HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2016/NQ-HĐND | Hưng Yên, ngày 06 tháng 10 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN KHÓA XVI, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ngày 20/11/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Xét đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh tại Tờ trình số 326/TTr-HĐND ngày 23/9/2016 về việc đề nghị ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Điều 2. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 -2021, kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 05/10/2016; có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, các Đại biểu HĐND tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
| CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN KHÓA XVI, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của Hội đồng nhân dân (HĐND), Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021;
2. Các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu, Đại biểu HĐND và Thư ký các kỳ họp HĐND thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành và Quy chế này.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND tỉnh
1. HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 53 đại biểu HĐND tỉnh, có cơ cấu tổ chức như sau:
a) Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban của HĐND và Chánh Văn phòng HĐND tỉnh;
b) Các Ban HĐND tỉnh có 3 Ban gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - ngân sách, Ban Văn hóa - xã hội;
c) Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh: có 10 Tổ đại biểu HĐND tỉnh ở khu vực 9 huyện và thành phố Hưng Yên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sau đây viết tắt là Luật Giám sát 2015), các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Văn phòng HĐND tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh quy định.
1. Hoạt động của HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 thực hiện theo Điều 78 đến Điều 103 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Giám sát năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan;
2. Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số;
3. Trong hoạt động của mình, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh; Ban Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên (UBMTTQ tỉnh) và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh nhằm chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Mục 1. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
1. Các kỳ họp của HĐND tỉnh
a) HĐND tỉnh họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, tổ chức họp vào trung tuần tháng 7 và đầu tháng 12 hằng năm.
b) HĐND tỉnh họp bất thường khi có đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ít nhất một phần ba (1/3) tổng số đại biểu HĐND tỉnh yêu cầu.
c) Thường trực HĐND tỉnh quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp; kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
d) HĐND tỉnh họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, HĐND tỉnh họp kín theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba (1/3) tổng số đại biểu HĐND tỉnh.
2. Chuẩn bị kỳ họp
a) Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạo công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND theo quy định của pháp luật, gồm các nội dung sau:
- Tổ chức Hội nghị liên tịch với Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh để thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp; báo cáo xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Phân công các cơ quan, đơn vị, tổ chức chuẩn bị các báo cáo, tờ trình, đề án trình tại kỳ họp. Phân công kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan gửi tài liệu trình tại kỳ họp; các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.
- Phối hợp UBMTTQ Việt Nam tỉnh để các Tổ đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri trước kỳ họp; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp.
- Tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh; chuyển đến và yêu cầu người có trách nhiệm trả lời chất vấn; đôn đốc báo cáo kết quả thực hiện lời hứa, lời cam kết của người trả lời chất vấn;
- Chỉ đạo Văn phòng HĐND tỉnh tham mưu, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kỳ họp theo quy định.
b) Các Ban của HĐND tỉnh có trách nhiệm:
- Báo cáo công tác 06 tháng, một năm trình tại kỳ họp theo chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh; đề xuất Thường trực HĐND tỉnh các nội dung cần trình kỳ họp thường kỳ hoặc kỳ họp bất thường; chuẩn bị các văn bản, tài liệu thuộc lĩnh vực phụ trách và được phân công phục vụ kỳ họp;
- Tổ chức thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh;
- Đề xuất nội dung chất vấn của các thành viên Ban, chuyển đến Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp; phân công thành viên Ban theo dõi, giám sát việc trả lời chất vấn tại kỳ họp thuộc lĩnh vực phụ trách, kịp thời có ý kiến yêu cầu người trả lời chất vấn làm rõ những nội dung chất vấn khi cần thiết.
c) Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm
- Phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ huyện tổ chức cho các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri và báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri về Thường trực HĐND tỉnh theo quy định;
- Đóng góp đối với dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp; tổng hợp đề xuất nội dung chất vấn tại kỳ họp.
d) Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm:
- Tích cực nghiên cứu và tham gia ý kiến vào dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, đề xuất đưa vào chương trình kỳ họp các nội dung cấp bách, bức xúc tại địa phương, đơn vị (nếu có);
- Tiếp xúc cử tri để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp và ý kiến, kiến nghị của cử tri với HĐND tỉnh và cơ quan nhà nước các cấp;
- Tham dự các kỳ họp, phiên họp đầy đủ. Chủ động nghiên cứu tài liệu phục vụ kỳ họp, tích cực chuẩn bị các nội dung để tham gia thảo luận tại kỳ họp và gửi Thường trực HĐND tỉnh các nội dung chất vấn để chuyển đến người được chất vấn.
