HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2011/NQ-HĐND | Đồng Tháp, ngày 20 tháng 7 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH ĐỒNG THÁP KHÓA VIII NHIỆM KỲ 2011 - 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ vào Điều 21 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND - UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 33/TTr-TT.HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về phương hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua phương hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa VIII, nhiệm kỳ 2011- 2016 với các nội dung cơ bản sau:
1. Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ để thể chế hoá thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cả nhiệm kỳ, từng năm một cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là phải hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH của kế hoạch 5 năm như Nghị quyết đại hội đảng thông qua.
2. Thực hiện tốt chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân là quyết định và giám sát.
a. Quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân bằng những chủ trương, biện pháp cụ thể; tạo cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả, toàn diện trên các mặt của đời sống xã hội (KT-XH, QPAN, phân bổ ngân sách, chính sách an sinh xã hội, quyết định đầu tư các công trình trọng điểm, . . .). Các Nghị quyết ban hành phải sát thực tiễn cuộc sống, mang tính khả thi cao.
b. Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, . . . Đối với công tác giám sát, cần tiếp tục nâng cao nhận thức và cải tiến các hình thức tiến hành để không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo cho pháp luật của nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh. Tăng cường giám sát theo chuyên đề, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Chú trọng giám sát đối với những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm trong lĩnh vực quản lý đất đai, môi trường, xây dựng, quy hoạch, thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, đền bù giải phòng mặt bằng, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, việc sử dụng ngân sách nhà nước, chi tiêu công, giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, Tòa án, Viện kiểm sát. Đặc biệt quan tâm giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri và kiến nghị của các đoàn giám sát của Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân. Tạo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giám sát của các Tổ đại biểu và cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân; chú trọng trao đổi thông tin giữa hoạt động giám sát củaTổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã về kết quả giám sát tại địa phương với giám sát củaThường trực và các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh. Khắc phục tình trạng giám sát hình thức, nễ nang, dĩ hòa vi quý. Đôn đốc, theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị sau giám sát và phải có giải pháp đối với những kiến nghị chậm thực hiện một cách phù hợp.
3. Tăng cường và đổi mới hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân đảm bảo hiệu quả, đúng luật định.
Duy trì thường xuyên hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo Luật, quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân; xem xét điều chỉnh bổ sung Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho phù hợp.
Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện tốt vai trò điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban trong quá trình hoạt động để tránh chồng chéo công việc, thời gian và địa điểm. Phát huy vai trò của Thường trực trong điều hành các phiên họp tạo không khí dân chủ, gợi mở, dành nhiều thời gian cho đại biểu thảo luận, chất vấn.
Tăng cường năng lực hoạt động cho các Ban của Hội đồng nhân dân đảm bảo những vấn đề quan trọng trước khi trình Hội đồng nhân dân phải được các Ban thẩm tra và xem xét cẩn thận; chủ động tham gia cùng với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thẩm tra của Ban.
Thực hiện tham vấn ý kiến nhân dân đối với những chủ trương lớn liên quan đến quyền lợi đông đảo nhân dân.
Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động đại biểu dân cử.
Tăng cường huy động sự đóng góp của các chuyên gia giỏi tham gia vào các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu Hội đồng nhân dân. Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của từng đại biểu do vậy nhất thiết phải quan tâm công tác tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho các đại biểu Hội đồng nhân dân nhằm phát huy trí tuệ của đại biểu trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Bằng nhiều hình thức: mở lớp tập huấn, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm. . . để trang bị cho đại biểu những kỹ năng hoạt động như kỹ năng tiếp xúc cử tri; kỹ năng giám sát; kỹ năng thẩm tra; kỹ năng khai thác, tổng hợp, xử lý thông tin giúp đại biểu hoàn thành trọng trách mà cử tri giao phó.
