NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 351/2004/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ MÔI GIỚI TIỀN TỆ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997.
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về môi giới tiền tệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
|
THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG |
Ban hành kèm theo Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quy chế này quy định về môi giới tiền tệ của các tổ chức tín dụng.
1. Tổ chức môi giới tiền tệ (gọi tắt là Bên môi giới) bao gồm các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật Các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động môi giới tiền tệ;
2. Khách hàng được môi giới tiền tệ bao gồm các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật Các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính nước ngoài.
Điều 3. Định nghĩa về môi giới tiền tệ
Môi giới tiền tệ (gọi tắt là môi giới): Là hoạt động cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng để dàn xếp, tạo điều kiện cho các giao dịch bao gồm các giao dịch vay, cho vay, nhận tiền gửi, gửi tiền; mua, bán giấy tờ có giá; mua, bán ngoại tệ và các giao dịch khác giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính nước ngoài, có thu phí môi giới.
1. Trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng: Bên môi giới phải phản ánh đúng, đầy đủ, trung thực các thông tin về giá cả, giá trị giao dịch và các thông tin khác được khách hàng cho phép Bên môi giới cung cấp; Không đưa ra mức giá cả có thể làm cho khách hàng hiểu lầm về giá cả thị trường; Không được đối xử ưu đãi đối với các khách hàng có quan hệ thân thiết; Không được thực hiện các hành vi giao dịch làm ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng; Bên môi giới phải tìm mọi biện pháp và có bằng chứng chứng minh đã tìm mọi biện pháp để mang lại giao dịch với mức giá tối ưu cho khách hàng;
2. Không tiết lộ thông tin về tên, địa chỉ giao dịch và thông tin mật của khách hàng khi chưa được khách hàng đồng ý, trừ trường hợp có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước;
3. Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của tổ chức tín dụng của mình.
Điều 5. áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế khi có bên nước ngoài tham gia
1. Các điều ước quốc tế về môi giới mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này, thì áp dụng quy định tại các điều ước quốc tế đó.
2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế về môi giới, nếu các quy tắc, tập quán và thông lệ đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 6. Cơ quan cấp Giấy phép hoạt động môi giới
Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) cấp và thu hồi Giấy phép hoạt động môi giới (sau đây gọi tắt là Giấy phép).
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy phép
Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép cho các tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
1. Có nhu cầu hoạt động môi giới;
2. Có bộ phận hoặc công ty trực thuộc thực hiện môi giới thuộc tổ chức tín dụng;
3. Người quản trị, điều hành của bộ phận hoặc công ty trực thuộc thực hiện môi giới (Trưởng, phó Phòng, hoặc Trưởng, phó Ban, hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc) có trình độ chuyên môn về kinh tế, tài chính, ngân hàng phù hợp với hoạt động môi giới; có kiến thức và kinh nghiệm về kiểm soát rủi ro;
4. Có phương án thực hiện môi giới khả thi;
5. Có hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Có cơ sở vật chất, hệ thống kỹ thuật tin học và phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại, thiết bị ghi âm, máy vi tính và các thiết bị khác) đáp ứng yêu cầu của hoạt động môi giới.
Điều 8. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép;
b. Phương án thực hiện môi giới 3 năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức tổ chức thực hiện môi giới, cơ sở vật chất, trang bị hệ thống kỹ thuật tin học và phương tiện thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động môi giới, hiệu quả và lợi ích kinh tế của tổ chức tín dụng;
c. Danh sách, lý lịch, các văn bằng (bản sao có xác nhận của công chứng Nhà nước) chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của người quản trị, điều hành và nhân viên của bộ phận hoặc công ty trực thuộc thực hiện môi giới;
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với tổ chức tín dụng phải lập thành 2 bộ bằng tiếng Việt. Các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần) gửi hồ sơ xin cấp Giấy phép cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các ngân hàng). Các tổ chức tín dụng cổ phần gửi hồ sơ xin cấp Giấy phép cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính);
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) giải thích rõ lý do bằng văn bản. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung, thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn cấp phép;
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các nghiệp vụ mà tổ chức tín dụng được môi giới. Tổ chức tín dụng phải hoạt động đúng theo các nghiệp vụ được quy định trong Giấy phép. Cấm làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép;
5. Trường hợp có bổ sung hoặc thay đổi các nghiệp vụ được môi giới trong Giấy phép thì tổ chức tín dụng làm thủ tục xin cấp lại hoặc cấp Giấy phép bổ sung;
6. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép phải đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong Giấy phép.
Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép có thể bị thu hồi Giấy phép khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
1. Có chứng cứ là trong hồ sơ xin cấp Giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật;
2. Tự nguyện xin chấm dứt hoạt động môi giới, giải thể hoặc phá sản;
3. Hoạt động sai mục đích;
4. Không còn đáp ứng đủ các điều kiện cấp Giấy phép theo quy định tại Quy chế này
Trường hợp thu hồi Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng về việc thu hồi Giấy phép trong phạm vi 14 ngày.
Các tổ chức tín dụng được cung cấp dịch vụ môi giới đối với một hoặc một số nghiệp vụ sau:
1. Vay, cho vay;
2. Mua, bán các khoản nợ;
3. Gửi tiền, nhận tiền gửi;
4. Mua, bán giấy tờ có giá;
5. Giao dịch ngoại hối giao ngay;
6. Giao dịch có kỳ hạn ngoại hối;
7. Giao dịch hoán đổi ngoại hối, lãi suất;
8. Giao dịch quyền lựa chọn ngoại hối;
9. Các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11. Hình thức thực hiện môi giới
1. Bên môi giới có thể thực hiện môi giới thông qua giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng máy vi tính và/hoặc điện thoại với khách hàng, hoặc các hình thức khác do các bên thoả thuận;
2. Việc giao dịch bằng điện thoại giữa các bên phải được ghi âm lại để làm bằng chứng trong trường hợp có sự khác nhau về thông tin liên quan đến giao dịch, hoặc phát sinh tranh chấp giữa các bên.
Các bên tham gia môi giới tự thoả thuận mức phí môi giới, nhưng tối đa không vượt quá 0,02%/trị giá của từng món giao dịch.
Điều 13. Quy trình thực hiện môi giới
1. Trước khi thực hiện môi giới với khách hàng có quan hệ lần đầu, Bên môi giới và Khách hàng ký một hợp đồng ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện môi giới. Nội dung hợp đồng do các bên tự thoả thuận;
2. Vào ngày làm việc, Bên môi giới tập hợp các thông tin của Khách hàng về lãi suất, tỷ giá, giá trị giao dịch, thời hạn, các điều kiện thực hiện và các thông tin khác liên quan tới các nghiệp vụ quy định tại Điều 10 Quy chế này;
3. Trên cơ sở thông tin thu thập được, Bên môi giới thông báo cho Khách hàng biết về khả năng thực hiện giao dịch. Trường hợp có sự chấp thuận của các khách hàng về giao dịch đề nghị được môi giới, Bên môi giới thông báo tên, địa chỉ liên lạc của các khách hàng cho nhau để khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết để hoàn thành giao dịch.
4. Sau khi thực hiện từng lần môi giới (hoặc định kỳ sau khi tổng hợp các món môi giới thực hiện trong kỳ), Bên môi giới lập Giấy xác nhận thực hiện môi giới (sau đây gọi là Giấy xác nhận) gửi cho Khách hàng qua FAX, hoặc telex, hoặc mạng vi tính, hoặc phương tiện khác và được Khách hàng ký xác nhận và gửi trả lại cho Bên môi giới. Giấy xác nhận gồm các nội dung chính như sau: Tên, địa chỉ của các bên; Tên của nhân viên thực hiện giao dịch; Nội dung nghiệp vụ được môi giới, giá trị, giá cả của các khoản được môi giới; Phí môi giới; Phương thức thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Thời hạn hiệu lực và các nội dung khác có liên quan. Giấy xác nhận có chữ ký của Khách hàng là căn cứ để thanh toán phí môi giới giữa Bên môi giới và Khách hàng.
