UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2011/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 10 tháng 01 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TỈNH YÊN BÁI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuỷ sản;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản; Nghị định số
59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh
doanh một số ngành nghề thuỷ sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 2
năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ xung một số điều của nghị định 59/2005/NĐ-CP
ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản;
Căn cứ quyết định số 29/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập và quy định về tổ chức hoạt động của quĩ tái tạo
nguồn lợi thủy sản Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông tỉnh Yên Bái tại Tờ
trình số 03/TTr-SNN ngày 06 tháng 01 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế Quản lý khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế quyết định số 67/1998/QĐ.UB ngày 04 tháng 5 năm 1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải; Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức cá nhân) có tham gia vào hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên các sông suối, đầm, hồ và các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Nguyên tắc của hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
1. Nguồn lợi thủy sản trên các vùng nước thuộc sở hữu toàn dân, do Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý. Các tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phải gắn với bảo vệ môi trường thuỷ sinh và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững.
2. Quản lý hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản trên các vùng nước là nhằm đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản được khai thác bền vững, đồng thời phát huy được hiệu quả tiềm năng mặt nước trong việc nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống, kinh tế, xã hội.
3. Khuyến khích các tổ chức xã hội, thôn bản, hộ gia đình sống ở các vùng ven các mặt nước tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
1. Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật sống trong các vùng nước có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Khai thác thuỷ sản được hiểu là các hoạt động đánh bắt, tôm, cá, các động vật thuỷ sinh, các thực vật thuỷ sinh trên các vùng nước có sở hữu của cộng đồng.
3. Ngư cụ là các dụng cụ để đánh bắt tôm, cá, các động vật, thực vật thuỷ sinh.
4. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản: Là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản
Điều 4. Quản lý khai thác thuỷ sản
1. Các tàu thuyền khai thác thuỷ sản phải chấp hành các quy định về đăng kiểm, đăng ký tàu cá, thuyền khai thác cá theo quy định của nhà nước và quy chế này.
2. Các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình tham gia khai thác thuỷ sản phải được tập hợp trong các tổ chức ngư dân cấp cơ sở thôn, làng hoặc liên thôn làng, được chính quyền địa phương giới thiệu để cơ quan quản lý thuỷ sản cấp đăng ký khai thác thuỷ sản.
3. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khai thác thuỷ sản phải chịu sự quản lý trực tiếp của uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và khi có tên trong danh sách của cấp quản lý mới được quyền khai thác thuỷ sản.
Điều 5. Phí, lệ phí trong khai thác thuỷ sản
1. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hành nghề khai thác, nuôi trồng thuỷ sản có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí về tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hàng năm theo quy định của nhà nước và tỉnh
2. Mức phí tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thu nộp hàng năm đối với mỗi thuyền nghề khai thác thủy sản do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng mức phí trình cấp có thẩm quyền quyết định).
3. Phí tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thu từ hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản hàng năm, được chi cho công tác thu phí, công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và trích lập quĩ tái tạo nguồn lợi thủy sản của tỉnh.
Điều 6. Những ngư cụ được phép sử dụng khai thác thuỷ sản
1. Những ngư cụ được phép sử dụng để khai thác thuỷ sản bao gồm: Lưới rê - Lưới cao màn - Lưới úp - Lưới bén, lưới cước và rọ tôm. Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng các công cụ khai thác mới không có trong Quy chế này khi chưa được cơ quan quản lý thuỷ sản của tỉnh cấp phép.
2. Kích thước mắt lưới nhỏ nhất cho phép sử dụng để khai thác thuỷ sản được quy định theo từng loại ngư cụ được quy định tại phụ lục gắn kèm Quy chế này.
Điều 7. Quy định về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong quá trình khai thác thuỷ sản
1. Tàu thuyền tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa. Việc bố trí ngư cụ để khai thác thuỷ sản không được vi phạm vào các luồng tuyến giao thông theo lộ giới quy định.
2. Ở những nơi khai thác thủy sản, việc bố trí ngư cụ phải dành phần đường cho phương tiện đường thuỷ đi lại được. Các ngư cụ phải được đánh dấu bằng phao dễ nhận biết và phải có người gác để hướng dẫn tàu thuyền qua lại khi cần thiết.
NUÔI TRỒNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Điều 8. Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
1. Dùng chất độc hại, chất nổ, dòng điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác làm chết hàng loạt các loài thủy sản, để khai thác thuỷ sản.
