HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2011/NQ-HĐND8 |
Thủ Dầu Một, ngày 08 tháng 8 năm 2011 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTB&XH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2078/TTr-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn Đề án tổ chức và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bình Dương; Báo cáo thẩm tra số 05/BC-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Đề án tổ chức xây dựng lực lượng dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bình Dương (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Phê chuẩn chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bình Dương như sau:
a) Chế độ trợ cấp ngày công lao động
Trong thời gian tham gia lực lượng dân quân thường trực, mỗi dân quân được trợ cấp ngày công lao động bằng hệ số 0,12 mức lương tối thiểu hiện hành.
Khi được điều động phối hợp hoạt động tuần tra ban đêm theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, thì được trợ cấp thêm 30% mức trợ cấp ngày công lao động ban ngày, nhưng không quá 10 đêm trong 01 tháng đối với 01 dân quân.
b) Chế độ hỗ trợ bảo hiểm y tế tự nguyện
Trong thời gian tham gia lực lượng dân quân thường trực, mỗi dân quân được ngân sách địa phương hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định.
Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết này.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khoá VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
TỔ
CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN THƯỜNG TRỰC CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND8 ngày 08 tháng 8 năm 2011 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 102/2010/TTLT - BQP - BLĐTBXH - BNV - BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
2. Đặc điểm tình hình
Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích tự nhiên 2.695,22 km2; cơ cấu hành chính có 04 huyện, 03 thị xã với 91 xã, phường, thị trấn, 558 khu phố, ấp; dân số 1.619.930 người, trong đó có khoảng 650.000 người từ nhiều địa phương đến tạm trú làm ăn sinh sống. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng (công nghiệp 63%, dịch vụ 32,6% và nông nghiệp 4,4%); đến nay có 28 khu công nghiệp; 08 cụm công nghiệp, với tổng diện tích hơn 9.000 ha; thu hút số lượng lớn lao động từ các tỉnh thành trong cả nước đến làm ăn, sinh sống đã góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều vấn đề về an sinh xã hội phải giải quyết, nhất là tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn ra rất phức tạp. Xuất phát từ tình hình trên, những năm qua việc tổ chức lực lượng dân quân thường trực ở cấp xã có vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt ở cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân thường trực
a) Công tác xây dựng lực lượng
Quyết định số 284/QĐ-TM ngày 25 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tổng Tham mưu Bộ Quốc phòng về việc chấp thuận cho tỉnh Bình Dương xây dựng lực lượng dân quân thường trực ở 26 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên căn cứ tình hình thực tế yêu cầu, nhiệm vụ và tính phức tạp trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 7 cho phép tỉnh Bình Dương xây dựng lực lượng dân quân luân phiên thường trực ở 89/89 xã, phường, thị trấn. Được sự chấp thuận của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 201/2003/QĐ-CT ngày 08 tháng 8 năm 2003 về việc xây dựng lực lượng dân quân thường trực ở 89/89 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, quân số từ 06 đến 12 người; trên cơ sở đó Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã đã tích cực tham mưu cho cấp Uỷ, Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức lực lượng dân quân thường trực cấp huyện quân số từ 12 đến 20 người.
Tổng số lực lượng dân quân thường trực toàn tỉnh hiện nay là 1.252 người; tổ chức thành 07 trung đội tại Ban Chỉ huy quân sự 07 huyện, thị xã và 91 tiểu đội tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
b) Kết quả hoạt động
Kết quả hoạt động của lực lượng dân quân thường trực trong những năm qua mang lại hiệu quả cao. Đã chủ động phối hợp với lực lượng công an trong công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới (nay là Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ); bảo vệ an toàn các ngày lễ, tết, các sự kiện trọng đại của đất nước; góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt công tác dân vận, vận động quần chúng; đồng thời cũng là lực lượng tích cực, cơ động, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, bão, lũ, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở tại cơ sở.
c) Bảo đảm các chế độ, chính sách
Thực hiện Thông tư số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 20 tháng 4 năm 2005 của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 11 năm 2004 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 204/2005/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2005 về Quy chế tổ chức, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và dân quân thường trực xã, phường, thị trấn, trong đó quy định cụ thể về các chế độ chính sách như sau: lực lượng dân quân thường trực được bảo đảm trang phục cá nhân, trang phục dùng chung; được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,6 so với mức lương tối thiểu, được hỗ trợ tiền ăn bằng mức ăn của hạ sỹ quan, binh sỹ bộ binh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được hưởng phụ cấp hoạt động tuần tra ban đêm bằng hệ số 0,06 so mức lương tối thiểu, nhưng không quá 10 đêm/tháng/01dân quân thường trực; đồng thời các xã, phường, thị trấn trích kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương xây dựng nhà ăn, nhà nghỉ, nhà làm việc và mua sắm trang, thiết bị sinh hoạt, phương tiện nghe, nhìn cho lực lượng dân quân thường trực.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu xây dựng
Lực lượng dân quân thường trực là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất; tổ chức tại huyện, thị và xã, phường, thị trấn; sát với quyết tâm phòng thủ của địa phương; xây dựng số lượng phù hợp, chất lượng cao; được giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật và huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ; làm nòng cốt chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã ở địa phương; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân; đảm bảo đủ sức mạnh đối phó thắng lợi với các tình huống xảy ra ngay tại cơ sở.