5. Nghiên cứu đổi mới về hình thức và nội dung của công tác tiếp xúc cử tri: đề cương báo cáo của đại biểu ngắn gọn, súc tích; dành nhiều thời gian lắng nghe ý kiến đóng góp và kiến nghị của cử tri; chọn đối tượng, hình thức tiếp xúc một cách đa dạng, phong phú, đổi mới địa điểm tiếp xúc đều khắp từ các trung tâm xã, thị trấn đến tận các khóm, ấp vùng sâu… để tạo điều kiện thuận lợi và thu hút nhiều đối tượng cử tri tham gia. Chủ động tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề theo giới, doanh nghiệp, công nhân, giáo viên, học sinh… thực hiện đối thoại giữa đại biểu dân cử và cử tri; lồng ghép tiếp xúc cử tri với tham vấn ý kiến nhân dân . . . Đại biểu Hội đồng nhân dân phải thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng và tiếp thu đầy đủ ý kiến của cử tri để phản ánh đến diễn đàn kỳ họp, chuyển đến cơ quan chức năng, đôn đốc giải quyết các kiến nghị, những bức xúc của cử tri và phản hồi cho cử tri biết kết quả; để đại biểu thực sự là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền.
6. Tăng cường mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Đây là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Thường trực nói riêng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân thông qua Đảng Đoàn Hội đồng nhân dân; điều chỉnh bổ sung quy chế làm việc của Đảng Đoàn Hội đồng nhân dân; tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật định. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh duy trì chế độ thường xuyên báo cáo xin ý kiến về nội dung, chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân; những vấn đề quan trọng về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trước khi Hội đồng nhân dân ban hành các Nghị quyết.
Về mối quan hệ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và Uỷ ban nhân dân cùng cấp là mối quan hệ phối hợp. Tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp đã ký kết giữa Đoàn đại biểu Quốc Hội – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân – Ban Thường trực UB.MTTQ tỉnh (4 bên); định kỳ hàng năm có họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, thực thi pháp luật; công tác tổ chức cho đại biểu dân cử tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, tiếp công dân và chuẩn bị các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Đối với Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên giám sát việc thực thi pháp luật; tổ chức họp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp giải quyết thi hành án dân sự và điều chỉnh quy chế phối hợp liên ngành khi cần thiết.
Trong mối quan hệ với Hội đồng nhân dân cấp huyện, định kỳ họp giao ban hàng quý hoặc tổ chức các hội nghị tập huấn, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm hoạt động nhằm nâng cao vai trò vị trí của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị của Đảng.
7. Kiện toàn tổ chức, bộ máy giúp việc, chú trọng chỉ đạo việc cải tiến, đổi mới chế độ và lề lối làm việc của Văn phòng trong công tác tham mưu và phục vụ, xây dựng tốt mối quan hệ công tác giữa các Văn phòng với các cơ quan, tổ chức hữu quan; chỉ đạo thành lập thêm phòng chức năng; tuyển chọn, điều động, tăng cường thêm chuyên viên giúp việc để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và làm tốt vai trò tham mưu, phục vụ cho đại biểu dân cử.
Điều 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu, tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Hàng năm, Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, các cơ quan, tổ chức hữu quan xác định những vấn đề quan trọng, bức xúc để đề xuất chương trình xây dựng Nghị quyết, chương trình giám sát hàng năm của Hội đồng nhân dân. Trước mắt, trong năm 2011 tiếp tục thực hiện theo chương trình, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân khoá VII đã đề ra; khẩn trương chuẩn bị chương trình xây dựng Nghị quyết, chương trình giám sát năm 2012 để trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Chú ý, những nội dung dự kiến trình kỳ họp phải được chuẩn bị chu đáo, đúng trình tự, thời gian quy định; những nội dung có tác động, ảnh hưởng đến nhân dân nhất thiết phải tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện tốt công tác điều hòa, phối hợp hoạt động với các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; hướng dẫn các Tổ đại biểu, các đại biểu trong việc thực thi nhiệm vụ Luật định; theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh.
Các cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa VIII, kỳ họp thứ 02 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2011./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.