HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/NQ-HĐND | Vĩnh Long, ngày 03 tháng 08 năm 2016 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA IX, KỲ HỌP LẦN THỨ 02
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Thực hiện Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030. (Có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh công bố quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Thường trực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa IX, kỳ họp lần thứ 02 thông qua ngày 03 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Long)
1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch
a) Quan điểm của quy hoạch
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cần phải gắn kết chặt chẽ việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước mắt ưu tiên mối liên kết giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị.
- Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và bán tự nhiên hiện còn tồn tại trước các tác động của phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh từ nay đến 2030.
- Bảo vệ các hành lang di cư của các loài dọc sông Cổ Chiên và sông Hậu.
- Bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững là bước đi đầu tiên trong tiến trình bảo vệ môi trường sống của các loài, bảo vệ sự đa dạng sinh học trên bình diện rộng lớn.
- Xem nhận thức của cộng đồng là nền tảng của những thay đổi lớn trong quá trình bảo vệ sự đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Bên cạnh những giá trị phúc lợi công cộng, cũng cần thấy được giá trị kinh tế do quy hoạch đa dạng sinh học mang lại.
- Quy hoạch đa dạng sinh học mang tính khả thi và phù hợp với tình hình thực trạng kinh tế - xã hội, nhưng không để là rào cản cho những ý tưởng sáng tạo mang tính định hướng.
b) Mục tiêu của quy hoạch
* Mục tiêu chung
- Bảo vệ sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đặc thù hiện có trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trước tác động của phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến 2020 và định hướng đến 2030.
- Bảo vệ môi trường sinh sống của các loài động vật hoang dã thông qua việc bảo vệ các sinh cảnh, hệ sinh thái tự nhiên và bán tự nhiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và bảo vệ hành lang di cư trên sông Cổ Chiên và sông Hậu.
- Nâng cao công tác quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, cây dược liệu và các giống cây ăn trái đặc hữu và có giá trị của địa phương trên cơ sở xây dựng các khu bảo tồn chuyển chỗ gắn liền với các khu du lịch sinh thái và các mảng xanh đô thị.
* Mục tiêu cụ thể
- Bảo vệ hành lang đa dạng sinh học trên sông Cổ Chiên và sông Hậu, trước mắt từ nay đến 2020 ưu tiên bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững hành lang sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Mang Thít và 3 cù lao (An Bình, Thanh Bình - Qưới Thiện và Lục Sĩ Thành - Phú Thành).
- Bảo vệ cảnh quan sông nước miệt vườn trước tác động của phát triển kinh tế xã hội, trước mắt từ nay đến 2020 ưu tiên bảo vệ cảnh quan và sử dụng bền vững hệ sinh thái cù lao trên 02 cù lao Lục Sĩ Thành - Phú Thành và cù lao Thanh Bình - Qưới Thiện.
- Phát triển bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đô thị, trước mắt từ nay đến 2020 ưu tiên phát triển 02 - 03 loài cây gỗ có giá trị bảo tồn vào mảng xanh đô thị; bảo vệ môi trường ở các kênh rạch nội thị và tăng cường công tác quản lý đa dạng sinh học.
- Trước mắt từ nay đến 2020 ưu tiên xây dựng một số cơ sở bảo tồn và bảo tồn chuyển chỗ gồm 01 cơ sở bảo tồn cây thuốc, 01 cơ sở bảo tồn chim Vạc.
- Nghiên cứu, xây dựng đề xuất xây dựng mới 02 khu bảo tồn, thuộc loại hình khu bảo tồn loài sinh cảnh trên sông Cổ Chiên và sông Hậu.
c) Chỉ tiêu quy hoạch
- Từ nay đến cuối năm 2020 tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai hàng năm.
- Đến cuối năm 2020, hoàn thiện văn bản pháp lý quy định việc khai thác sử dụng hành lang thực vật dọc hai bên bờ sông Cổ Chiên và sông Hậu nằm trên địa phận tỉnh Vĩnh Long.
- Bảo vệ 100% số loài lưỡng cư, bò sát có ích trên hệ sinh thái đồng ruộng.
