BẢO HIỂM XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 999/QCPH/BHXH-CTHADS |
Nam Định, ngày 17 tháng 07 năm 2015 |
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 1680/QCPH-BHXHVN-TCTHADS ngày 08 tháng 5 năm 2015 giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự;
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với các cơ quan: Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định;
Để tăng cường phối hợp trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nam Định, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định thống nhất ban hành "Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự" như sau:
Quy chế này quy định các nguyên tắc, hình thức, nội dung phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định trong công tác thi hành án dân sự có liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội).
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH), bao gồm: BHXH tỉnh Nam Định và BHXH các huyện, thành phố Nam Định.
- Cơ quan Thi hành án dân sự bao gồm: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định và Chi cục Thi hành án các huyện, thành phố Nam Định.
- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp giữa hai ngành trong công tác thi hành án dân sự nói chung và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến BHXH nói riêng, nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ các bên thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân; bảo đảm lợi ích của nhà nước trật tự an toàn, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
1. Việc phối hợp công tác thi hành án dân sự có liên quan đến BHXH giữa các cơ quan phải phù hợp với quy định của pháp luật về BHXH, thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của từng cơ quan.
2. Sự phối hợp phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành dọc cấp trên của từng cơ quan.
3. Việc phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, đảm bảo việc thi hành án dân sự có liên quan đến BHXH trên địa bàn tỉnh phải được triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả thiết thực.
1. Trao đổi trực tiếp hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản đề nghị phối hợp của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Tổ chức họp hai ngành thống nhất biện pháp thực hiện.
3. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan: BHXH và Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trong quá trình phối hợp thực hiện công tác thi hành án dân sự có sự liên quan đến BHXH ở từng địa phương.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, BHXH tỉnh Nam Định và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định có trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự có liên quan đến chính sách BHXH và pháp luật có liên quan đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hệ thống quản lý thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho công tác thi hành án dân sự có liên quan đến BHXH đạt hiệu quả cao.
Điều 7. Phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin
1. BHXH tỉnh Nam Định và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định có trách nhiệm cung cấp, trao đổi các thông tin có liên quan đến việc thực hiện Quy chế này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của mỗi bên; nếu cơ quan được yêu cầu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Đầu mối giúp việc để thực hiện việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa hai cơ quan được thực hiện như sau:
- Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định; Chi cục Thi hành án các huyện, thành phố là đơn vị đầu mối của Cục Thi hành án dân sự tỉnh, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung phối hợp theo quy định tại Quy chế này.
- Phòng Thu thuộc BHXH tỉnh Nam Định và BHXH các huyện, thành phố là đơn vị đầu mối của BHXH tỉnh, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung phối hợp theo quy định tại Quy chế này.
2. Định kỳ tháng 3 và tháng 9 hàng năm, BHXH tỉnh chỉ đạo các các đơn vị đầu mối trực thuộc phối hợp với các đơn vị đầu mối thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiến hành rà soát, tổng hợp các vụ việc thi hành án có liên quan đến BHXH còn tồn đọng trong toàn tỉnh gửi các bên biết theo dõi. Trên cơ sở kết quả tổng hợp, lãnh đạo BHXH tỉnh phối hợp với lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh xem xét, thống nhất biện pháp chỉ đạo giải quyết cụ thể để công tác thi hành án liên quan đến BHXH đạt kết quả cao, hạn chế các vi phạm, khắc phục tình trạng nợ đọng tiền BHXH góp phần bảo đảm lợi ích của nhà nước, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi của Cục thi hành án dân sự tỉnh hoặc công văn đề nghị của Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình, BHXH tỉnh chủ động thực hiện hoặc chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thi hành án dân sự trong việc xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với người đang hưởng chế độ BHXH và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thi hành án liên quan đến BHXH theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, và Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT/BTP-BTC-B LĐTBXH-NHNNVN ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự; công văn số 5280/BHXH-BC ngày 26 tháng 12 năm 2013 của BHXH Việt Nam hướng dẫn khấu trừ lương hưu, trợ cấp BHXH của người phải thi hành án dân sự theo quy định tại Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị hoặc văn bản yêu cầu của BHXH tỉnh về giải quyết những vụ việc thi hành án có liên quan đến chính sách BHXH trên địa bàn, Cục Thi hành án dân sự tỉnh thực hiện hoặc chỉ đạo Chi cục thi hành án dân sự các huyện, thành phố tập trung tổ chức thi hành dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành; áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, nhất là những vụ án thu hồi tiền nợ BHXH có giá trị thi hành án lớn tránh trường hợp tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án nhằm bảo vệ kịp thời quyền lợi của nhà nước, tập thể và cá nhân theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc thu hồi tiền nợ BHXH đang do Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện, nếu xét thấy có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp thì theo đề nghị của Chi cục Thi hành án dân sự hoặc đề nghị của BHXH tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh sẽ xem xét rút hồ sơ để trực tiếp tổ chức thi hành.
