HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2020/NQ-HĐND | Bắc Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP , ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 360/TTr-UBND ngày 04/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Khóa XVIII, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
| KT.CHỦ TỊCH |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025.
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang)
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Nghị quyết này quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp (sau đây gọi chung là sản phẩm nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 (áp dụng với các sản phẩm nằm trong danh mục ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được UBND tỉnh ban hành).
b) Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 98/2018/NĐ-CP).
2. Đối tượng áp dụng
Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP .
3. Hình thức liên kết
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP .
4. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Đối với nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau của Trung ương và của tỉnh thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
b) Các nguyên tắc khác theo Điều 10 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP .
5. Điều kiện hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ; đồng thời đảm bảo điều kiện tối thiểu về quy mô của chuỗi liên kết (dự án hoặc kế hoạch liên kết) đối với từng ngành hàng, sản phẩm:
a) Đối với ngành hàng, sản phẩm cây ăn quả.
Vải: Quy mô tối thiểu 70 ha/vụ/chuỗi.
Nhãn: Quy mô tối thiểu 20 ha/vụ/chuỗi.
Cam, bưởi, na, ổi: Quy mô tối thiểu 15 ha/từng loại cây trồng/vụ/chuỗi.
b) Đối với ngành hàng, sản phẩm chăn nuôi.
Lợn: Quy mô tối thiểu 1.000 con/chu kỳ/chuỗi.
Gia cầm: Quy mô tối thiểu 20.000 con/chu kỳ/chuỗi.
Ong mật: Quy mô tối thiểu 500 thùng/chuỗi.
Dê: Quy mô tối thiểu 300 con/chuỗi.
c) Đối với ngành hàng, sản phẩm rau chế biến, rau an toàn và nấm.
Rau chế biến: Quy mô tối thiểu 30 ha/vụ/chuỗi.
Rau an toàn: Quy mô tối thiểu 10 ha/vụ/chuỗi.
Nấm: Quy mô nhà xưởng, nhà nuôi trồng tối thiểu 3.000 m2 trở lên; nguyên liệu từ 300 tấn/năm/chuỗi.
d) Đối với ngành hàng, sản phẩm cây lương thực (lúa, gạo): Quy mô tối thiểu 50 ha/vụ/chuỗi.
đ) Đối với ngành hàng, sản phẩm thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản (Cá thịt): Quy mô tối thiểu 10 ha/chuỗi.
e) Đối với ngành hàng, sản phẩm cây công nghiệp:
Cây lạc: Quy mô tối thiểu 10 ha/chuỗi;
Cây chè: Quy mô tối thiểu 30 ha/chuỗi.
f) Đối với ngành hàng, sản phẩm cây hoa các loại: Quy mô tối thiểu 03 ha/vụ/chuỗi.
g) Đối với ngành sản xuất, chế biến lâm sản: Quy mô công suất thiết kế tối thiểu từ 100.000 m3 sản phẩm/năm/chuỗi.
h) Đối với ngành hàng, sản phẩm cây dược liệu (Ba kích, cúc hoa vàng, địa liền, diệp hạ châu, đinh lăng, hoài sơn, kim tiền thảo, sâm, nghệ): Quy mô tối thiểu 05 ha/loại dược liệu/chuỗi.
6. Trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP .
7. Phương thức hỗ trợ
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 01 (một) lần sau khi có văn bản nghiệm thu.
Điều 2. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết
Chủ trì liên kết được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, nhưng không quá 200 triệu đồng, bao gồm: tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Điều 3. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết
Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 5.000 triệu đồng/dự án liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hỗ trợ 50% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, chế phẩm sinh học) nhưng không quá 1.000 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết.
1. Hỗ trợ 50% chi phí thiết kế và sản xuất bao bì, nhãn mác sản phẩm, nhưng không quá 200 triệu đồng/sản phẩm (đối với hỗ trợ lần đầu); Hỗ trợ 25% chi phí nâng cấp mẫu mã bao bì, nhãn mác và sản xuất bao bì, nhãn mác sản phẩm, nhưng không quá 100 triệu đồng/sản phẩm (đối với hỗ trợ lần 2).
2. Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhãn hiệu, nhưng không quá 20 triệu đồng/nhãn hiệu.
3. Hỗ trợ 50% chi phí tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhưng không quá 20 triệu đồng/sản phẩm.
Điều 6. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
Hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Tổng mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết.
Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ
Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình, dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.