NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QCPH - NHNN - BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2024 |
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ;
Căn cứ nhu cầu hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đẩy mạnh đầu tư tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững;
Để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nâng cao hiệu quả và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là NHNN) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Bộ NN&PTNT) thống nhất Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tăng cường công tác phối hợp giữa NHNN và Bộ NN&PTNT nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tín dụng và hoạt động ngân hàng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác tập trung vào các nội dung trọng tâm, trọng điểm trong mối quan hệ tập trung hỗ trợ các nguồn lực tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế xã hội.
3. Việc ký kết Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác giữa NHNN và Bộ NN&PTNT có tính xây dựng chính sách khung và một số nguyên tắc nhằm tạo khung khổ phối hợp và trách nhiệm hành động chung. Tùy từng yêu cầu và nhiệm vụ triển khai cụ thể sẽ thực hiện theo các quy định, quy trình, thủ tục phù hợp quy định của hai bên và quy định của Nhà nước.
II. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC
1.1. Phối hợp rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, chương trình tín dụng và hoạt động ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cụ thể:
- Phối hợp nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018) phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững (NHNN chủ trì);
- Phối hợp xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách (trong đó có hoạt động tín dụng) phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: (i) Nghị định thay thế Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; (ii) Nghị định về cơ giới hóa, cơ giới đồng bộ trong nông nghiệp (Bộ NN&PTNT chủ trì);
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ (NHNN chủ trì);
- Phối hợp đề xuất, triển khai các cơ chế chính sách, chương trình, đề án, dự án khác trong từng thời kỳ, từng vùng miền, địa phương (có nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng) phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Phối hợp triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung vào các nội dung:
- Thúc đẩy đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ và các chương trình, chính sách tín dụng đối với các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong từng thời kỳ;
- Tiếp tục triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô 30.000 tỷ đồng;
- Đẩy mạnh tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất mùa vụ đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như lúa gạo, thủy sản, cà phê, hạt tiêu, điều, rau quả, lâm sản,...;
- Tạo điều kiện cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số phù hợp với quy định của pháp luật.
1.3. Phối hợp chỉ đạo nhằm phát huy vai trò chủ lực của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong cho vay phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, cung cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở nông thôn; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng cho giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, các chương trình tín dụng chính sách góp phần thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).
- Thường xuyên phối hợp, trao đổi công tác thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị, tọa đàm, cung cấp thông tin trong tổ chức triển khai thực hiện nhằm thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Bộ NN&PTNT chủ trì.
- Phối hợp rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng và hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng và tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Thường xuyên phối hợp thực hiện công tác truyền thông về công tác điều hành chính sách tiền tệ, cơ chế, chính sách tín dụng và hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; về các chính sách, chương trình, dự án, đề án, kết quả hoạt động của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp truyền thông giáo dục tài chính cho cộng đồng, giới thiệu các chính sách của ngành ngân hàng dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp ở nông thôn tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế “tín dụng đen”; cung cấp những lưu ý, cảnh báo sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng an toàn.
- Định kỳ hằng năm, phối hợp tổ chức ít nhất 01 Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp/Hội nghị chuyên đề tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, nhận diện khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Chỉ đạo các đơn vị ngành dọc phối hợp đào tạo, trang bị kiến thức, năng lực tư vấn về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, cụ thể: (i) Kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp cho cán bộ thuộc hệ thống tín dụng ngành ngân hàng; (ii) Kiến thức về tín dụng cho hệ thống cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhất là lực lượng khuyến nông, đội ngũ khuyến nông cộng đồng, tư vấn phát triển hợp tác xã; (iii) Những định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, thông tin về các chương trình, dự án cơ sở dữ liệu về sản xuất kinh doanh, định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp; (iv) Tập huấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả, đáp ứng điều kiện vay tín dụng, giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các khoản vay hiệu quả, đúng mục đích.
III. ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI TRIỂN KHAI
1. Về phía Bộ NN&PTNT:
Đơn vị đầu mối: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
Địa chỉ: số 02 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Điện thoại: 024.38438794 - Email: [email protected].
2. Về phía NHNN:
Đơn vị đầu mối: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
Địa chỉ: 25 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Điện thoại: (84 - 243) 266.9435 - Email: [email protected].
1. NHNN và Bộ NN&PTNT cùng xây dựng, hình thành cơ chế phối hợp liên ngành từ Trung ương đến các địa phương; triển khai các nội dung của Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác đến các đơn vị trực thuộc trong toàn hệ thống nhằm thực hiện tốt Quy chế này.
2. NHNN và Bộ NN&PTNT theo hệ thống ngành dọc, giao cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan về công tác chuyên môn chủ động nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, kịp thời tham mưu đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nông dân nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và sử dụng hiệu quả các khoản vay.
3. NHNN và Bộ NN&PTNT cùng cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung tại Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác này, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện phối hợp công tác định kỳ hằng năm và theo từng giai đoạn. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, hai bên cùng thảo luận thống nhất từng giải pháp cụ thể, phù hợp quy định pháp luật.
4. Tùy từng Chương trình, Kế hoạch, Dự án, Đề án cụ thể, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Lãnh đạo NHNN sẽ giao cho 01 đơn vị trực thuộc của mỗi bên làm đơn vị đầu mối, phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết.
5. Nội dung Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác này được NHNN và Bộ NN&PTNT thống nhất ký kết và triển khai thực hiện từ ngày ký. Hằng năm, các chương trình, nội dung Quy chế này được NHNN và Bộ NN&PTNT rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thống nhất bằng văn bản, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và các quy định của Nhà nước.
Quy chế phối hợp thực hiện chương trình công tác được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản./.
BỘ NÔNG NGHIỆP |
NGÂN HÀNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.