3. BHXH tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh thường xuyên phối hợp các cơ quan hữu quan, chủ động tìm các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giải quyết nâng cao kết quả thi hành án liên quan đến BHXH. Tổ chức họp định kỳ hoặc đột xuất để chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án liên quan đến BHXH tại địa phương; kịp thời kiểm tra, rà soát, báo cáo xin ý kiến hướng dẫn của ngành dọc cấp trên, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp về những vụ việc có khó khăn, vướng mắc, vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, an sinh xã hội tại địa phương.
Điều 9. Phối hợp trong kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
1. Mỗi năm ít nhất một lần, BHXH tỉnh phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh thống nhất xây dựng kế hoạch và thành lập đoàn công tác để kiểm tra kết quả thực hiện công tác phối hợp thi hành án dân sự tại cơ quan BHXH và Chi cục thi hành án dân sự trong tỉnh.
2. Trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự có liên quan đến BHXH tại địa phương, nếu công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm phân loại giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; văn bản giải quyết, trả lời của cơ quan có thẩm quyền được gửi cho cơ quan phối hợp biết. Trường hợp cần tham khảo ý kiến của cơ quan phối hợp trước khi trả lời người khiếu nại, tố cáo thì cơ quan chủ trì giải quyết có văn bản trao đổi hoặc gửi dự thảo văn bản trả lời để được góp ý trực tiếp.
3. Đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết chủ trì, tổ chức cuộc họp liên ngành hoặc thành lập đoàn công tác liên ngành tiến hành xác minh, làm rõ những nội dung khiếu nại, tố cáo; sau khi đã trao đổi thống nhất nội dung các biện pháp giải quyết với cơ quan phối hợp thi cơ quan chủ trì tiến hành giải quyết việc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện Quy chế
1. Các Phòng chuyên môn thuộc BHXH tỉnh và thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh có trách nhiệm phối hợp, tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan mình tổ chức thực hiện tốt các nội dung Quy chế này.
2. Cơ quan BHXH, Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên trong việc phối hợp giải quyết việc thi hành án dân sự có liên quan đến BHXH tại địa phương mình theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định và những vấn đề do cơ quan quản lý cấp trên hoặc Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp đã thống nhất chỉ đạo thực hiện.
Điều 11. Tổ chức thực hiện Quy chế
1. Hàng năm, BHXH tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo kết quả việc thực hiện Quy chế, trong đó có kiểm điểm, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới để hai Ngành thống nhất thực hiện.
2. Phòng Thu-BHXH tỉnh, Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án-Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm giúp Giám đốc BHXH tỉnh và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh tổ chức thực hiện Quy chế này.
Quy chế phối hợp có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc cần sửa đổi bổ sung, Lãnh đạo hai Ngành sẽ trao đổi ý kiến để thống nhất quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CỤC TRƯỞNG |
GIÁM ĐỐC BHXH |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.