HỘI
ĐỒNG DÂN TỘC - ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/QCPH-HĐDT-UBDT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2008 |
PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CỦA QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN DÂN TỘC NHIỆM KỲ KHÓA XII (2007-2011)
Nhằm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong công tác phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên đất nước Việt nam, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ thống nhất ban hành quy chế phối hợp giữa hai cơ quan như sau:
Điều 1. Nguyên tắc chung trong phối hợp công tác
1.1. Đảm bảo đúng đắn đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong các chính sách, chương trình, dự án cụ thể cho các dân tộc thiểu số, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng thời kỳ và phải đem lại lợi ích thiết thực cho đồng bào các dân tộc.
1.2. Mỗi cơ quan khi thực thi nhiệm vụ của mình trong những trường hợp cụ thể có liên quan trực tiếp, thì cần tạo điều kiện để cơ quan kia thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nội dung và cách thức phối hợp
2.1. Công tác xây dựng pháp luật :
a. Hội đồng Dân tộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban Dân tộc về chương trình xây dựng và nội dung các dự án luật do Hội đồng Dân tộc chủ trì hoặc là thành viên trong Ban soạn thảo.
b. Với những điều trong các luật (hoặc các dự án luật đang xây dựng) có liên quan trực tiếp đến đối tượng các dân tộc thiểu số, cần phải được xem xét sửa đổi thì Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp cùng nhau nghiên cứu, góp ý kiến.
c. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ủy ban Dân tộc phát hiện những vấn đề thực tiễn đặt ra có liên quan trực tiếp đến dân tộc thiểu số cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật, thì Ủy ban Dân tộc có văn bản gửi đến Hội đồng Dân tộc, để hai cơ quan cùng phối hợp nghiên cứu đề xuất lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
2.2. Công tác xây dựng chính sách dân tộc :
a. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Hội đồng Dân tộc về chương trình xây dựng và nội dung các dự án chính sách hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số do Ủy ban Dân tộc chủ trì hoặc là thành viên trong ban soạn thảo. Thường trực Hội đồng Dân tộc sẽ tổ chức nghiên cứu, góp ý vào dự thảo chính sách đó.
b. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, Hội đồng Dân tộc phát hiện những vấn đề thực tiễn đặt ra có liên quan trực tiếp đến dân tộc thiểu số, cần phải có chính sách hoặc phải điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện một số chính sách đã có thì Hội đồng Dân tộc có văn bản gửi đến Ủy ban Dân tộc để hai cơ quan cùng phối hợp nghiên cứu, đề xuất lên các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước xem xét.
c. Trước và trong các kỳ họp của Quốc hội; trước, trong và sau các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc cùng nhau nghiên cứu về tình hình dân tộc thiểu số để đề xuất với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội những quyết định quan trọng liên quan trực tiếp đến dân tộc thiểu số.
d. Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc phối hợp trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ làm công tác dân tộc, giải quyết những kiến nghị của cử tri về những chính sách liên quan đến dân tộc thiểu số.
2.3. Công tác giám sát, kiểm tra:
a. Hội đồng Dân tộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi đến Ủy ban Dân tộc về chương trình toàn khóa, năm và chương trình, kế hoạch liên quan đến giám sát của Hội đồng Dân tộc. Hội đồng Dân tộc mời Ủy ban Dân tộc tham gia góp ý xây dựng nội dung và đề cương giám sát cụ thể.
b. Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa bàn, Hội đồng Dân tộc mời đại diện của Ủy ban Dân tộc cùng tham gia. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
c. Khi Ủy ban Dân tộc tổ chức các cuộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình, dự án ở miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số thì mời đại diện của Hội đồng Dân tộc cùng tham gia.
2.4. Cung cấp thông tin:
a. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm cung cấp thông tin tổng hợp đến Thường trực Hội đồng Dân tộc về tình hình các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước, khu vực trọng điểm, phức tạp theo chuyên đề (kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng) một năm hoặc sáu tháng, hoặc những vụ việc đột xuất, rất nghiêm trọng xảy ra (thiên tai nghiêm trọng, an ninh, chính trị và trật tự xã hội có hậu quả, tác hại lớn, diện rộng).
b. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gửi đến Hội đồng Dân tộc các báo cáo chuyên đề (bao gồm báo cáo thường kỳ, báo cáo sơ kết, tổng kết) về tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên phạm vi cả nước, khu vực hoặc đối tượng cụ thể.
c. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện có những vấn đề gây tác hại, hoặc tiêu cực đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Hội đồng Dân tộc có văn bản báo ngay cho Ủy ban Dân tộc biết để xem xét.
d. Khi tổ chức Hội nghị tòan thể, Hội đồng Dân tộc mời đại diện Ủy ban Dân tộc đến dự và cung cấp thông tin có liên quan. Nếu Hội đồng Dân tộc có tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề liên quan đến dân tộc thiểu số thì mời đại diện Ủy ban Dân tộc tham dự và phát biểu ý kiến.
Đại diện Hội đồng Dân tộc được mời dự hội nghị, hội thảo do Uỷ ban Dân tộc tổ chức có nội dung liên quan đến xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc và một số chuyên đề liên quan đến các vùng trọng điểm phức tạp ở vùng dân tộc thiểu số.
2.5. Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc phối hợp chặt chẽ trong công tác hợp tác quốc tế có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.
2.6. Khi cần thiết Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Dân tộc phối hợp gặp mặt các đoàn đại biểu là cán bộ, già làng, trưởng bản, người tiêu biểu là dân tộc thiểu số.
1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc chỉ đạo kiểm điểm, đánh giá; tổ chức họp sơ kết, đánh giá các hoạt động phối hợp trong năm và dự kiến kế hoạch phối hợp năm sau giữa Hội đồng Dân tộc và Uỷ ban Dân tộc.
2. Hai cơ quan giao Vụ Dân tộc (Văn phòng Quốc hội) và Vụ Chính sách Dân tộc (Uỷ ban Dân tộc) làm đầu mối tham mưu các hoạt động phối hợp và xây dựng kế hoạch phối hợp công tác hàng năm.
3. Kết thúc nhiệm kỳ, hai cơ quan tổng kết hoạt động phối hợp, nhằm đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, phối hợp điều hành việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc trong suốt nhiệm kỳ 2007 - 2011.
TM. HỘI ĐỒNG
DÂN TỘC |
BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.