HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2011/NQ-HĐND | Yên Bái, ngày 21 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 185/TTr-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, tiếp thu ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015, với những nội dung sau:
1. Mục tiêu của Đề án: Đến năm 2015 kiên cố hóa 400 km và mở mới 500 km đường thôn bản.
2. Tổng vốn đầu tư để thực hiện Đề án: 469,8 đồng, trong đó: Kiên cố hóa đường giao thông nông thôn 440 tỷ đồng; mở mới đường thôn bản 29,8 tỷ đồng.
3. Về quy mô xây dựng: Đối với các tuyến đường liên xã, đường từ xã xuống thôn, đường liên thôn bản thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp A, B (tiêu chuẩn GTNT 22TCN210-92), bề rộng mặt đường Bm = 3,0m hoặc Bm = 3,5m (bề rộng nền đường 4,0 m - 5,0 m). Đối với các tuyến đường thôn bản, bề rộng nền đường mở mới Bm = 2,5m và Bn = 3,5m.
4. Nguồn vốn và cơ chế đầu tư:
a) Nguồn vốn: Đề án này được thực hiện bằng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng phát triển Việt Nam, vốn ngân sách địa phương, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho địa phương thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và các nguồn vốn hỗ trợ giao thông nông thôn hợp pháp khác. Các dự án phát triển giao thông nông thôn bằng các chương trình mục tiêu khác không nằm trong nội dung Đề án này. Trong tổng giá trị hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước thì ngân sách cấp tỉnh bố trí 70%, ngân sách cấp huyện 30%.
b) Cơ chế đầu tư:
- Đối với kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% giá trị của tổng mức đầu tư lập theo quy định hiện hành đối với các phường, thị trấn và Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 60% giá trị của tổng mức đầu tư lập theo quy định hiện hành đối với các xã còn lại. Phần chi phí còn lại huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân và các tổ chức. Riêng chi phí tư vấn khảo sát thiết kế Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/1km; chi phí quản lý Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng/1km. Công tác giải phóng mặt bằng do địa phương đảm nhận, nhân dân tự nguyện hiến đất để xây dựng công trình. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho địa phương thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thì thực hiện quản lý, thanh toán vốn theo quy định hiện hành.
- Đối với các tuyến mở mới bề rộng nền đường Bn = 2,5 m hoặc Bn = 3,5 m: Nhà nước hỗ trợ người dân mở mới đường liên thôn, bản, đường tới các cụm dân cư với bề rộng nền đường Bn = 2,5 m, mức hỗ trợ là 50 triệu đồng/1km. Hỗ trợ 70 triệu đồng/1km mở mới đối với các tuyến đường có bề rộng nền đường Bn = 3,5 m (trong đó đã bao gồm hỗ trợ 1 triệu đồng/1km cho chi phí lập hồ sơ, in ấn tài liệu, quản lý thi công). Các tuyến đường mở mới phải tuân thủ quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 của các xã và quy hoạch giao thông nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Đối với địa bàn có các doanh nghiệp, tổ chức (nhất là các doanh nghiệp khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản) sử dụng phương tiện vận tải lưu thông trên tuyến đường dân đóng góp đầu tư, có trách nhiệm đóng góp để thực hiện dự án, khoản đóng góp này được tính vào phần đóng góp của dân.
- Các huyện, thị xã, thành phố nếu có điều kiện, có thể hỗ trợ thêm kinh phí để giảm phần đóng góp của người dân.
- Đối với các địa phương đang hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, thì được áp dụng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này
Điều 3. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVII, kỳ họp thứ 3 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.