HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2013/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 04 tháng 07 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 08
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2058/TTr-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và các ý kiến thảo luận tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020 với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
- Xây dựng ổn định và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh, bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp dịch vụ môi trường đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững; phấn đấu đến năm 2015, đưa độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 50% và đến cuối năm 2020 đạt trên 52%.
- Hình thành các vùng rừng kinh tế tập trung, đáp ứng phần lớn nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 8% diện tích đất có rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí của Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC).
- Thực hiện lồng ghép chương trình phát triển lâm nghiệp với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
2. Nhiệm vụ chủ yếu
a) Bảo vệ rừng:
Quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng của rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất.
Khoán quản lý, bảo vệ rừng: 2.123.145 lượt ha, trong đó: giai đoạn 2011 – 2015 bình quân 169.000 ha/năm, giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 256.000 ha/năm.
b) Phát triển rừng:
- Khoanh nuôi tái sinh rừng bình quân 23.200 ha/năm.
- Trồng rừng tập trung giai đoạn 2011 - 2020: 177.316 ha, bình quân 17.730 ha/năm, trong đó:
+ Trồng rừng đặc dụng: 130 ha;
+ Trồng rừng phòng hộ: 6.668 ha, gồm: trồng mới 3.031 ha, cải tạo rừng kém chất lượng 3.637 ha;
+ Trồng rừng sản xuất: 170.518 ha, gồm: trồng mới 27.493 ha, trồng lại rừng sau khai thác 115.951 ha, trồng cao su trên đất lâm nghiệp 27.073 ha.
- Trồng cây phân tán: 18 triệu cây, bình quân 1,8 triệu cây/năm.
- Nuôi dưỡng rừng: 1.650 lượt ha; bình quân 165 ha/năm.
- Giao rừng và cho thuê rừng: 358.990 ha, bình quân 72.000 ha/năm.
- Cấp chứng chỉ rừng (FSC) cho 10.000 ha rừng trồng sản xuất, trong đó đã được cấp 1.050 ha.
c) Khai thác và chế biến lâm sản:
- Khai thác gỗ rừng trồng: 151.510 ha (bao gồm cả diện tích tỉa thưa rừng trồng phòng hộ và khai thác cây trồng phân tán), bình quân 15.150 ha/năm; sản lượng 11.378.350 m3, bình quân năm 1.137.800 m3/năm.
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Nhựa thông 8080 tấn (808 tấn/năm); mủ cao su 40.760 tấn (4.070 tấn/năm); song mây 12.510 tấn (1.250 tấn/năm), đót 3.320 tấn (332 tấn/năm).
- Chế biến gỗ xây dựng, đồ mộc dân dụng 695.050 m3 (69.500 m3/năm) dăm gỗ và nguyên liệu bột giấy 10.683.300 tấn (1.068.000 tấn/năm).
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Xây dựng vườn ươm: 14 vườn.
- Xây dựng đường lâm nghiệp: 275 km; sửa chữa đường lâm nghiệp: 500 km.
- Xây dựng trạm bảo vệ rừng: 11 trạm; chòi canh lửa: 11 cái; băng cản lửa: 100 km.
3. Điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng
(Có phục lục kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này để phê duyệt và tổ chức thực hiện, quản lý theo quy hoạch; xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 08 thông qua ngày 04 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
03 LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Nghị quyết số 87/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân
ttỉnh Quảng Nam)
Đơn vị tính: ha
TT |
Huyện, thành phố |
Tổng diện tích |
Rừng đặc dụng |
Rừng phòng hộ |
Rừng sản xuất |
|
Tổng |
719.922,00 |
133.547,73 |
327.641,04 |
258.733,23 |
1 |
Bắc Trà My |
64.075,32 |
- |
24.772,83 |
39.302,49 |
2 |
Đại Lộc |
34.334,27 |
- |
17.418,35 |
16.915,92 |
3 |
Điện Bàn |
168,00 |
- |
168,00 |
- |
4 |
Đông Giang |
67.831,60 |
12.461,93 |
37.811,10 |
17.558,57 |
5 |
Duy Xuyên |
12.558,96 |
1.081,35 |
8.573,66 |
2.903,95 |
6 |
Hiệp Đức |
33.029,92 |
- |
7.948,51 |
25.081,41 |
7 |
Hội An |
1.605,00 |
1.490,00 |
115,00 |
- |
8 |
Nam Giang |
150.697,33 |
56.590,82 |
62.889,60 |
31.216,91 |
9 |
Nam Trà My |
62.283,08 |
17.190,00 |
33.228,26 |
11.864,82 |
10 |
Nông Sơn |
39.135,65 |
17.484,36 |
10.518,16 |
11.133,13 |
11 |
Núi Thành |
25.744,74 |
110,94 |
13.113,66 |
12.520,14 |
12 |
Phú Ninh |
8.016,55 |
- |
2.521,80 |
5.494,75 |
13 |
Phước Sơn |
97.869,79 |
18.683,52 |
47.604,76 |
31.581,51 |
14 |
Quế Sơn |
10.037,80 |
- |
4.095,51 |
5.942,29 |
15 |
Tây Giang |
77.493,81 |
8.454,81 |
46.813,34 |
22.225,66 |
16 |
Thăng Bình |
5.822,77 |
- |
2.852,03 |
2.970,74 |
17 |
Tiên Phước |
28.625,29 |
- |
6.672,72 |
21.952,57 |
18 |
Tam Kỳ |
592,12 |
- |
523,75 |
68,37 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.