3. Tổ chức, điều hành kỳ họp
Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp; Chủ tịch HĐND tỉnh phân công các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành các phần việc theo nội dung, chương trình kỳ họp được HĐND tỉnh thông qua, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ kỳ họp.
4. Các hoạt động tại kỳ họp:
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh thực hiện các nội dung sau:
a) Xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền, nhằm bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Xem xét, thảo luận các báo cáo quy định tại Điều 59 Luật Giám sát năm 2015 và các báo cáo khác theo quy định;
c) Thực hiện chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn theo quy định tại Điều 60 Luật Giám sát năm 2015. Thời gian chất vấn và trả lời chất vấn đối với người được chất vấn do Chủ tọa phiên họp quyết định.
d) Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ quy định tại Điều 63 Luật Giám sát năm 2015.
đ) Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu trong các trường hợp quy định tại Điều 64 Luật Giám sát năm 2015.
e) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh.
f) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
5. Hoạt động sau kỳ họp
a) Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh phối hợp với các cơ quan trình, hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua, trình Chủ tịch HĐND hoặc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (Chủ tọa kỳ họp) ký chứng thực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ họp; ban hành văn bản đôn đốc người trả lời chất tại kỳ họp thực hiện các giải pháp, lời hứa nêu trong nội dung trả lời chất vấn và phân công các Ban của HĐND giám sát, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực phụ trách.
b) Nghị quyết của HĐND tỉnh phải được gửi đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện, được đăng trên Công báo của tỉnh và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
c) Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày bế mạc kỳ họp, Tổ trưởng các Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm chủ động phối hợp với Chính quyền các cấp ở địa phương tổ chức báo cáo kết quả kỳ họp, phổ biến các Nghị quyết của HĐND tỉnh, vận động cử tri và nhân dân thực hiện các Nghị quyết đó.
d) Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày bế mạc kỳ họp, các Nghị quyết, biên bản của kỳ họp HĐND tỉnh phải được gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ theo quy định.
Điều 5. Phiên họp Thường trực HĐND tỉnh
1. Phiên họp Thường trực HĐND tỉnh là một trong các hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực HĐND tỉnh. Tại phiên họp, Thường trực HĐND thảo luận và quyết định các nội dung sau:
a) Những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tỉnh được quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh mà HĐND tỉnh giao cho Thường trực HĐND tỉnh giải quyết giữa 02 kỳ họp thì phải được các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra theo quy định;
c) Những vấn đề phát sinh giữa 02 kỳ họp theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên giao cho Thường trực HĐND tỉnh.
2. Thường trực HĐND tỉnh họp thường kỳ mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Phiên họp Thường trực HĐND tỉnh phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Thường trực HĐND tỉnh tham dự.
3. Chủ tịch HĐND tỉnh quyết định thời gian, nội dung, chương trình phiên họp, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trực HĐND tỉnh; nếu Chủ tịch HĐND tỉnh vắng mặt thì Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh được Chủ tịch HĐND tỉnh ủy quyền chủ tọa phiên họp.
4. Các thành viên Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, trường hợp vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tọa phiên họp chấp thuận.
5. Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Thường trực HĐND tỉnh, tùy theo nội dung, tính chất phiên họp.
6. Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng các Ban của HĐND tỉnh, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham dự phiên họp Thường trực HĐND tỉnh khi bàn về vấn đề có liên quan.
7. Thường trực HĐND tỉnh quy định chi tiết việc chuẩn bị, thẩm định, thẩm tra, trình và thảo luận, quyết định các nội dung tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh.