- Sưu tập và quy tập các cây/con bố mẹ thuần chủng của 03 giống cây trồng/vật nuôi như: Xoài Cát Hòa Lộc, Xoài Cát Chu, Bưởi Năm Roi, Cá tra, Ba ba Nam Bộ, Tôm càng xanh.
- Từ năm 2017 đến cuối năm 2019, nghiên cứu đề xuất đưa 02 - 03 loài cây gỗ có giá trị bảo tồn vào các mảng xanh đô thị và cây trồng phân tán.
- Từ năm 2018 đến cuối năm 2019 hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và an toàn sinh học nhằm quan trắc diễn biến đa dạng sinh học dưới tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Vĩnh Long.
- Từ năm 2018 đến cuối năm 2020 nâng cấp, mở rộng cơ sở bảo tồn cây thuốc có quy mô 04 - 05 ha, nhằm đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân địa phương kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đến cuối năm 2020 hỗ trợ nâng cấp vườn chim Vạc ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn thành cơ sở bảo tồn chim Vạc cấp tỉnh phục vụ tham quan du lịch và giáo dục môi trường cho học sinh.
- Đến cuối năm 2020, 100% các hộ, trang trại nuôi động vật hoang dã được quản lý theo đúng quy trình về bảo tồn động vật hoang dã, 100% các loài động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp có hồ sơ lý lịch theo d i.
- Đến cuối năm 2020, 100% các loài động thực vật ngoại lai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được thống kê và đánh giá.
- Đến cuối năm 2020 có 100% số xã thuộc 04 huyện, thành phố ưu tiên thuộc tỉnh Vĩnh Long được tập huấn, tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
- Xây dựng 02 điểm quan trắc định vị để quan trắc biến đổi đa dạng sinh học dưới tác động của biến đổi khí hậu (01 trên sông Cổ Chiên và 01 trên sông Hậu).
- Đến cuối năm 2020, có 100% số xã không có các quần thể Mai dương rộng trên 100m2 và 100% diện tích đồng ruộng sử dụng thuốc an toàn trong diệt trừ ốc Bươu vàng.
- Đến cuối năm 2020, hoàn thành việc xây dựng cơ chế điều phối, phân công trách nhiệm giữa các Sở/Ngành liên quan trong việc quản lý và bảo tồn - phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Đến năm 2020 hạn chế tối đa sự suy giảm về đa dạng sinh học, hạn chế các tác động làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nhiều ở địa phương.
- Tăng cường kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ các loài xâm hại như Mai dương, ốc Bươu vàng, cá Tỳ bà (Lau kiếng),…
- Bảo vệ được các hành lang thực vật ven các sông, rạch duy trì nơi kiếm ăn, cư trú và tạo hành lang di cư cho các loài động vật trên cạn.
2. Tầm nhìn quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030
- Đến năm 2030, hoàn thiện xây dựng 01 cơ sở bảo tồn lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long tại huyện Vũng Liêm.
- Đến năm 2030, thống nhất với định hướng của ngành nông nghiệp: 50% diện tích vườn cây ăn trái áp dụng quy trình sản xuất sạch và thân thiện môi trường.
- Đến năm 2030 thành lập mới 02 khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh trên sông Cổ Chiên và sông Hậu, tạo nơi cư trú, kiếm ăn, hành lang di cư cho các loài thủy sản và làm nơi thả cá giống bổ sung hàng năm của địa phương.
- Giải quyết từng bước sinh kế ổn định cho người dân sống hợp pháp trong khu bảo tồn và vùng đệm thông qua các mô hình kinh tế, tham gia đồng quản lý tài nguyên đa dạng sinh học.
Phương án 2 quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học gồm các nội dung:
- Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học gồm 06 tuyến: Hành lang sông Cổ Chiên thuộc địa phận Vĩnh Long; Hành lang sông Hậu thuộc địa phận Vĩnh Long; Hành lang sông Măng Thít (bờ Nam và bờ Bắc); Hành lang cù lao Lục Sĩ Thành - Phú Thành; Hành lang cù lao Thanh Bình - Qưới Thiện và Hành lang cù lao An Bình (gồm 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú, Bình Hòa Phước).
