ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2012/QĐ-UBND |
Nhà Bè, ngày 16 tháng 01 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Công văn số 3139/SQHKT-QHKTT ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về đề nghị xem xét và thống nhất các nội dung liên quan để triển khai thực hiện Quyết định 135/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007; Căn cứ Biên bản số 03/SQHKT-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND huyện Nhà Bè thống nhất các nội dung liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 của UBND Thành phố;
Căn cứ Chỉ thị số 17/2008/CT-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Quản lý đô thị tại Tờ trình số 97/TTr-QLĐT ngày 21 tháng 12 năm 2011 và kết quả thẩm định văn bản pháp quy của Phòng Tư pháp tại Công văn số 71 ngày 30 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Nhà Bè.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Trưởng Phòng Quản lý đô thị, Trưởng Phòng Kinh tế, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường, Trưởng Phòng Thống kê, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra Xây dựng huyện Nhà Bè, Chi Cục trưởng Chi Cục Thuế, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn và các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Nhà Bè chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHU VỰC, ĐƯỜNG PHỐ, ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU
XÂY DỰNG, NƠI ĐỂ PHẾ THẢI VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè)
Quy định các khu vực đường phố, địa điểm sản xuất (bao gồm gia công, chế biến), kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Nhà Bè nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Đảm bảo phát triển phù hợp quy hoạch đô thị, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn Huyện; các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan.
2. Phạm vi điều chỉnh: Các hoạt động sản xuất (bao gồm gia công và chế biến), kinh doanh vật liệu xây dựng; hoạt động để phế thải vật liệu xây dựng.
3. Quy định này không áp dụng đối với các điểm kinh doanh không lưu trữ hàng hóa vật liệu xây dựng hoặc không trực tiếp giao hàng tại nơi kinh doanh.
1. Địa điểm sản xuất vật liệu xây dựng: là nơi đặt nhà xưởng và trang thiết bị, máy móc được sử dụng để sản xuất, gia công hoặc chế biến nguyên liệu, bán thành phẩm ra sản phẩm.
2. Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng: bao gồm trạm tiếp nhận, kho, bãi tồn trữ, bến thủy bốc dỡ, trung tâm, siêu thị, chợ, cửa hàng buôn bán, cửa hàng giới thiệu sản phẩm; là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, trao đổi, thỏa thuận việc mua bán hàng hóa vật liệu xây dựng của tổ chức, cá nhân.
3. Phế thải vật liệu xây dựng: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng.
4. Nơi để phế thải vật liệu xây dựng: là khu vực, địa điểm quy định riêng để chất thải nguy hại và phế thải trong xây dựng, có biển báo và hạn chế đi lại.
5. Vật liệu xây dựng (VLXD): là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện.
6. Vật liệu xây dựng nhóm A: là vật liệu xây dựng cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ gây bụi (gồm: gạch xây, cát, đá, sỏi, vôi cục, vôi tôi, tấm lợp, kết cấu thép xây dựng, bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, tre, nứa, lá, đà giáo, cốp pha, cừ tràm, kính tấm xây dựng, đá ốp lát có tạo hình cắt, mài cạnh);
7. Vật liệu xây dựng nhóm B: là các loại vật liệu xây dựng dễ cháy (gồm: gỗ xây dựng, tre, nứa, lá, vật liệu nhựa, các loại sơn dầu, giấy dầu, cót, cót ép);
8. Vật liệu xây dựng nhóm C: là vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại, gây bụi (gồm: sơn dầu, giấy dầu, cót ép, hắc ín, vôi tôi, vôi cục, vôi tôi trong bể).
QUY ĐỊNH KHU VỰC, ĐƯỜNG PHỐ, ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT, KINH DOANH VLXD, NƠI ĐỂ PHẾ THẢI VLXD
Điều 4. Địa điểm sản xuất vật liệu xây dựng
- Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải tập trung vào các khu công nghiệp theo Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2011.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất tại địa điểm không phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch của huyện Nhà Bè và Quy định này phải có kế hoạch di dời vào các khu công nghiệp hoặc đến các địa phương khác có quy hoạch phù hợp.
Điều 5. Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng
- Các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan, trật tự an toàn giao thông, không xâm phạm chỉ giới giao thông, không xâm lấn vỉa hè, lòng đường; bảo đảm các quy định về hành lang bảo vệ công trình đường bộ, đường sông và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khu di tích lịch sử văn hóa, khu vực danh lam thắng cảnh; phải có trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ và tuân thủ theo quy định của cơ quan chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy.
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng. Việc kinh doanh vật liệu xây dựng chỉ được thực hiện tại các tuyến đường được quy định cụ thể theo Phụ lục đính kèm Quy định này.
Điều 6. Nơi để phế thải vật liệu xây dựng
- Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, kém phẩm chất, phế thải trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh phải được chở về nơi sản xuất hoặc xử lý phế thải vật liệu xây dựng đúng nơi quy định theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác theo sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và chủ đầu tư công trình xây dựng phải ký hợp đồng với doanh nghiệp có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý phế thải vật liệu xây dựng.
- Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè không bố trí nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch chung của thành phố.
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
- Định kỳ 06 tháng, năm tổ chức kiểm tra hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng. Kiểm tra đột xuất khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc phản ảnh từ các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thanh tra theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, để phế thải vật liệu xây dựng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đơn khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Nhà Bè phải chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành theo Quy định này.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng bị xử phạt theo tính chất, mức độ vi phạm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, tên tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính, nội dung vi phạm, hình thức xử phạt được công bố trên Trang tin điện tử (Website) của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè và Sở Xây dựng.
