HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 06 tháng 8 năm 1998 |
NGHỊ QUYẾT
“VỀ CÁC ĐỀ ÁN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÌNH TẠI KỲ HỌP THỨ 10-HĐND TỈNH BẾN TRE KHOÁ V”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ vào Điều 120 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 18 tháng 4 năm 1992;
Căn cứ vào Điều 12 và Điều 31 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Sau khi nghe Phó ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin và Thể thao được sự uỷ nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trình các đề án;
Sau khi nghe báo cáo thẩm định của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá – Xã hội và ý kiến của các Đại biểu tham dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
I. Về các đề án chuyên đề của Uỷ ban nhân dân tỉnh trình tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh – khoá V:
1- Đề án phát triển khoa học – công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 1998 đến năm 2000 - 2010:
Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá Đề án phát triển khoa học - Công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 1998-2000 và đến 2010 được nghiên cứu xây dựng công phu, nghiêm túc, có cơ sở khoa học và khả thi. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua nội dung đề án, giao cho Uỷ ban nhân dân bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến đóng góp của Đại biểu, phê duyệt chính thức và sớm tổ chức triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả cao nhất góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà.
Trong quá trình triển khai thực hiện đề án, Hội đồng nhân dân tỉnh lưu ý Uỷ ban nhân dân tỉnh một số vấn đề sau:
+ Cần xác định bước đi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung cho nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ sinh học để công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đổi mới công nghệ trong chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tinh chế các sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, mía, cây ăn trái…đạt chất lượng, mẫu mã... có sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cho hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ tập trung của tỉnh, phấn đấu đạt 2%/tổng chi ngân sách hàng năm, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ cấp ngành, huyện, thị xã, gắn các chương trình khoa học công nghệ với các chương trình kinh tế - xã hội để thu hút nhiều nguồn lực cho việc ứng dụng mở rộng nhanh các kết quả khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
+ Có chính sách ưu đãi tín dụng, thuế, khuyến khích cơ sở ứng dụng công nghệ mới, tạo sản phẩm mới, tăng cường đào tạo cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn, thu hút “chất xám” các Trường, Viện hợp tác thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ của tỉnh, khen thưởng xứng đáng cán bộ khoa học kỹ thuật. Tổ chức ứng dụng triển khai tốt các nhiệm vụ khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt.
+ Kế hoạch hoá hoạt động khoa học công nghệ ở tất cả các cấp, đổi mới cơ chế quản lý khoa học theo hướng ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng và áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý chặt chẽ công nghệ mới tiên tiến nhập vào tỉnh, xây dựng tổ quản lý khoa học công nghệ cấp huyện, thị xã, trung tâm khuyến nông, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ cấp cơ sở thành phong trào ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ ở tất cả các ngành, các cấp và trong nhân dân vì mục tiêu: năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2- Đề án Tổng quan quy hoạch, đào tạo cán bộ năm 2000 và đến 2010:
- Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá đề án Tổng quan quy hoạch, đào tạo cán bộ tỉnh Bến Tre năm 1998-2000 và đến năm 2010 được nghiên cứu, xây dựng công phu, phản ánh được thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo cán bộ thời gian qua làm cơ sở khoa học cho việc định hướng công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ trong thời gian tới. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua đề án trên và giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung chỉnh sửa kết cấu và nội dung đề án theo ý kiến thẩm định của Ban Văn hoá - Xã hội và các Đại biểu, phê duyệt chính thức và tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả thiết thực nhanh chóng nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ đủ sức đáp úng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà khi bước sang thế kỷ 21.
Trong quá trình sửa chữa và triển khai thực hiện đề án, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cần đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu và xác định rõ nguyên phân công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ thời gian qua phân theo 3 loại cán bộ đúng với tinh thần Nghị quyết Trung ương III: Cán bộ Đảng, đoàn thể, Nhà nước: cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh, cán bộ khoa học kỹ thuật.
- Cần xác định mục tiêu chung là đến năm 2010 cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ, từ đó nên cụ thể yêu cầu, mục tiêu cần quy hoạch. đào tạo cho từng giai đoạn 1998 – 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010 theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
- Trong các giải pháp cần lưu ý đầy đủ việc xác định nguồn cho quy hoạch, cân đối giữa việc quy hoạch và đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện có với việc thu hút bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực tốt nghiệp: các Trường chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có giải pháp chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài trong việc quy hoạch, đào tạo cán bộ từ nguồn học sinh giỏi, con em gia đình cách mạng, gia đình cơ bản.
- Có giải pháp cụ thề, khả thi đối với việc quy hoạch, đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (xã, phường) hiện tại đang là vấn đề bức xúc để tổ chức triển khai thực hiện thành công tất cả chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước tại cơ sở.
- Cần cụ thể hoá biện pháp giao trách nhiệm cụ thể để tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất kinh doanh tiến hành quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo cụ thể theo quy hoạch. Xác lập cơ chế Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ, đảm bảo dân chủ trong đánh giá, nhận xét cán bộ, gắn chặt việc quy hoạch, đào tạo cán bộ qua các phong trào, trong quá trình hoạt động thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tăng cường đầu tư tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo phấn đấu tạo điều kiện để xin Trung ương hình thành Trường Cao đẳng cộng đồng, đồng thời phát triển Trung học dạy nghề để đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới.
3- Đề án xây dựng gia đình văn hoá tỉnh Bến Tre giai đoạn 1998-2000-2005:
* Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá Đề án Xây dựng gia đình văn hoá tỉnh Bến Tre giai đoạn 1998-2000-2005 đã nêu được thực trạng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, đề xuất mục tiêu, tiêu chuẩn và các giải pháp để tiếp tục tổ chức phong trào trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, đề án còn một số nội dung chưa đạt yêu cầu cần được bổ sung làm rõ hơn:
- Theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh thời gian tổ chức triển khai thực hiện đề án phải là 1998 - 2010 có phân kỳ cụ thể: 1998 - 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010.
- Cần làm rõ hơn trách nhiệm nhiệm vụ nội dung hoạt động cụ thể của các ngành, các cấp tham gia thực hiện đề án này.
- Đề án đưa ra 3 tiêu chuẩn gia đình văn hoá trong khỉ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các ngành các cấp đang phát động thực hiện 5 tiêu chuẩn trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới khu dân cư. Cần có sự thống nhất lại để cơ sở dễ tổ chức thực hiện.
- Hiện tại Trung ương đã thông qua Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) về vấn đề văn hoá. Do đó cần tiếp thu và vận dụng tinh thần Nghị quyết Trung ương V để bổ sung cho đề án.
Với các lý do trên, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chưa thông qua Đề án xây dựng gia đình văn hoá tỉnh Bến Tre giai đoạn l998 - 2000 - 2005. Đề nghị UBND tỉnh chỉnh sửa, bổ sung đề án theo ý kiến thẩm định của Ban Văn hoá - Xã hội và ý kiến các Đại biểu, thống nhất về nội dung, tiêu chuẩn, tổ chức triển khai với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới khu dân cư, vận động rộng rãi lực lượng xã hội tham gia thực hiện đề án đảm bảo đúng tinh thần các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) để có thể trình HĐND tỉnh tại kỳ họp lần thứ 11 khoá V.
II- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 7 năm 1998./.
| TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.