HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2020/NQ-HĐND | Ninh Bình, ngày 27 tháng 5 năm 2020 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC HỘ NGHÈO CÓ THÀNH VIÊN LÀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 16 tháng 7 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 32/TTr-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
1. Đối tượng hỗ trợ
Người thuộc hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012, bao gồm:
a) Đối tượng 1: Người dưới 15 tuổi; người từ đủ 15 tuổi là học sinh phổ thông; người từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ, người từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam và không được hưởng các loại trợ cấp hằng tháng.
b) Đối tượng 2: Người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 55 tuổi đối với nữ và đến dưới 60 tuổi đối với nam nhưng không có khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động và không được hưởng các loại trợ cấp hằng tháng.
c) Đối tượng 3: Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng bằng hoặc thấp hơn mức chuẩn nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Đối tượng 4: Sinh viên đang theo học văn bằng thứ nhất tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
2. Mức hỗ trợ
a) Đối tượng 1 và 2: Hỗ trợ hằng tháng mức 1.000.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị, mức 800.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn.
b) Đối tượng 3: Cấp bù phần thiếu hụt để bằng mức 1.000.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị, mức 800.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn.
c) Đối tượng 4: Hỗ trợ hằng tháng mức 1.000.000 đồng/người/tháng.
Kể từ năm 2021 trở đi, khi độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường thay đổi theo lộ trình thì mốc độ tuổi 55 tuổi trở lên đối với nữ, 60 tuổi trở lên đối với nam thuộc đối tượng được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này được điều chỉnh tương ứng; khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thay đổi chuẩn hộ nghèo, thì mức hỗ trợ quy định tại Khoản 2 Điều này cũng thay đổi đảm bảo cao hơn mức chuẩn thu nhập hộ nghèo 100.000 đồng/người/tháng.
4. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn ngân sách tỉnh.
Từ tháng 6 năm 2020 đến hết năm 2025.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XIV, kỳ họp thứ 18 thông qua ngày 27 tháng 5 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2020./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.