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái đặc thù: Quy hoạch bảo vệ cảnh quan và phát triển bền vững hệ sinh thái cù lao (gồm 02 cù lao: Cù lao Thanh Bình - Qưới Thiện trên sông Cổ Chiên, Cù lao Lục Sĩ Thành - Phú Thành trên sông Hậu thuộc Vĩnh Long); Quy hoạch phát triển đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đô thị tại thành phố Vĩnh Long.
- Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn: Quy hoạch 02 khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh (Khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh sông Cổ Chiên; khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh sông Hậu).
- Quy hoạch hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Quy hoạch vườn sưu tập cây thuốc (vườn sưu tập cây thuốc tại xã Tân Qưới huyện Bình Tân); Quy hoạch cơ sở bảo tồn chim Vạc xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn (cơ sở bảo tồn chim Vạc tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn); Quy hoạch cơ sở bảo tồn lúa nước ở huyện Vũng Liêm.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch
- Lồng ghép các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch ngành, cần có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các cơ quan dưới sự chỉ đạo chung Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo. Nhằm mở rộng các hình thức bảo tồn, vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế, khuyến khích nhân dân, cộng đồng tham gia vào các hình thức quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và nuôi trồng các loại cây con đặc hữu, quý hiếm trong vùng.
- Sử dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES) là công cụ được sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Thực hiện thu phí dịch vụ môi trường đối với dịch vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt để tăng nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học.
- Vận dụng chính sách hỗ trợ thủ tục, hạn mức tín dụng, áp dụng các ưu đãi thuế, giảm hoặc cho nợ tiền thuê đất cho các nhà đầu tư tổng hợp có liên quan đến hoạt động bảo tồn như: đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái; phát triển trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã có yếu tố bảo tồn; đầu tư nhân giống và tạo cây kiểng các loài bản địa.
- Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch bảo tồn sau khi được phê duyệt. Cụ thể kêu gọi nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức, các hội và cá nhân, kể cả nước ngoài.
- Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức nước ngoài để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, công trình hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí trong phân khu hành chính và dịch vụ môi trường, bảo tồn và nghiên cứu khoa học.
4.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh và ưu tiên đào tạo chuyên môn cho các cán bộ đang làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở bảo tồn, khu bảo tồn, các cơ quan quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học. Tham dự các khóa tập huấn, hội thảo, diễn đàn có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đảm bảo đủ số lượng cán bộ công chức, viên chức gồm cán bộ trong biên chế và cán bộ hợp đồng từ nay đến năm 2030 phục vụ mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững các cơ sở bảo tồn và thành lập khu bảo tồn.
- Khai thác nguồn lực tri thức từ các Trường đại học trong tỉnh Vĩnh Long, phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường đại học của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các địa phương trong cả nước thông qua triển khai các dự án trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tăng cường công tác của các hội, quần chúng bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Mỗi một tổ chức chính trị xã hội có chức năng của mình, song cần nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, có cơ chế khuyến khích các tổ chức này tham gia và giám sát về bảo tồn đa dạng sinh học.
4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Nâng cấp và phục hồi cấu trúc các quần thể tự nhiên bị suy thoái như các mảng thực vật tự nhiên dọc hành lang sông, kênh rạch; các bãi đất trống mới bồi tụ cần nghiên cứu tạo lập các quần thể bán tự nhiên.
- Những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của tỉnh Vĩnh Long cần gắn liền với bảo tồn tính nguyên trạng (cấu trúc, diện tích, chất lượng) của hành lang thực vật ven sông, kênh rạch, các khu đất ngập nước, không gian mặt nước.
- Điều tra, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn đến các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là các hệ sinh thái nhạy cảm, chịu ảnh hưởng nhiều do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn.
- Trong quy hoạch không gian mảng xanh và mặt nước đô thị cần xem xét đến khả năng kết nối giữa các khu vực này với nhau nhằm tạo ra một hành lang di cư thông thoáng cho các loài sinh vật.
