THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 750/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Khai thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Áp dụng nhanh tiến độ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường.
2. Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng trọt mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su.
3. Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.
4. Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
1. Đến năm 2010: tiếp tục trồng mới 70 nghìn ha để diện tích cao su cả nước đạt 650 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 800 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến khoảng 220 nghìn tấn.
2. Đến năm 2015: tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha, để diện tích cao su cả nước đạt 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến trong 5 năm 360 nghìn tấn.
3. Đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
1. Về quỹ đất trồng cao su
Để đạt mục tiêu 800 nghìn ha cao su, phải tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây cao su.
2. Định hướng quy hoạch cao su ở các vùng
a) Vùng Đông Nam Bộ: tiếp tục trồng mới 25 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo phù hợp với cao su, để ổn định diện tích 390 nghìn ha cao su;
b) Vùng Tây Nguyên: tiếp tục trồng mới khoảng 95 – 100 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 280 nghìn ha;
c) Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: tiếp tục trồng mới 10 -15 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 40 nghìn ha;
d) Vùng Bắc Trung Bộ: tiếp tục trồng mới khoảng 20 nghìn ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, để ổn định diện tích 80 nghìn ha;
đ) Các tỉnh vùng Tây Bắc: không phát triển theo phong trào, có bước đi phù hợp. Trên cơ sở quỹ đất và kết quả đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng, các địa phương quyết định mở rộng diện tích ở những địa bàn có đủ điều kiện, để đến năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50 nghìn ha.
2. Về khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
a) Tiếp tục đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, cung ứng đủ giống đầu dòng cho các vườn ươm phục vụ yêu cầu sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án giống cao su chất lượng cao thuộc Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy, hải sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su.
3. Về tiêu thụ sản phẩm
a) Các doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức và người sản xuất, bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi;
b) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su, xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hình thành thị trường kỳ hạn cao su Việt Nam, nhằm xây dựng thị trường bán buôn hàng hóa phù hợp với thông lệ quốc tế. Thúc đẩy quan hệ hợp tác trồng, chế biến và tiêu thụ cao su với các nước trên thế giới.
4. Về đầu tư và tín dụng
a) Khuyến khích, huy động các nguồn vốn các nhà đầu tư, vốn nhàn rỗi trong dân và giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển cao su;
b) Ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí vốn để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng dự án trồng cao su;
c) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cao su ở các địa bàn khó khăn thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP .
5. Về tổ chức sản xuất
a) Đầu tư phát triển cơ sở chế biến mủ, sản phẩm và đồ gỗ cao su gắn với vùng nguyên liệu theo hướng đa dạng sở hữu, đa dạng sản phẩm, hình thành doanh nghiệp công, nông nghiệp nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu;
b) Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch được duyệt;
c) Khuyến khích và hỗ trợ việc hình thức thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trong lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ cao su để hỗ trợ hộ gia đình và tư nhân trồng cao su về kỹ thuật, dịch vụ vật tư và tiêu thụ sản phẩm;
d) Nâng cao năng lực hoạt động Hiệp hội Cao su Việt Nam để hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên và người sản xuất.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai quy hoạch; kịp thời cập nhật về sản xuất, thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để điều chỉnh quy hoạch phù hợp.
2. Các Bộ, ngành Trung ương: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước; hướng dẫn các địa phương sử dụng đất chuyển đổi đúng pháp luật và có hiệu quả; bảo đảm các yếu tố, nhất là vốn đầu tư cho phát triển theo quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh: rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển cao su của địa phương, xác định địa bàn chuyển đổi từ đất đang sản xuất nông nghiệp và đất từ rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo sang trồng cao su, công khai, minh bạch để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước lựa chọn địa bàn đầu tư. Lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đầu tư và tiến hành các thủ tục về lập các dự án đầu tư theo quy định, để các tổ chức này sớm triển khai lập dự án chi tiết.
4. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các Tổng công ty nhà nước về cao su xây dựng kế hoạch phát triển cao su của đơn vị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.