BỘ
CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2019/QCPH-BCA-VKSNDTC-TANDTC |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019 |
VỀ VIỆC TRAO ĐỔI THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI PHẠM RỬA TIỀN
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền;
Để tăng cường cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất ban hành Quy chế phối hợp như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức và nội dung phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền giữa các cơ quan tiến hành tố tụng thuộc Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án từ trung ương đến địa phương.
1. Bảo đảm sự phối hợp, chỉ đạo thống nhất công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng từ trung ương đến địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
2. Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan tiến hành tố tụng trong trao đổi thông tin phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
3. Xác định được những nhóm thông tin cần phải cung cấp, trao đổi giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án ở các cấp phục vụ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
1. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đảm bảo đúng nội dung, hiệu quả.
3. Bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
Trao đổi trực tiếp, trao đổi bằng văn bản, tổ chức họp liên ngành hoặc hình thức khác liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Phối hợp xây dựng văn bản, trao đổi thông tin
1. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp xây dựng, ban hành văn bản liên quan đến công tác thực thi pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật.
2. Phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp tích cực phối hợp, trao đổi thông tin nhằm giải quyết vướng mắc trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền. Trường hợp không thống nhất được quan điểm, hướng xử lý thì báo cáo cơ quan cấp trên để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc.
2. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi phạm tội rửa tiền.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền, nếu cơ quan nào phát sinh khó khăn, vướng mắc thì có văn bản gửi các cơ quan còn lại đề nghị phối hợp giải quyết kịp thời, bảo đảm thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
1. Hàng năm, Bộ Công an chủ trì tổ chức họp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, có sự tham gia của các bộ, ngành hữu quan để đánh giá tình hình phòng, chống tội phạm rửa tiền, kết quả thực hiện Quy chế, tháo gỡ khó khăn, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
2. Chậm nhất 10 ngày trước khi tổ chức họp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao có văn bản gửi Bộ Công an về nội dung và các vấn đề khác có liên quan phục vụ cho việc tổ chức họp.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Quy chế này.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền theo chức năng của Bộ Công an.
3. Tiến hành điều tra, xác minh các dấu hiệu của tội phạm rửa tiền trong quá trình điều tra tội phạm nguồn. Trước khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội danh rửa tiền cần trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để áp dụng thống nhất, đúng quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân trong quá trình điều tra các vụ án về tội rửa tiền.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức họp giao ban liên ngành hàng năm.
Điều 9. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Quy chế này.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền theo chức năng của Viện Kiểm sát.
3. Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng thường xuyên cập nhật, bổ sung các dấu hiệu của tội rửa tiền gắn với từng loại tội phạm nguồn, để kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, thu thập chúng cứ đối với tội phạm này.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Viện Kiểm sát các cấp trong công tác kiểm sát điều tra và thực hiện quyền công tố các vụ án về tội rửa tiền.
5. Đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý và gửi Bộ Công an tổng hợp xây dựng báo cáo chung để tổ chức giao ban.
Điều 10. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao
1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Quy chế này.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền theo chức năng của Tòa án.
3. Ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của pháp luật về tội phạm rửa tiền trong xét xử.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Tòa án các cấp trong công tác xét xử các vụ án về tội rửa tiền.
5. Đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý và gửi Bộ Công an tổng hợp xây dựng báo cáo chung để tổ chức giao ban.
1. Các cơ quan phối hợp thống nhất cử Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an); Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Vụ Giám đốc kiểm tra I (Tòa án nhân dân tối cao) là đơn vị đầu mối của các cơ quan phối hợp.
2. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cơ quan phối hợp kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Quy chế này; tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi đơn vị đầu mối của Bộ Công an để tổng hợp, xây dựng báo cáo theo quy định.
1. Kinh phí phục vụ công tác phối hợp sử dụng trong ngân sách nhà nước cấp hàng năm của các cơ quan phối hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị đầu mối phối hợp có tránh nhiệm lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí đề xuất thủ trưởng cơ quan phối hợp cấp cho hoạt động phối hợp theo quy định.
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị đầu mối ghi nhận, tổng hợp, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất biện pháp giải quyết./.
KT.
CHÁNH ÁN |
KT.VIỆN
TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.