- Trong quy hoạch thiết kế cảnh quan công viên cần kết hợp với nội dung bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua việc ưu tiên chọn trồng những loài cây nằm trong danh sách cần được bảo tồn của của Việt Nam hay của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong việc quy hoạch thiết kế hành lang cây xanh giao thông ở một số tuyến nhất định cũng cần kết hợp với nội dung bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua việc ưu tiên chọn trồng những loài cây nằm trong danh sách cần được bảo tồn bên cạnh những loài cây trồng hiện nay như cây Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) và Chò nâu (Dipterocarpus retusus).
- Ngoài ra cũng cần dành không gian đất để phát triển công viên rừng đô thị, một loại hình công viên không thể thiếu ở các đô thị hiện đại. Đây là một trong những nơi lưu giữ và duy trì đa dạng sinh học tốt nhất cho một đô thị.
- Ứng dụng kỹ thuật sinh thái bảo vệ hệ sinh thái thủy vực. Việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt là rất cần thiết, tuy nhiên không thể 100% lượng nước thải đều được xử lý, vì vậy cần nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh thái “mềm” nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm kênh rạch trong vùng dân cư nông thôn cũng như đô thị ở những nơi chưa có nhà máy xử lý nước thải.
- Quy hoạch các ao hồ đô thị theo hướng hồ điều tiết sinh thái nhằm tăng cường chức năng chống ngập và bảo tồn đa dạng sinh học cho các đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Ứng dụng công nghệ hình thành các mô hình vườn cây ăn trái hữu cơ có tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Ưu tiên tiếp cận các công nghệ trồng rau sạch, cây trái sạch và chăn nuôi sạch từ các nước phát triển, sau đó tiếp cận công nghệ từ thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.
- Cần nghiên cứu mô hình cải thiện vườn tạp vùng ngoại thành, các loài cây này ngoài chức năng che bóng, cho gỗ củi, cải thiện môi trường cần phải tính đến yếu tố duy trì sự đa dạng sinh học như cây có quả thu hút chim bụi, côn trùng.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn sinh học trong nông nghiệp.
- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu đa dạng sinh học, nhằm quản lý các hệ sinh thái trên GIS phù hợp với chức năng bảo tồn của khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn được phê duyệt trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long.
- Tăng cường kết nối dữ liệu khí tượng, môi trường, y tế với dữ liệu về đa dạng sinh học, thường xuyên cập nhật và chia sẻ.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý, các mô hình kinh tế hộ gia đình, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, phát triển giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao cho cộng đồng sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn.
4.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một số văn bản, chính sách sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về xử lý các hành vi gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật cấm và nuôi nhốt kinh doanh sinh vật cảnh, động vật hoang dã.
- Xây dựng cơ chế, chính sách chia sẻ lợi ích nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác bảo vệ phát triển các hệ thống tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái và đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học.
- Xây dựng chương trình hành động giữa cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trong ngăn chặn việc lấn chiếm hành lang sông, kênh rạch. Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ hành lang thực vật dọc theo sông và kênh rạch. Cần phải xem việc bảo vệ hành lang thực vật dọc theo các sông, kênh rạch như một trong những tiêu chí cần thực hiện trong quy hoạch phát triển đô thị.
- Cần xây dựng một đơn vị đánh giá độc lập để thực hiện đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển kinh tế có liên quan đến hành lang sông, kênh rạch; ưu tiên sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Măng Thít.
- Ban hành các quy định về thực hiện lồng ghép các nội dung hành động đa dạng sinh học vào dự án phát triển khu đô thị mới, mảng xanh đô thị, phát triển hành lang giao thông, cải thiện môi trường kênh rạch, phục hồi thảm thực vật tự nhiên, cảnh quan du lịch.
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với sự lây lan của sinh vật ngoại lai xâm hại, nhất là các loài virus, bacteria, nấm, côn trùng lạ mới xâm nhập gây bệnh trên người và vật nuôi, cây trồng.
- Cần có những ràng buộc pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các nhà đầu tư bất động sản trong việc thiết kế không gian xanh và không gian mặt nước; hạn chế các mảng xanh “bán nhân tạo” ở những nơi có mảng xanh tự nhiên.
