THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/2003/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2003 |
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 130/2003/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC BẢO VỆ TIỀN VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm
1997;
Nhằm bảo vệ tiền Việt Nam và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sở hữu, sử
dụng tiền Việt Nam;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn việc làm tiền giả; tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; và phá hoại tiền Việt Nam.
Các từ ngữ trong Quyết định này được hiểu như sau :
1. Tiền Việt Nam theo quy định tại Quyết định này được hiểu gồm: tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) phát hành.
2. Tiền giả là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành.
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Điều 4. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng.
2. Yêu cầu cơ quan chức năng giám định tiền Việt Nam theo quy định tại Điều 6 Quyết định này.
3. Kịp thời thông báo cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 3 Quyết định này.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân có tiền giả phải kịp thời giao nộp cho cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước, bộ đội biên phòng hoặc cơ quan hải quan nơi thuận tiện nhất.
Điều 5. Thông tin về tiền Việt Nam và thông tin về tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước thông báo đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo này phải được niêm yết công khai tại trụ sở giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng.
2. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc điểm nhận biết của loại tiền giả xuất hiện trong lưu thông để các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân biết.
3. Việc cung cấp tin, đăng tải tin về tiền giả thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức giám định và thông báo kết quả giám định tiền giả, tiền nghi giả cho mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Việc giám định được thực hiện miễn phí.
2. Bộ Công an tổ chức giám định khi phát hiện, thu giữ tiền giả, tiền bị hủy hoại, tạm thu giữ tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại hoặc khi nhận được yêu cầu giám định của cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội.
3. Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định tiền thật, tiền giả thì kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện.
Điều 7. Xử lý tiền bị thu giữ, tạm thu giữ
Khi nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về giám định tiền Việt Nam, cơ quan, tổ chức thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả theo khoản 5 Điều 4 Quyết định này phải hoàn trả ngay cho tổ chức, cá nhân có tiền đối với số tiền được xác định không phải là tiền giả hoặc thực hiện việc thu giữ nếu xác định là tiền giả và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có tiền.
Điều 8. Thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại
1. Ngoài số tiền giả, tiền bị phá hoại sử dụng làm tư liệu hay đang trong quá trình điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, hải quan giao nộp toàn bộ tiền giả, tiền bị phá hoại đã thu giữ cho Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm chính, toàn diện trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc xử lý các trường hợp tiền giả, tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại và trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm đồng tiền trong lưu thông bền, đẹp, có khả năng chống giả cao, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và hướng dẫn các biện pháp bảo quản phù hợp với chất liệu đồng tiền nhằm làm tăng thời gian sử dụng của đồng tiền trong lưu thông.
Điều 10. Báo cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm
Điều 11. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.