2. Yêu cầu xây dựng
- Quán triệt thực hiện Luật Dân quân tự vệ; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ đến lãnh đạo các cấp, các ngành nhằm nâng cao nhận thức về vị trí chiến lược của công tác dân quân tự vệ; nâng cao trách nhiệm và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ nói chung và lực lượng dân quân thường trực nói riêng là phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện ở cơ sở.
- Các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tổ chức tuyển chọn những người đang công tác trong lực lượng dân quân cơ động, có lý lịch chính trị rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khoẻ, có trình độ nhận thức và khả năng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1. Lực lượng dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã là lực lượng dân quân nòng cốt sẵn sàng chiến đấu và phối hợp các lực lượng khác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; được tổ chức ở huyện, thị và xã, phường, thị trấn; được tập trung sinh hoạt, công tác thường xuyên tại Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
2. Về tổ chức, biên chế lực lượng dân quân thường trực
a) Cấp huyện: tổ chức 01 trung đội dân quân thường trực trong đại đội dân quân cơ động của huyện, thị xã với quân số 28 người, biên chế thành 03 tiểu đội, có cán bộ trung đội trưởng và tiểu đội trưởng.
b) Cấp xã: tổ chức 01 tiểu đội dân quân thường trực trong trung đội dân quân cơ động của xã, phường, thị trấn với quân số từ 09 - 12 người, có cán bộ tiểu đội trưởng.
3. Đối tượng tuyển chọn và thời gian tham gia dân quân thường trực
a) Tiêu chuẩn tuyển chọn vào lực lượng dân quân thường trực
- Lý lịch rõ ràng;
- Phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được quần chúng nhân dân tín nhiệm;
- Đủ sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ;
- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại xã;
- Trình độ học vấn: tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
- Độ tuổi: nam từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Những công dân đã quá tuổi quy định nhưng nếu tự nguyện và có đủ điều kiện có thể kéo dài nhưng không quá 40 tuổi đối với nam, 30 tuổi đối với nữ.
b) Thời gian tham gia lực lượng dân quân thường trực cấp huyện và cấp xã là 36 tháng.
4. Chỉ đạo huấn luyện, hoạt động, bảo đảm trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ cho lực lượng dân quân thường trực
a) Công tác huấn luyện, hoạt động
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn nội dung huấn luyện và chỉ đạo hoạt động theo quy định của Bộ Quốc phòng và chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 7.
b) Vũ khí trang bị
Thực hiện theo kế hoạch của Bộ Tham mưu - Quân khu 7 và chỉ thị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
c) Công cụ hỗ trợ
Lực lượng dân quân thường trực được trang bị một số công cụ hỗ trợ cầm tay như: côn, gậy, dùi cui bằng gỗ, nhựa, cao su theo kế hoạch hoạt động. Sau khi thực hiện nhiệm vụ phải thu hồi để tập trung tại nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; tuyệt đối không giao cá nhân quản lý.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Lực lượng dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp.
2. Trong thời gian tham gia lực lượng dân quân thường trực, dân quân được hưởng các chế độ, chính sách và được bố trí nơi ăn, nghỉ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT- BQP - BLĐTBXH - BNV - BTC ngày 02 năm 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn chế độ, chính sách cụ thể đối với dân quân tự vệ. Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách cho công tác dân quân tự vệ được cân đối vào dự toán chi ngân sách hàng năm của các huyện, thị và xã, phường, thị trấn theo phân cấp quản lý ngân sách tỉnh và theo Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Hoạt động phối hợp của lực lượng dân quân thường trực
- Phối hợp với lực lượng công an cấp xã giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo Thông tư liên tịch số 100/2010/TTLT-BQP-BCA ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng.
- Phối hợp với lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng theo Thông tư liên tịch số 98/2010/TTLT-BQP-BNNPTNT ngày 19 năm 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP.
- Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể địa phương và các lực lượng khác tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, sập đổ công trình ở cơ sở.
- Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan ngành dân quân tự vệ và cơ quan quân sự cấp trên.
1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
- Tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất công tác quản lý Nhà nước về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ nói chung và lực lượng dân quân thường trực nói riêng ngay tại cơ sở, gắn với mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức triển khai Đề án xây dựng lực lượng dân quân thường trực thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp Sở Tài chính dự toán kinh phí bảo đảm cho lực lượng dân quân thường trực hoạt động theo Đề án.
2. Sở Tài chính
Bảo đảm các chế độ, chính sách cho lực lượng dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
- Căn cứ vào Đề án này, tổ chức quán triệt, triển khai cho các ban, ngành, đoàn thể liên quan và các khu phố, ấp thực hiện./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.