HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2018/NQ-HĐND | Hà Nam, ngày 07 tháng 12 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CHI TIẾT CHO CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ các Nghị định: Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 về phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy; Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;
Xét Tờ trình số 3557/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh đề nghị phê duyệt dự án quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận, thống nhất của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
a) Tuân thủ các quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Đảm bảo an toàn phòng chống lụt, bão, an toàn ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
c) Đảm bảo hài hòa, thống nhất giữa quy hoạch phòng chống lũ tại tất cả các sông trên địa bàn tỉnh với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành liên quan.
d) Tiếp cận công nghệ quản lý - kiểm soát lũ của các nước tiên tiến trên thế giới; thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình theo quan điểm quản lý rủi ro thiên tai.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Chủ động phòng, chống lũ, bão trên địa bàn tỉnh góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; làm cơ sở lập và điều chỉnh quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn tỉnh đồng thời để các địa phương quản lý, điều hành công tác phòng, chống lũ, bão và xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình phòng, chống lũ, bão, công trình đê điều trong trung, dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
b) Mục tiêu cụ thể
- Các tuyến sông Hồng, sông Đáy: Các chỉ tiêu tần suất, lưu lượng, mực nước đảm bảo chống lũ tuân thủ quy hoạch của Trung ương.
- Các tuyến sông địa phương
+ Tuyến sông Nhuệ:
Mức đảm bảo chống lũ: Đến năm 2030 tần suất là 8%, đến năm 2050 tần suất là 5%. Mực nước và lưu lượng đảm bảo an toàn lũ tại các vị trí: thôn Ngọc Động (mực nước là 4,97m, lưu lượng nước là 150 m3/s); thôn Đại Cầu (mực nước là 4,76m, lưu lượng nước là 158 m3/s).
+ Tuyến sông Châu Giang:
Mức đảm bảo chống lũ: Đến năm 2030 tần suất là 8%, đến năm 2050 tần suất là 5%. Mực nước và lưu lượng đảm bảo an toàn lũ tại các vị trí: thôn Phúc Hạ xã Hợp Lý (mực nước là 4,98m, lưu lượng nước là 363 m3/s); Cống Lò Gạch (mực nước là 4,76m, lưu lượng nước là 361 m3/s); thành phố Phủ Lý (mực nước là 4,74m, lưu lượng nước là 360 m3/s).
+ Tuyến sông Duy Tiên:
Mức đảm bảo chống lũ: Đến năm 2030 tần suất 10%, đến năm 2050 tần suất là 8%. Mực nước và lưu lượng đảm bảo an toàn lũ tại vị trí cống I4/10 (mực nước là 4,72m, lưu lượng nước là 350 m3/s).
3. Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Công bố, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới các cấp, các ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân về quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ đê điều và phòng chống lũ trên các tuyến sông có đê trên địa bàn.
b) Huy động nguồn lực để củng cố, nâng cấp hệ thống các công trình phòng chống lũ, bão theo quy định. Trong đó:
- Đề xuất Trung ương quan tâm đầu tư nâng cấp các công trình thuộc tuyến sông Hồng, sông Đáy và hỗ trợ địa phương đầu tư các công trình trên các tuyến sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Duy Tiên.
- Huy động các nguồn lực địa phương để cùng với ngân sách Trung ương đầu tư theo quy hoạch. Trước mắt tập trung các công trình cấp bách.
c) Tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở trong công tác quản lý đê điều, các công trình phòng chống lũ tại các tuyến sông có đê trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra về quản lý và bảo vệ đê điều, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội tham gia vào việc quản lý, bảo vệ đê điều và phòng chống lũ tại địa phương, đảm bảo an toàn các tuyến đê và ứng phó kịp thời trong trường hợp bão, lũ xảy ra góp phần ổn định tình hình tại địa phương.
đ) Ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, tiên tiến trong quản lý, xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và công trình phòng chống lũ. Đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống lụt bão để thường xuyên cập nhật các số liệu thông tin về mực nước, biến đổi khí hậu, thủy chiều trên các tuyến sông để chủ động trong công tác phòng, chống lũ, bão.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVIII, kỳ họp thứ bảy thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.