Điều 6. Hoạt động thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh
1. Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban thẩm tra, báo cáo kết quả thẩm tra tại các kỳ họp HĐND tỉnh và phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Chuẩn bị cho việc thẩm tra
a) Tờ trình, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình kỳ họp HĐND tỉnh, phiên họp Thường trực HĐND tỉnh phải được thẩm tra và gửi đến Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, chậm nhất là 02 ngày trước phiên họp Thường trực HĐND tỉnh.
b) Các Ban của HĐND tỉnh cử thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, tờ trình, báo cáo, đề án (khi cần thiết có thể yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra; tổ chức lấy ý kiến của những người có chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề đó); khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, tờ trình, báo cáo, đề án mà Ban thẩm tra.
3. Tiến hành thẩm tra, lập báo cáo kết quả thẩm tra: Báo cáo thẩm tra phải thực sự ngắn gọn, cần đánh giá về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nêu rõ quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau.
Điều 7. Hoạt động của Tổ đại biểu HĐND tỉnh
1. Tổ đại biểu HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tổ chức giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên địa bàn tỉnh và các vấn đề do HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh phân công.
b) Trước kỳ họp HĐND tỉnh:
- Tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, thu thập và tổng hợp các ý kiến và nguyện vọng của cử tri gửi về Thường trực HĐND tỉnh theo quy định; nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp;
- Tổng hợp các ý kiến chất vấn của các đại biểu HĐND thuộc Tổ và đề xuất các vấn đề chất vấn với Thường trực HĐND tỉnh; phân công các đại biểu phát biểu thảo luận tại kỳ họp.
c) Sau kỳ họp HĐND tỉnh, Tổ trưởng Tổ đại biểu chủ động liên hệ, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp và tuyên truyền, giải thích, vận động cử tri và nhân dân thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
d) Căn cứ vào kế hoạch tiếp công dân của Thường trực HĐND tỉnh, của UBND huyện, thành phố theo phân tổ đại biểu HĐND, xây dựng kế hoạch, phân công các đại biểu HĐND của Tổ tham gia tiếp hoặc tổ chức tiếp công dân theo quy định.
đ) Gửi báo cáo công tác và Biên bản họp Tổ theo quy định hoặc theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm:
a) Điều hành mọi hoạt động và chịu trách nhiệm về hoạt động của Tổ;
b) Điều hành các phiên họp Tổ; tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu trong Tổ, phân công đại biểu phát biểu tại kỳ họp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh;
c) Thay mặt Tổ đại biểu HĐND tỉnh giữ mối liên hệ với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện, thành phố; các đơn vị có liên quan và công dân để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ và của đại biểu HĐND tỉnh trong Tổ;
d) Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Thường trực HĐND, UBND các cấp tổ chức tiếp xúc cử tri, tổ chức tiếp dân theo quy định và tổng hợp báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh;
đ) Phối hợp với các Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ giám sát trên địa bàn.
Điều 8. Giám sát của HĐND tỉnh
1. HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp HĐND tỉnh, giám sát chuyên đề và các hoạt động giám sát thường xuyên khác của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.
2. HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các báo cáo khác theo quy định tại Điều 59 của Luật Giám sát năm 2015.
b) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh tại kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND tỉnh.
c) Xem xét các quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh. Trình tự xem xét, thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Giám sát năm 2015.
d) Giám sát chuyên đề.
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu, chuẩn y.
3. Chương trình giám sát của HĐND tỉnh
a) Thường trực HĐND tỉnh dự kiến Chương trình giám sát hằng năm của HĐND tỉnh trên cơ sở đề nghị của các Ban của HĐND, Văn phòng HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và kiến nghị của cử tri trong tỉnh, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước.
Văn phòng HĐND tỉnh có nhiệm vụ giúp Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh. Chậm nhất là 15 ngày làm việc, trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của HĐND (từ năm 2017 trở đi), Thường trực HĐND tỉnh thảo luận và lập dự kiến Chương trình giám sát của HĐND năm sau để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Thường trực HĐND tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của HĐND tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 62 của Luật Giám sát năm 2015.
c) Thường trực HĐND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát hằng năm của HĐND tại kỳ họp giữa năm sau của HĐND tỉnh.
