HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/NQ-HĐND | Bắc Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Báo cáo số 119/BC-ĐGS ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2018; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá tình hình
HĐND tỉnh tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2015 - 2018; nhất trí với những đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và các kiến nghị, đề xuất nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:
Thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường bước đầu đã được ngăn chặn, giảm thiểu các điểm nóng bức xúc và các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; ý thức của cán bộ và nhân dân về bảo vệ môi trường được nâng lên. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường năm sau cao hơn năm trước, ngoài ưu tiên bố trí ngân sách các cấp cho chi thường xuyên cũng như đầu tư hạ tầng kỹ thuật, UBND tỉnh đã thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án; đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2015 - 2018, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ chuyên môn hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, hướng dẫn còn hạn chế; quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng xử lý môi trường còn thiếu, tiến độ chậm; công tác triển khai thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường một số mặt còn hạn chế, tính chủ động chưa cao, nhiều việc chưa đồng bộ; công tác hậu kiểm một số dự án chưa tốt, xử lý chưa kiên quyết các vi phạm về môi trường; việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn còn bất cập, thiếu đồng bộ; chất lượng nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra còn hạn chế;...
Những bất cập, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Một số quy định của pháp luật bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa Luật Bảo vệ môi trường và các luật chuyên ngành; ngân sách địa phương còn hạn hẹp do đó đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn khó khăn, chưa tương xứng; nhận thức, cách làm, năng lực, trình độ chuyên môn, chế độ trách nhiệm, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ môi trường nhất là cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn lúng túng, sự phối hợp giữa các ngành, địa phương có lúc chưa chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ pháp luật về môi trường. Đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực trong xã hội cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.
Điều 2. Nhiệm vụ, giải pháp
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
1. Chỉ đạo đánh giá sâu và khắc phục tính hình thức trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường; tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức; có biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh; sớm khắc phục tình trạng thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng quản lý còn bị động hiện nay.
2. Xác định rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gắn việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường với việc thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực khác; thực hiện quan điểm không đổi môi trường lấy kinh tế đi vào thực chất trong quản lý nhà nước; có biện pháp khắc phục những thiếu sót về bảo vệ môi trường trong hoạt động đầu tư (cả đầu tư cũ và đầu tư mới). Chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục xác định các vấn đề trọng tâm trong bảo vệ môi trường của tỉnh để tập trung cao hơn, thực hiện tốt hơn. Chỉ đạo các công ty khai thác công trình thủy lợi quan tâm xử lý rác thải, phòng chống ô nhiễm trên các dòng kênh chảy qua địa bàn các huyện, thành phố.
Chỉ đạo rà soát các quy định trong pháp luật bảo vệ môi trường, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án song song với xác định các vấn đề trọng tâm, xây dựng lộ trình cân đối nguồn lực và chủ động thực hiện; quan tâm thực hiện tốt công tác phòng ngừa trong bảo vệ môi trường.
3. Chấn chỉnh vi phạm, tồn tại trong việc chấp hành các điều kiện, thủ tục về bảo vệ môi trường của các dự án; chỉ đạo và có lộ trình chấm dứt việc thiếu các thủ tục, điều kiện về môi trường khi chấp thuận đầu tư, kiên quyết xử lý các đơn vị vi phạm đi đôi với nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong thẩm định, phê duyệt, đôn đốc và kiểm tra thực hiện.
4. Quan tâm bố trí ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường tương xứng, đồng bộ với phát triển kinh tế xã hội: Chi thường xuyên, chi đầu tư kết cấu hạ tầng để đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định của pháp luật; có lộ trình hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường (trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Đình Trám, Trạm xử lý nước thải, bơm tiêu thành phố Bắc Giang) và huy động các nguồn lực khác cho công tác bảo vệ môi trường.
Tập trung làm tốt hơn công thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; chấn chỉnh công tác kiểm tra công vụ, sớm khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường hậu kiểm sau cấp phép và nghiêm túc xử lý các trường hợp tái diễn vi phạm; cương quyết xử lý các đơn vị chây ỳ.
5. Tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; chủ động tổ chức phối hợp có hiệu quả trong giải quyết các vấn đề môi trường giáp ranh với các tỉnh lân cận; chấn chỉnh và xác định rõ trách nhiệm phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trong tỉnh, phối hợp giữa các huyện, giữa các xã trong công tác bảo vệ môi trường.
6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đi đôi với xác định trách nhiệm công vụ, chống tiêu cực tham nhũng và phân công, phân cấp cụ thể hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
7. Quan tâm công tác thống kê, báo cáo và thực hiện nghiêm quy định báo cáo công tác môi trường hằng năm đối với HĐND tỉnh; chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường hằng năm, thực hiện báo cáo và công khai vấn đề môi trường.
8. Chỉ đạo các ngành và các địa phương xem xét có kế hoạch khắc phục nhũng hạn chế, khuyết điểm mà Báo cáo và kiến nghị của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã nêu, báo cáo HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết, báo cáo kết quả thực hiện vào kỳ họp HĐND tỉnh giữa năm 2019.
2. Giao Thường trực, các Ban, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết được HĐND tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ 6 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.