THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2003/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2003 |
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỂ ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU ĐÁNH BẮT VÀ TÀU DỊCH VỤ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 393/TTG NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 1997, QUYẾT ĐỊNH SỐ 159/1998/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 1998 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2000/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (công văn số 3066/BC-BTS ngày 18 tháng
11 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh mức lãi suất cho vay và thời hạn vay đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn cải hoán, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư cụ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 1 Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 về việc sửa đổi lãi suất cho vay, thời hạn vay và trả nợ vay tín dụng của Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ ban hành kèm theo Quyết định số 159/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Số dư nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 được áp dụng mức lãi suất 5,4%/năm.
2. Thời hạn vay vốn không quá 12 năm, kể từ ngày rút vốn vay đầu tiên.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các Bộ, ngành) đang quản lý các chủ đầu tư vay vốn đóng tàu từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước chủ trì, phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thuỷ sản tổ chức chỉ đạo xử lý nợ vay theo hướng:
1. Phân loại các chủ đầu tư để có biện pháp xử lý cụ thể:
1.4. Đối với các chủ đầu tư sản xuất kinh doanh thua lỗ, đời sống gặp khó khăn, hoặc để tàu nằm bờ không đi sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng:
2. Về chuyển đổi chủ đầu tư và xử lý nợ vay:
Đối với những chủ đầu tư sản xuất kinh doanh thua lỗ, đời sống gặp khó khăn, hoặc để tàu nằm bờ không đi sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng hoặc cố tình chây ỳ không trả nợ thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với các tổ chức cho vay để tổ chức thực hiện việc xử lý chuyển đổi chủ đầu tư, xử lý nợ vay theo nguyên tắc sau:
Nếu người mua không có khả năng trả ngay một lần đủ giá trị con tàu khi bán đấu giá thì có thể được nhận nợ với tổ chức cho vay với các điều kiện: phải trả ngay một lần tối thiểu bằng 50% giá trị con tàu khi bán đấu giá; phải có đủ các điều kiện vay do tổ chức cho vay quy định và có xác nhận của chính quyền địa phương.
2.3. Toàn bộ số tiền bán đấu giá thu được phải trả ngay cho tổ chức cho vay sau khi đã trừ các khoản chi phí cho việc bán đấu giá theo quy định. Số tiền chênh lệch giữa giá trị con tàu sau khi bán đấu giá với số nợ phải trả (nợ gốc và lãi vay) được xử lý như sau:
a. Nếu số tiền bán đấu giá con tàu lớn hơn số nợ phải trả, thì sau khi trả nợ và trừ các khoản chi phí cho việc bán đấu giá tàu, số tiền còn lại chuyển trả cho chủ đầu tư cũ.
b. Nếu số tiền bán đấu giá con tàu nhỏ hơn số nợ phải trả, thì chủ đầu tư cũ tiếp tục phải nhận nợ với tổ chức cho vay khoản chênh lệch thiếu giữa số nợ phải trả (kể cả các khoản chi phí cho việc bán đấu giá tàu) với giá trị con tàu sau khi bán đấu giá và phải trả trong 2 năm kể từ khi bán đấu giá xong con tàu. Trường hợp chủ đầu tư cũ không có khả năng trả phần nợ này, thì tổ chức cho vay phối hợp với chính quyền địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để tiến hành phát mại tài sản khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ vay (gốc và lãi). Trường hợp không có tài sản hoặc giá trị tài sản thu được sau khi phát mại vẫn không đủ để trả nợ thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ (có ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Bộ chủ quản) gửi tổ chức cho vay để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển chỉ đạo các tổ chức cho vay quy định cụ thể thời hạn cho vay đối với từng khoản nợ vay của từng đối tượng cụ thể và hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi chủ tàu.
3. Bộ Thuỷ sản tăng cường công tác khuyến ngư, đào tạo tay nghề cho ngư dân trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản; hướng dẫn địa phương xây dựng mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng; hướng dẫn cho ngư dân về ngư trường và nguồn lợi, đảm bảo sản xuất có hiệu quả.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các tổ chức cho vay và các cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ: chỉ đạo việc phân loại các đối tượng vay vốn để có biện pháp xử lý cho phù hợp, bảo đảm công bằng, hợp lý; tăng cường tuyên truyền giáo dục ngư dân nâng cao ý thức nghĩa vụ của mình với các cam kết trong hợp đồng vay vốn; kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ Nhà nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thuỷ sản; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.