Điều 9. Giám sát của Thường trực HĐND tỉnh
1. Các hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh
a) Xem xét các quyết định của UBND tỉnh và nghị quyết của HĐND cấp huyện có dấu hiệu trái với: Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh theo Điều 68 Luật Giám sát năm 2015.
b) Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại phiên họp của Thường trực HĐND đối với những người được chất vấn quy định tại Điều 69 Luật Giám sát năm 2015.
c) Giám sát chuyên đề theo quy định tại Điều 70 Luật Giám sát năm 2015.
d) Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh theo Điều 72 Luật Giám sát năm 2015.
đ) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
e) Giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri.
2. Chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh
a) Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và ý kiến của các thành viên Thường trực HĐND tỉnh, đề nghị của các Ban của HĐND, Văn phòng HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh và tình hình thực tế trong tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc, trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh tổng hợp đề nghị của các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ; tham mưu chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh.
b) Chương trình giám sát hằng năm được Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh.
c) Căn cứ vào chương trình giám sát đã được thông qua, Thường trực HĐND tỉnh phân công thành viên Thường trực HĐND tỉnh thực hiện các nội dung trong chương trình; giao các Ban của HĐND tỉnh thực hiện một số nội dung thuộc chương trình và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND tỉnh. Trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh.
d) Thường trực HĐND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát năm vào kỳ họp HĐND tỉnh giữa năm sau của HĐND tỉnh.
3. Xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát
a) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm xem xét báo cáo kết quả giám sát.
b) Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
c) Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát tại kỳ họp gần nhất.
Điều 10. Giám sát của các Ban của HĐND tỉnh
1. Các hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh
a) Thẩm tra các báo cáo do HĐND, Thường trực HĐND tỉnh phân công theo quy định tại Điều 78 Luật Giám sát năm 2015.
b) Giám sát quyết định của UBND tỉnh, Nghị quyết của HĐND cấp huyện theo quy định tại Điều 79 Luật Giám sát năm 2015.
c) Giám sát chuyên đề theo quy định tại Điều 80 Luật Giám sát năm 2015.
d) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định tại Điều 82, Luật Giám sát năm 2015.
2. Chương trình giám sát của các Ban HĐND tỉnh
a) Các Ban của HĐND tỉnh căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh và ý kiến các thành viên của Ban mình để xây dựng chương trình giám sát hằng năm của Ban.
b) Chương trình giám sát hằng năm của Ban của HĐND tỉnh được Ban xem xét, quyết định vào cuối năm trước. Trưởng Ban HĐND tổ chức thực hiện chương trình giám sát; trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh chương trình giám sát của Ban.
3. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát
a) Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Ban HĐND tỉnh tổ chức phiên họp Ban để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát.
b) Báo cáo kết quả giám sát của Ban HĐND tỉnh phải nêu rõ kiến nghị về các biện pháp cần thiết.
c) Báo cáo kết quả giám sát của Ban HĐND tỉnh gửi đến HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
d) Ban của HĐND tỉnh có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Điều 11. Giám sát của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh
1. Đại biểu HĐND tỉnh giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người có thẩm quyền theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 5 và quy định tại Điều 84 Luật Giám sát năm 2015.
b) Giám sát quyết định của UBND tỉnh và nghị quyết của HĐND cấp huyện theo quy định tại Điều 85 Luật Giám sát năm 2015.
c) Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương theo quy định tại Điều 86 Luật Giám sát năm 2015.
d) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định tại Điều 87 Luật Giám sát năm 2015.
2. Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật và giám sát các vấn đề do HĐND hoặc Thường trực HĐND tỉnh phân công; tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh thực hiện hoạt động giám sát.
Điều 12. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
1. Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức Đoàn giám sát của Thường trực hoặc các Ban của HĐND tỉnh giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có trách nhiệm tại địa phương.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó trực tiếp xem xét, giải quyết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thường trực HĐND và báo cáo Thường trực HĐND tỉnh trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
1. Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri.
2. Thường trực HĐND tỉnh xem xét báo cáo việc giải quyết kiến nghị của cử tri của cơ quan có thẩm quyền; chỉ đạo xây dựng báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và dự thảo nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri, trình HĐND tỉnh.
1. Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh sáu tháng, một năm; gửi đến UBND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh và thông báo cho HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố nơi tiếp xúc cử tri để thực hiện.
2. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh theo Tổ Đại biểu HĐND.
3. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND tỉnh báo cáo với cử tri:
a) Dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp (đối với hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp);
b) Tình hình, kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri;
c) Tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
4. Nội dung, trình tự hội nghị tiếp xúc cử tri thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 15. Tiếp xúc cử tri tại đơn vị công tác, nơi cư trú, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề
1. Giữa hai kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh chủ động bố trí thời gian tiếp xúc cử tri, lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân nơi cư trú, nơi làm việc. Khi cần thiết, Thường trực HĐND phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh bố trí cho đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri theo chuyên đề.
2. Kết quả tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi công tác, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề của đại biểu HĐND tỉnh được tổng hợp, báo cáo về Thường trực HĐND tỉnh và gửi đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh tham gia các buổi tiếp công dân của UBND tỉnh, của UBND huyện, thành phố tổ chức hoặc phối hợp với UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp dân của tỉnh theo quy định.
2. Văn phòng HĐND tỉnh phân công lãnh đạo Văn phòng và công chức có đủ trình độ, năng lực và am hiểu về pháp luật tham mưu, giúp Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân theo quy định.
3. Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND đang công tác và làm việc tại địa phương chủ động tham gia các buổi tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo địa phương tại trụ sở tiếp dân của cơ quan, đơn vị, địa phương; tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; tích cực giải thích, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo để chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong trường hợp thấy việc giải quyết không thỏa đáng, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu HĐND tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó giải quyết.
Mục 2. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND, CÁC BAN CỦA HĐND TỈNH
Điều 17. Mối quan hệ của Thường trực HĐND với các Ban của HĐND tỉnh
1. Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo hoạt động của các Ban của HĐND thông qua các việc sau:
a) Phân công các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, tờ trình, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách, trình kỳ họp HĐND hoặc phiên họp Thường trực HĐND tỉnh;
b) Xem xét, cho ý kiến về chương trình, nội dung giám sát; về chương trình, kế hoạch và báo cáo công tác sáu tháng, cả năm của các Ban HĐND tỉnh;
c) Phân công các Ban HĐND thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh;
d) Yêu cầu các ban HĐND tỉnh điều chỉnh kế hoạch giám sát của mình, để bảo đảm hoạt động giám sát không bị trùng lặp, chồng chéo.
2. Thường trực HĐND tỉnh thực hiện việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND tỉnh thông qua các hoạt động sau:
a) Tổ chức giao ban định kỳ hàng quý với lãnh đạo các Ban để chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đánh giá về tình hình và kết quả hoạt động của các Ban HĐND tỉnh; có thể tổ chức cuộc họp đột xuất khi cần thiết.
b) Tổng hợp kết quả giám sát trình HĐND, Thường trực HĐND tỉnh;
c) Xem xét kết quả giám sát của Ban khi thấy cần thiết.
3. Đôn đốc các Ban HĐND tỉnh thực hiện chương trình hoạt động.
4. Tham dự các phiên họp của các Ban HĐND tỉnh khi thấy cần thiết.
Điều 18. Mối quan hệ của Thường trực HĐND tỉnh với đại biểu, Tổ đại biểu HĐND tỉnh
1. Đôn đốc các Tổ đại biểu tổ chức tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri và thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu HĐND tỉnh.
2. Tiếp nhận và tổng hợp các kiến nghị, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh chuyển đến UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để yêu cầu trả lời hoặc xem xét giải quyết theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND tỉnh.
3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với đại biểu HĐND tỉnh; tạo điều kiện để đại biểu HĐND tỉnh được học tập, nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tạo điều kiện để đại biểu HĐND tỉnh học tập, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động, nghiệp vụ của đại biểu HĐND.
