HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 17 tháng 9 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 5048/TTr-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra số 84/BC-HĐND ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Cơ bản thông qua Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu và định hướng phát triển
1. Mục tiêu chung
Xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) hiện đại, đồng bộ; ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) sâu rộng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT-TT; nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị; ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, cải thiện mối liên kết giữa chính quyền – người dân – doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, góp phần; nâng cao sự hài lòng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Hiện đại hoá và nâng cao hiệu hoạt động công tác đô thị, tạo lập nền tảng xây dựng và phát triển các chuỗi dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao, có tính kết nối và mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội cho các đô thị lớn song vẫn đảm bảo giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia.
b) Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp ở mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ hành chính công tỉnh; 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền số được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh tới cơ sở.
c) Trên 50% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
d) 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
e) 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
f) 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã biết sử dụng máy tính mức độ cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.
g) 80% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở, dưới dạng máy có khả năng đọc để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.
h) 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
i) 60% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các CSDL quốc gia không phải cung cấp lại.
k) 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, trong đó, 30% được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu.
l) 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số do Chính quyền Quảng Nam cung cấp.
m) Hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung, chia sẻ toàn tỉnh giúp đáp ứng nhu cầu về chia sẻ thông tin với người dân, doanh nghiệp và chia sẻ, kết nối với các hệ thống thông tin quốc gia, các cấp, các ngành, lĩnh vực.
n) Xây dựng, định hình được hệ sinh thái các ứng dụng chuyên ngành, các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành, các ứng dụng phục vụ cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật CNTT
a) Nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu tỉnh, đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị thông minh.
b) Xây dựng trung tâm điều hanh đô thi thông minh (IOC).
c) Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng WAN của tỉnh kết nối đến cấp xã.
d) Nâng cấp hạ tầng CNTT, hệ thống bảo mật cho các sở, ngành, địa phương.
e) Mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến các đơn vị cấp phường/xã đảm bảo họp hội nghị, giao ban liên thông các cấp chính quyền địa phương.
f) Đầu tư hiện đại hóa hệ thống camera giám sát an ninh trật tự - giao thông.
2. Ứng dụng và cơ sở dữ liệu
a) Xây dựng nền tảng Chính quyền số của tỉnh.
b) Hoàn thiện, nâng cấp các ứng dụng dùng chung theo hướng tích hợp, chia sẻ dữ liệu và khai thác các CSDL quốc gia, CSDL địa phương.
c) Xây dựng và triển khai các ứng dụng Chính phủ điện tử giúp điều hành, quản lý và kết nối với người dân, doanh nghiệp.
d) Xây dựng kho CSDL dùng chung tỉnh Quảng Nam.
e) Xây dựng các bộ CSDL mở, cổng dịch vụ dữ liệu mở.
f) Nâng cấp, triển khai Hệ thống lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh và hệ thống ký số tập trung.
g) Số hóa hồ sơ, tài liệu và cập nhật các CSDL.
h) Xây dựng các CSDL chuyên ngành ưu tiên: Lựa chọn một số CSDL chuyên ngành trọng điểm, thiết yếu, có nhu cầu sử dụng cao để đầu tư xây dựng; chú ý tính đồng bộ về công nghệ, đảm bảo kế thừa, phát huy hệ thống CSDL đã được thu thập, xây dựng trong giai đoạn 2016-2020.
3. An toàn, bảo mật thông tin
a) Xây dựng trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) toàn tỉnh.
b) Triển khai giải pháp phòng chống virus, phần mềm độc hại tập trung toàn tỉnh.
4. Truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho Chính quyền số
a) Tuyên truyền, nâng cao năng lực và hoàn thiện thể chế triển khai, vận hành Chính quyền điện tử.
b) Đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
c) Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân về các dịch vụ trực tuyến do chính quyền cung cấp.
Tổng dự kiến kinh phí: 901.000.000.000 đồng; bao gồm:
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 320.000.000.000 đồng.
2. Ngân sách tỉnh: 350.000.000.000 đồng (trong đó: Nguồn kinh phí sự nghiệp: 150.000.000.000, nguồn đầu tư phát triển: 200.000.000.000 đồng).
3. Ngân sách địa phương cấp huyện: 81.000.000.000 đồng.
4. Nguồn hỗ trợ từ các đề tài khoa học cấp bộ, tỉnh: 20.000.000.000 đồng.
5. Nguồn tài trợ, hỗ trợ khác: 30.000.000.000 đồng.
6. Nguồn xã hội hóa: 100.000.000.000 đồng.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết.
c) Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước, tổng hợp trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định danh mục đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025. Trước mắt tranh thủ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện các nội dung nêu tại điểm 1, 2 Mục II Điều 1; phần ngân sách tỉnh ưu tiên để thực hiện các nội dung nêu tại điểm 3, 4 Mục II Điều 1 Nghị quyết này.
d) Hằng năm trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ ngân sách để thực hiện Đề án, đảm bảo cân đối nguồn lực theo đúng Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa IX, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 17 tháng 9 năm 2020./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.