- Mức xử phạt được áp dụng theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Cán bộ, công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng tại những khu vực, đường phố, địa điểm không thuộc Phụ lục đính kèm Quy định này được khuyến khích chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc di dời đến những địa điểm được quy định. Thời gian chuyển đổi hoặc di dời phải thực hiện trước ngày 01 tháng 7 năm 2012.
- Trong thời gian chưa di dời, các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động phải nghiêm chỉnh chấp hành các tiêu chuẩn, các quy định hiện hành.
- Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời, lập biên bản và đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị trực thuộc
1. Phòng Quản lý đô thị:
- Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Huyện thực hiện việc quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn Huyện nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được UBND Thành phố phê duyệt; hàng năm có khảo sát và điều chỉnh lại Quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về lĩnh vực vật liệu xây dựng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo đúng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.
- Tổ chức giám sát việc thực hiện di dời của các nhà máy, trạm nghiền, trạm trộn xi măng; các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, có công nghệ sản xuất hiện đại đang hoạt động tại các khu vực không phù hợp với quy hoạch chung theo chương trình thực hiện di dời của thành phố.
- Định kỳ 6 tháng, năm và đột xuất báo cáo về Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân Thành phố công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn Huyện; tình hình thực hiện Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và nơi để phế thải vật liệu xây dựng.
2. Phòng Kinh tế:
- Tham mưu cho UBND Huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với Quy định này và các quy định hiện hành khác.
- Cung cấp cho Sở Xây dựng danh sách hộ kinh doanh đăng ký mới, thay đổi nội dung kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt kinh doanh, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và UBND Thành phố theo định kỳ ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm.
- Quản lý về việc kinh doanh vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nhà Bè.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn kiểm tra các cơ sở hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không phù hợp với Quy định này để hướng dẫn chuyển đổi ngành nghề hoặc xây dựng phương án di dời và cam kết thực hiện đúng theo phương án.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện xử phạt các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng không đảm bảo các yêu cầu về môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Phòng Tư pháp:
Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về lĩnh vực vật liệu xây dựng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
5. Thanh tra Xây dựng:
Phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Đội Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm tại Chương II của Quy định này.
6. Chi Cục Thuế:
- Quản lý thông tin về cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Huyện; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn từng xã - thị trấn.
- Báo cáo định kỳ ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm về sản lượng tiêu thụ, sản lượng sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Huyện về Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện.
7. Đội Quản lý thị trường:
Tăng cường công tác quản lý trên địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
8. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Tăng cường giám sát và xử lý các vi phạm hành chính về trật tự đô thị trong việc sản suất, kinh doanh vật liệu xây dựng và nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn xã - thị trấn.
- Báo cáo UBND Huyện xử lý kịp thời những trường hợp vượt quá thẩm quyền. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phối hợp với Phòng Tư pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đến từng tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Huyện.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện, kiểm tra các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng liên quan đến môi trường, an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy.
- Thống kê các tổ chức, cá nhân thực tế kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn xã - thị trấn theo định kỳ ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm về UBND Huyện.
Điều 11. Tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng
1. Tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng theo đúng quy định tại Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động và tuân thủ Quy định này.
2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây dựng có cơ sở sản xuất đang hoạt động nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, phải tích cực nghiên cứu xây dựng phương án di dời (đến năm 2020 phải hoàn tất), chủ động trong việc tìm kiếm địa điểm di dời phù hợp tại các khu công nghiệp của thành phố hoặc các tỉnh lân cận.
3. Tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện phải lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo Hệ thống ngành kinh tế được Chính phủ quy định.
4. Khuyến khích đầu tư xây dựng và tham gia kinh doanh tại các trung tâm trưng bày và siêu thị vật liệu xây dựng.
5. Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm vào các ngày 05 tháng cuối kỳ và đột xuất (theo yêu cầu cụ thể) về tình hình hoạt động, sản lượng sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng cho Ủy ban nhân dân Huyện - nơi đăng ký hoạt động để tổng hợp gửi Sở Xây dựng.
Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè giao Phòng Quản lý đô thị hàng năm rà soát lại Quy định này để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện và Thành phố.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và các đơn vị liên quan tại Điều 10 phản ánh kịp thời về Phòng Quản lý đô thị để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Huyện điều chỉnh, bổ sung Quy định này./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè)
Danh mục tuyến đường được phép bày bán vật liệu xây dựng nhóm A
Stt |
Tên đường |
Giới hạn |
|
Từ |
Đến |
||
1 |
Đào Sư Tích (xã Phước Lộc) |
Cầu Phước Lộc 2 |
Rạch Bà Lào |
2 |
Nguyễn Bình (xã Nhơn Đức) |
Cầu Mương Chuối |
Cầu Bà Sáu |
3 |
Nguyễn Văn Tạo (xã Hiệp Phước) |
Cầu Hiệp Phước |
Phan Văn Bảy |
4 |
Đường Liên ấp 3-4 (xã Hiệp Phước) |
Trọn tuyến đường |
Danh mục tuyến đường được phép bày bán vật liệu xây dựng nhóm B, C
Stt |
Tên đường |
Giới hạn |
|
Từ |
Đến |
||
1 |
Huỳnh Tấn Phát (Thị trấn NB và xã Phú Xuân) |
Cầu Phú Xuân |
Phà Bình Khánh |
2 |
Lê Văn Lương (xã Phước Kiển) |
Cầu Long Kiển |
Cầu Rạch Dơi |
3 |
Nguyễn Văn Tạo (xã Hiệp Phước) |
Cầu Hiệp Phước |
Rạch Chim |
4 |
Nguyễn Bình (xã Nhơn Đức) |
Nguyễn Văn Tạo |
Lê Văn Lương |
5 |
Đào Sư Tích (xã Phước Lộc) |
Cầu Phước Lộc 1 |
Rạch Bà Lào |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.