2. Xả thải hoặc để rò rỉ các chất độc hại, chất gây ô nhiễm chưa qua xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn sả vào môi trường xung quanh.
3. Vứt bỏ ngư cụ xuống sông, suối, đầm, ao hồ và các vùng nước tự nhiên khác (trừ trường hợp bất khả kháng).
4. Sử dụng lưới vét có kích thước mắt nhỏ hơn quy định để khai thác thuỷ sản.
5. Sử dụng phương pháp đánh cá bằng ánh sáng đèn (trừ trường hợp đánh cá để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép).
6. Khai thác thủy sản tại các bãi cá đẻ đã quy hoạch bảo vệ, khai thác các loài thuỷ sản còn non và các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác.
7. Xây dựng các công trình, san lấp, đắp chắn eo ngách hồ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
8. Nuôi thả các giống loài thuỷ sản mới khi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép và các loài thuỷ sản chưa qua khảo nghiệm, các loài thuộc danh mục cấm nuôi trồng.
Điều 9. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
1. Giao cho Chi cục Thuỷ sản của tỉnh có trách nhiệm tổ chức thả bổ sung cá giống xuống hồ Thác Bà và những vùng nước lớn khác hàng năm để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
2. Kinh phí phục vụ cho việc thả cá giống được bố trí hàng năm từ ngân sách tỉnh, từ nguồn quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án về nghiên cứu điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ, phát triển nguồn lợi, đặc biệt ưu tiên các chương trình dự án giúp đỡ ngư dân nghèo phát triển nghề nuôi thuỷ sản.
Điều 10. Quản lý nuôi trồng thuỷ sản
1. Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên các vùng nước phải đảm bảo theo đúng quy hoạch, chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản, đảm bảo quy trình về phòng trị bệnh và không gây hại đến các hoạt động kinh tế khác.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thuỷ sản trên các vùng, hồ, sông, suối thuộc diện tích mặt nước sở hữu cộng đồng phải đăng ký với chính quyền địa phương và chấp hành việc quản lý chuyên ngành của Chi cục thuỷ sản.
3. Việc nuôi cá lồng, bè phải thực hiện đăng ký phương tiện (bè cá) với Chi cục thủy sản của tỉnh. Vị trí đặt lồng, bè nuôi cá phải đảm bảo không gây cản trở giao thông đường thuỷ của bà con nhân dân trong khu vực.
Điều 11. Trách nhiệm của các cấp, ngành
1. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên bái chủ trì phối hợp với các nghành có liên quan, các huyện thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quy chế này.
- Chỉ đạo Chi cục Thuỷ sản thuộc sở căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quản lý khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên toàn tỉnh.
2. Chi cục Thuỷ sản tỉnh Yên Bái có trách nhiệm:
- Tổ chức cấp giấy phép khai thác thuỷ sản, cấp đăng ký phương tiện nghề cá cho nhân dân theo quy định của ngành thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp cùng với Uỷ ban nhân dân các huyện thực hiện công tác quản lý khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và thu phí, lệ phí của các tổ chức cá nhân khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
- Hướng dẫn, tổ chức cho nhân dân phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo quy hoạch và đảm bảo các điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh, thú y thủy sản. Chấp hành các quy định về quản lý trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
- Phối hợp với các huyện, thị, thành phố tuyên truyền chủ chương chính sách pháp luật trong lĩnh vực thuỷ sản và nội dung Quy chế này đến nhân dân.
- Tiếp thu tổng hợp giải quyết các ý kiến từ phía ngư dân về công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trên cơ sở đó có những đề xuất tham mưu cho cấp lãnh đạo để điều chỉnh về chính sách trong công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi.
- Điều tra, quy hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra thông báo các vùng cấm khai thác có thời hạn, trên các sông, hồ, các bãi thả cá giống; đồng thời trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố bổ sung các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ.
- Thực hiện các dự án về điều tra nghiên cứu, thăm dò, đánh gía nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch sản xuất cá giống thả bổ sung tái tạo nguồn lợi thuỷ sản theo kế hoạch tỉnh giao. Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định nhằm đẩy mạnh công tác nuôi trồng, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên phạm vi toàn tỉnh và duy trì phát triển các loài thuỷ sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao.