Điều 19. Mối quan hệ của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Mối quan hệ của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy thực hiện theo Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Điều 20. Mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh với UBND tỉnh
1. Thường trực HĐND phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh trong việc chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp, chuẩn bị các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp của HĐND tỉnh hoặc phiên họp Thường trực HĐND tỉnh.
2. Thường trực HĐND dự các phiên họp của UBND tỉnh. Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, đôn đốc UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh trong việc thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh tổ chức các buổi chất vấn theo chuyên đề đối với UBND tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh; giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp, theo dõi việc tổ chức triển khai và thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
1. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Điều 22. Mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
1. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh giữ mối liên hệ và phối hợp công tác thường xuyên với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hưng Yên.
2. Thường trực HĐND tỉnh cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh, định kỳ hàng quý nghe UBND tỉnh, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở địa phương báo cáo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Thường trực HĐND, đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐQBH tỉnh chuyển đến.
3. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh tham gia hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH khi được mời. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh có thể mời Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, các đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia hoạt động giám sát, khảo sát, thẩm tra của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh.
4. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Mục 3. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ HỌP VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO CỦA HĐND TỈNH
Điều 23. Các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND tỉnh
1. Kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh và bộ máy tham mưu, giúp việc của HĐND tỉnh do ngân sách tỉnh đảm bảo. Thường trực HĐND tỉnh giao Văn phòng HĐND tỉnh quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.
2. Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh. Sáu tháng một lần, tại kỳ họp HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh được cấp hoạt động phí hằng tháng. Các đại biểu được hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đại biểu theo quy định và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
3. Đại biểu HĐND tỉnh được bầu, phân công đảm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 24. Chế độ hội họp và thông tin báo cáo
1. Thường trực HĐND tỉnh
a) Thường trực HĐND tỉnh họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
b) Tổ chức hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thành phố một năm ít nhất hai lần.
c) Tham gia Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ mỗi năm hai lần; tích cực tham gia các hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành bạn để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh.
d) Thường trực HĐND tỉnh xây dựng chương trình công tác và báo cáo kết quả công tác hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ theo quy định.
2. Các Ban của HĐND tỉnh
a) Các Ban của HĐND tỉnh họp định kỳ mỗi quí một lần để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác của Ban, bàn công tác quý sau và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban; trong trường hợp cần thiết, Ban có thể họp đột xuất. Cuối mỗi năm, các Ban họp tổng kết, đánh giá hoạt động của Ban và thành viên trong Ban để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
b) Tham gia các cuộc họp, hội nghị theo chỉ đạo, phân công của Thường trực HĐND tỉnh.
c) Các Ban của HĐND tỉnh xây dựng báo cáo và chương trình công tác tháng, hàng quý, 6 tháng và cả năm báo cáo Thường trực HĐND tỉnh theo quy định (Báo cáo tháng gửi trước ngày 25 hàng tháng, Báo cáo quý gửi trước ngày 25 tháng cuối quý, Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 25/6 hàng năm, Báo cáo năm gửi trước ngày 25/11 hàng năm).
3. Tổ đại biểu HĐND tỉnh
a) Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh họp định kỳ hàng quý, trước mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh và họp cuộc cuối năm. Cuộc họp tổng kết năm, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh đánh giá kết quả công tác trong năm của Tổ và các đại biểu HĐND tỉnh trong Tổ gửi về Thường trực HĐND tỉnh để xem xét đánh giá thi đua.
b) Báo cáo kết quả công tác theo nội dung quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 5 Quy chế này (Báo cáo quý gửi trước ngày 25 tháng cuối quý; Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 25/6 hàng năm, Báo cáo năm gửi trước ngày 25/11 hàng năm).
Điều 25. Trách nhiệm, tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, Văn phòng HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Căn cứ Quy chế này và quy định của pháp luật, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và Văn phòng HĐND tỉnh cụ thể hóa, xây dựng, ban hành Quy chế làm việc của đơn vị mình.
1. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh mới thay thế Quy chế hoạt động trước đây hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương ban hành các văn bản mới có thay đổi liên quan đến tổ chức, hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh; HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND tỉnh căn cứ vào sự thay đổi và tình hình thực tiễn, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này phải được thông qua tại kỳ họp của HĐND tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.