợ khi thiên tai xảy ra.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Theo dõi, triển khai hướng dẫn các cơ quan, tổ chức việc thực hiện Quyết định này;
b) Phối hợp Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan hướng dẫn gia cố đối với công trình, nhà ở chưa bảo đảm an toàn; tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh;
c) Tổng hợp, cập nhật kết quả việc thực hiện các tiêu chí yêu cầu bảo đảm phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh và tham mưu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai của tỉnh.
3. Sở Xây dựng
a) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, lồng ghép tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở trong cấp phép xây dựng;
b) Hướng dẫn biện pháp gia cố công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân bảo đảm an toàn trước thiên tai.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc sử dụng công trình nhà ở trên địa bàn quản lý; Chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu lồng ghép tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai cho công trình, nhà ở trong cấp phép xây dựng;
b) Tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí bảo đảm phòng, chống thiên tai và hướng dẫn gia cố đối với công trình, nhà ở chưa bảo đảm an toàn để hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện rộng rãi trên địa bàn;
c) Hàng năm rà soát, cập nhật kết quả việc thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn;
d) Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai và hướng dẫn nhân dân gia cố công trình, nhà ở bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trước mùa mưa lũ hàng năm. Trường hợp công trình, nhà ở không bảo đảm an toàn, khi có dự báo thiên tai hoặc xảy ra thiên tai phải có phương án sơ tán, di dời người, tài sản đến nơi an toàn;
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai trong việc sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân. Tổ chức vận động, cưỡng chế người dân khi cần thiết để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân khi thiên tai xảy ra;
e) Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá, phân loại và báo cáo kết quả việc thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng định kỳ trước ngày 01 tháng 5 hàng năm.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc sử dụng công trình nhà ở trên địa bàn quản lý;
b) Tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí bảo đảm phòng, chống thiên tai và hướng dẫn gia cố đối với công trình, nhà ở chưa bảo đảm an toàn để hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện rộng rãi trên địa bàn;
c) Hàng năm rà soát, cập nhật kết quả việc thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân để kiến nghị bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn;
d) Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai và hướng dẫn nhân dân gia cố công trình, nhà ở bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trước mùa mưa lũ hàng năm. Trường hợp công trình, nhà ở không bảo đảm an toàn, khi có dự báo thiên tai hoặc xảy ra thiên tai phải có phương án sơ tán, di dời người, tài sản đến nơi an toàn;
đ) Kiểm tra, xử lý các vi phạm bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai trong việc sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân theo thẩm quyền. Tổ chức vận động, cưỡng chế người dân khi cần thiết để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân khi thiên tai xảy ra;
e) Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá, phân loại và báo cáo kết quả việc thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện định kỳ trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG VẬT LIỆU BỀN CHẮC, KHÔNG BỀN CHẮC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Vật liệu |
Kết cấu chính |
||
Cột, dầm |
Mái |
Tường bao che |
|
Vật liệu bền chắc |
1. Bê tông cốt thép; 2. Xây gạch/đá; 3. Sắt/thép/gỗ bền chắc. |
Bê tông cốt thép. |
1. Bê tông cốt thép; 2. Xây gạch/đá; 3. Gỗ/kim loại. |
Vật liệu không bền chắc |
1. Gỗ tạp/tre; 2. Vật liệu khác. |
1. Ngói (xi măng, đất nung); 2. Tấm lợp (ximăng, kim loại); 3. Lá/rơm rạ/giấy dầu; 4. Vật liệu khác. |
1. Đất/vôi/rơm; 2. Phiên/liếp/ván ép; 3. Vật liệu khác. |
HƯỚNG DẪN AN TOÀN THEO CÁC CẤP BÃO CHO NHÀ PHI TIÊU CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Cấp gió theo thang Beaufort |
Phân loại bão |
Nhà, công trình nằm riêng lẻ ở vị trí trống trải, ven sông |
Nhà, công trình xây dựng thành cụm, ở vị trí có che chắn |
||||||||
Kiên cố |
Bán kiên cố |
Thiếu kiên cố |
Đơn sơ |
Kiên cố |
Bán kiên cố |
Thiếu kiên cố |
Đơn sơ |
||||
1÷5 |
|
An toàn |
|||||||||
6 |
Áp thấp nhiệt đới |
An toàn |
|||||||||
7 |
An toàn |
Gia cố |
An toàn |
||||||||
8 |
Bão |
An toàn |
Gia cố |
An toàn |
Gia cố |
||||||
9 |
An toàn |
Gia cố |
Di dân tới nơi an toàn |
An toàn |
Gia cố |
||||||
10 |
Bão mạnh |
An toàn |
Gia cố |
Di dân tới nơi an toàn |
An toàn |
Gia cố |
Di dân tới nơi an toàn |
||||
11 |
Gia cố |
Di dân tới nơi an toàn |
An toàn |
Gia cố |
Di dân tới nơi an toàn |
||||||
12 |
Bão rất mạnh |
Di dân tới nơi an toàn |
Gia cố |
Di dân tới nơi an toàn |
|||||||
13 |
Di dân tới nơi an toàn |
||||||||||
14 |
Di dân tới nơi an toàn |
||||||||||
15 |
Siêu bão |
Di dân tới nơi an toàn |
|||||||||
16 |
Di dân tới nơi an toàn |
||||||||||
17 |
Di dân tới nơi an toàn |
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.