- Thu hồi giấy phép hành nghề của các tổ chức cá nhân có vi phạm về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức cá nhân hoạt động thuỷ sản vi phạm quy chế này.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Tổ chức chỉ đạo nuôi trồng, quản lý bảo vệ khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo sự phân cấp của tỉnh trong phạm vi vùng nước do địa phương quản lý.
- Phối hợp với cơ quan quản lý thuỷ sản của tỉnh thực hiện công tác quản lý nuôi trồng, khai thác và tuyên truyền nhân dân thực hiện về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và uỷ ban nhân dân các xã, phường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy chế quản lý của tỉnh về công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
4. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
- Tổ chức cho nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, phát hiện tố cáo các hành vi phạm pháp luật về thuỷ sản
- Ngăn chặn xử lý những vi phạm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật, trên phạm vi địa bàn quản lý.
- Phối hợp với Chi cục Thuỷ sản của tỉnh trong công tác quản lý khai thác thủy sản, thu phí, lệ phí và tuyên truyền hướng dẫn nhân dân chấp hành các quy định về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
5. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội khác:
Các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang, cơ quan thông tin đại chúng ... theo chức năng của mình cùng với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Quy chế này.
Mọi cơ quan, tổ chức cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản sẽ được khen thưởng theo quy định.
Các hành vi vi phạm công tác quản lý khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quy định tại Quy chế này, sẽ bị tịch thu ngư cụ khai thác và xử lý theo quy định hiện hành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, bảo vệ môi trường, giao thông thuỷ nội địa.. nếu vi phạm ở mức độ nặng sẽ bị xử lý theo Luật hình sự.
Các tổ, chức cá nhân có quyền khiếu nại, có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy chế này với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quy chế ban hành tại quyết định số 67/1998/QĐ.UB ngày 04 tháng 5 năm 1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái./.
KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ SỐNG TRONG VÙNG NƯỚC HỒ THÁC BÀ ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC
(Tính từ mõm đến chẽ vây đuôi)
STT |
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) |
1 |
Cá Chép |
Cyprinus carpio |
150 |
2 |
Cá Trôi |
Cirrhina molitorella |
220 |
3 |
Cá Chày đất |
Spinibarbus caldwelli |
150 |
4 |
Cá Bỗng |
Spinibarbichthys denticulatus |
400 |
5 |
Cá Trắm đen |
Mylopharyngodon piceus |
400 |
6 |
Cá Trắm cỏ |
Ctenopharyngodon idellus |
450 |
7 |
Cá Mè trắng |
Hypophthalmichthys molitrix |
300 |
8 |
Lươn |
Monopterus albus |
360 |
9 |
Cá Chiên |
Bagarius rutilus |
450 |
10 |
Cá Vền |
Megalobrama terminalis |
230 |
11 |
Cá Bông (Lóc bông) |
Channa micropeltes |
380 |
12 |
Cá Trê vàng |
Clarias macrocephalus |
200 |
13 |
Cá Thiểu |
Culter erythropterus |
200 |
14 |
Cá Ngão gù |
Erythroculter recurvirostris |
260 |
15 |
Cá Chầy mắt đỏ |
Squaliobalbus curriculus |
170 |
16 |
Cá Ngạch |
Cranogalnis sinensis |
210 |
17 |
Cá Rô đồng |
Anabas testudineus |
80 |
18 |
Cá Chạch sông |
Mastacembelus armatus |
200 |
19 |
Cá Lóc (cá Quả) |
Channa striata |
220 |
20 |
Cá Mè vinh |
Puntius gonionotus |
100 |
21 |
Cá Diếc |
Carassius auratus |
150 |
22 |
Cá Nhưng |
Carassioides cantonensis |
150 |
23 |
Cá Măng |
Elopichthys bambusa |
400 |
24 |
Cá Mương |
Hemiculter leucisculus |
180 |
25 |
Mè Hoa |
Aristichthys nobilis |
450 |
26 |
Cá Rô phi |
Oreochromis mossambicus |
150 |
Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 15% sản lượng thủy sản khai thác được
KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI TỐI THIỂU CHO TỪNG LOẠI NGƯ CỤ
Số TT |
Ngư cụ |
Kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng (mm) |
1 |
Lưới bén (lưới cước đánh cá dầu) |
2a > hoặc = 20 mm |
2 |
Lưới Cao màn |
2a > hoặc = 40 mm |
3 |
Lưới rê 3 lớp (tính lớp nhỏ nhất) |
2a > hoặc = 60 mm |
4 |
Lưới úp |
2a > hoặc = 60 mm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.