BỘ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2008/QĐ-BTTTT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Căn cứ Nghị định 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Pháp chế là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lập dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng.
3. Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng.
4. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị hồ sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, tổ chức góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi lấy ý kiến.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và xây dựng phương án xử lý kết quả rà soát trình Bộ trưởng.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng và đề xuất phương án xử lý văn bản trái pháp luật trình Bộ trưởng.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; đề xuất phương án xử lý và theo dõi kết quả xử lý văn bản trái pháp luật.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
10. Chủ trì hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
11. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
12. Chủ trì hoặc tham gia cùng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
13. Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
14. Tham gia ý kiến trong việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
15. Tham gia ý kiến trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân công của Bộ trưởng.
16. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong Vụ Pháp chế do Vụ trưởng quy định.
Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 31/2005/QĐ-BBCVT ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.