5. Trường hợp khách hàng không chấp thuận thực hiện giao dịch với một khách hàng khác sau khi Bên môi giới thông báo tên và địa chỉ giao dịch, thì Bên môi giới thông báo lại kết quả cho khách hàng bị từ chối giao dịch. Bên môi giới và khách hàng có thể thoả thuận tiếp tục tìm đối tác khác cho khách hàng. Nếu giao dịch đề nghị được môi giới không có kết quả thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, bên môi giới và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng quyền đòi bồi thường thiệt hại hoặc phí môi giới và các chi phí hợp lý khác có liên quan.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của Bên môi giới
1. Nghĩa vụ của Bên môi giới
a. Thực hiện các nguyên tắc môi giới quy định tại Điều 4 Quy chế này;
b. Bồi thường thiệt hại do Bên môi giới gây ra cho Khách hàng;
c. Có thiết bị ghi âm hoặc các thiết bị khác để lưu giữ các chứng cứ của giao dịch trong trường hợp có sự khác biệt về các thông tin liên quan đến các giao dịch hoặc tranh chấp giữa các bên tham gia;
d. Bảo quản băng ghi âm giao dịch, các giấy tờ liên quan đến giao dịch và các bằng chứng cần thiết khác theo quy định. Băng ghi âm giao dịch bao gồm tên của các bên đối tác, các công cụ giao dịch, thời gian giao dịch, tên của nhân viên thực hiện giao dịch, ngày thanh toán và các thông tin liên quan khác;
2. Quyền của Bên môi giới
Bên môi giới có quyền yêu cầu Khách hàng:
a. Trả phí môi giới;
b. Thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới theo thoả thuận;
c. Thanh toán tiền phạt trong trường hợp Khách hàng không thực hiện đúng giao dịch đề nghị được môi giới.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Khách hàng
1. Nghĩa vụ của Khách hàng
a. Thông báo trung thực, chính xác nhu cầu được môi giới;
b. Thực hiện đúng các giao dịch được môi giới;
c. Thanh toán phí môi giới và các chi phí liên quan đến việc môi giới;
d. Bồi thường thiệt hại (nếu có) cho Bên môi giới;
2. Quyền của Khách hàng
a. Thoả thuận nội dung liên quan trong Hợp đồng và Giấy xác nhận thực hiện môi giới;
b. Từ chối thực hiện các giao dịch do Bên môi giới thông báo, nếu giao dịch đó không đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc khách hàng đối tác không có đủ uy tín;
c. Đề nghị Bên môi giới sửa đổi các nội dung trong Giấy xác nhận thực tiễn môi giới hoặc kiểm tra lại băng ghi âm hoặc các tài liệu khác khi các nội dung đó không phù hợp với nội dung của giao dịch;
d. Yêu cầu Bên môi giới bồi thường thiệt hại do Bên môi giới gây ra.
Các tổ chức tín dụng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành.
Các tranh chấp phát sinh do các tổ chức tín dụng không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Các ngân hàng
a. Thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần);
b. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp, thu hồi Giấy phép đối với các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần);
c. Nhận báo cáo về việc cấp, thu hồi Giấy phép đối với các tổ chức tín dụng cổ phần của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;
d. Thông báo cho Vụ Tín dụng danh sách các tổ chức tín dụng được cấp hoặc bị thu hồi Giấy phép;
2. Vụ Tín dụng
a. Phối hợp với Vụ Các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong việc cấp, thu hồi Giấy phép và thanh tra, kiểm tra hoạt động môi giới của các tổ chức tín dụng;
b. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện môi giới và trình Thống đốc sửa đổi, bổ sung Quy chế khi cần thiết.
c. Nhận báo cáo về tình hình thực hiện môi giới của các tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép.
3. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện môi giới của các tổ chức tín dụng.
4. Cục Công nghệ tin học ngân hàng
a. Phối hợp với Vụ Các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thẩm định và trình Thống đốc phê duyệt phương án trang bị hệ thống kỹ thuật tin học và phương tiện thông tin cho hoạt động môi giới của các tổ chức tín dụng;
b. Xây dựng quy định, phần mềm thu thập thông tin, số liệu về hoạt động môi giới qua mạng máy tính.
5. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính)
a. Thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng cổ phần,
b. Xem xét, quyết định cấp, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần;
c. Tổng hợp tình hình thực hiện môi giới của các tổ chức tín dụng cổ phần được cấp Giấy phép trên địa bàn gửi Vụ Tín dụng;
d. Báo cáo Vụ Các Ngân hàng về việc cấp, thu hồi Giấy phép đối với các tổ chức tín dụng cổ phần.
Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép
1. Định kỳ hàng tháng, báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) về tình hình thực hiện môi giới (theo mẫu biểu kèm theo Quy chế này); Riêng các tổ chức tín dụng cổ phần được cấp Giấy phép gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nơi đặt trụ sở chính);
2. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện môi giới tiền tệ phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ của từng tổ chức tín dụng.
Điều 20. Thay thế, sửa đổi, bổ sung Quy chế
Việc thay thế, sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Tên tổ chức tín dụng
(NHNN chi nhánh tỉnh, TP)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔI GIỚI TIỀN TỆ
Tháng..... năm.....
Đơn vị: Triệu VND, nghìn USD
STT |
Tên nghiệp vụ |
Số món |
Doanh số |
Lãi suất bình quân |
Tỷ giá bình quân |
Ghi chú |
|
VND |
USD |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1 |
Vay, cho vay* |
|
|
|
|
|
|
2 |
Mua, bán các khoản nợ |
|
|
|
|
|
|
3 |
Gửi tiền, nhận tiền gửi* |
|
|
|
|
|
|
4 |
Mua, bán giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
5 |
Giao dịch ngoại hối giao ngay |
|
|
|
|
|
|
6 |
Giao dịch có kỳ hạn ngoại hối |
|
|
|
|
|
|
7 |
Giao dịch hoán đổi ngoại hối, lãi suất |
|
|
|
|
|
|
8 |
Giao dịch quyền lựa chọn ngoại hối |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Nơi nhận báo cáo:
+ Vụ tín dụng - NHNN
+ NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố: Nhận báo cáo của các TCTD cổ phần
- Đối tượng lập báo cáo:
+ Các TCTD được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động môi giới tiền tệ
+ NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (nơi có trụ sở chính của TCTDCP được cấp Giấy phép) tổng hợp số liệu trên địa bàn gửi Vụ Tín dụng.
- Thời hạn gửi báo cáo:
+ TCTD (trừ TCTDCP) gửi Vụ Tín dụng NHNN trước ngày 15 tháng sau.
+ TCTDCP gửi NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trước ngày 10 tháng sau
+ Chi nhánh NHNN tỉnh, TP (tổng hợp số liệu trên địa bàn) gửi Vụ tín dụng trước ngày 15 tháng sau.
- Cột (4): Doanh số của từng nghiệp vụ được môi giới bằng đồng Việt Nam.
- Cột (5): Doanh số của từng nghiệp vụ được môi giới bằng đồng Đô la Mỹ (Các ngoại tệ khác quy đổi ra USD).
- Cột (6): Lãi suất tính bình quân số học (%năm). Lãi suất vay/cho vay, gửi tiền/nhận tiền gửi tính bình quân số học theo từng kỳ hạn: qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.
* Nghiệp vụ vay/cho vay, gửi tiền/nhận tiền gửi (hàng 1 và 3) phân theo từng kỳ hạn: qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.
Lập bảng |
Kiểm soát |
Tổng Giám đốc (Giám đốc) (Ký tên, đóng dấu) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.