- Xây dựng bộ quy chế, hương ước và lấy ý kiến đồng thuận của cộng đồng sống hợp pháp trong khu bảo tồn, nhằm có bộ quy chế, hương ước phù hợp trong việc quản lý, khai thác bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong khu bảo tồn và vùng đệm.
4.5. Giải pháp về dựa trên nhận thức của cộng đồng
- Mở các lớp tập huấn cho các cấp lãnh đạo và cộng đồng địa phương, nhằm nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.
- Khai thác hệ thống truyền thanh và truyền hình để truyền tải các chương trình mang ý nghĩa về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh Vĩnh Long; trước mắt cần lồng ghép ưu tiên tuyên truyền về ý thức trong việc xả thải nơi công cộng; hiểu về sinh vật ngoại lai, không phóng sinh các loài xâm hại như rùa Tai đỏ, cá Tỳ bà (cá Lau kiếng),...
- Thông qua các hoạt động tình nguyện để triển khai thường xuyên các hoạt động môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học như ra quân thu gom rác thải trên kênh rạch, trồng cây các loài cây có giá trị bảo tồn thông qua các đợt trồng cây phân tán hay ra quân tuyên truyền nâng cao ý thức không xả thải nơi công cộng.
- Phổ biến rộng rãi cho cộng đồng trong và ngoài tỉnh về các dự án đã quy hoạch cho bảo tồn, cho phát triển du lịch sinh thái, cho bảo vệ cảnh quan, cho cơ sở bảo tồn cây thuốc,... nhằm mời gọi đầu tư. Bên cạnh nguồn vốn thì cũng cần khai thác những ý tưởng trong cộng đồng đối với các giải pháp có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nhằm thực hiện hiệu quả các dự án bảo tồn đã được duyệt thì cần phải có sự theo d i tiến độ từ đại diện của cộng đồng địa phương và của truyền thông; điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc khắc phục những khiếm khuyết trong quá trình triển khai dự án.
- Thu thập các kinh nghiệm cổ truyền và tri thức bản địa về quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học; trong hoạt động nuôi trồng, canh tác đạt hiệu quả cao để phổ biến và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
4.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Bên cạnh nguồn vốn trong nước, cần chú trọng và đẩy mạnh sự thu hút tài trợ quốc tế như: Quỹ Môi trường Toàn cầu, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên, các dự án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học khác.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tham quan, trao đổi kinh nghiệm hợp tác với các khu bảo tồn thiên nhiên các nước trong khu vực ASEAN phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh, quốc gia thuộc trong tiểu vùng Mê Công nhằm bảo vệ đa dạng sinh học trước biến đổi khí hậu toàn cầu ở hạ lưu sông Mê Công; hợp tác khai thác du lịch tiểu vùng Mê Công, hợp tác xây dựng Vườn thực vật, Vườn chim,…
- Đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học.
4.7. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm
2030 và Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch và giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch, báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành tỉnh liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố từng bước triển khai, thực hiện các chương trình, đề án trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Hàng năm có tổng hợp báo cáo tình hình về kết quả thực hiện cho Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Căn cứ vào các mục tiêu và nhiệm vụ chính của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan huy động các nguồn lực trong nước, tài trợ từ nước ngoài, từ các tổ chức quốc tế để cân đối nguồn vốn và bố trí kế hoạch triển khai hàng năm với mức kinh phí và thời gian phù hợp.
* Phân công trách nhiệm cụ thể
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Hướng dẫn các địa phương triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quản lý và điều phối các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ về đa dạng sinh học; phối hợp tổ chức triển khai các dự án ưu tiên của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; thống nhất số liệu điều tra, quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học. Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản; điều tra nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật và quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vào trong các chương trình ngoại khóa.
6. Công an tỉnh (thông qua cảnh sát môi trường) có trách nhiệm tổ chức lực lượng tăng cường chức năng, nhiệm vụ phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan đến địa phương.
* Cơ chế tổ chức thực hiện
Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trước Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Văn phòng điều phối
Văn phòng điều phối do Ban chỉ đạo đề nghị thành lập và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định. Văn phòng điều phối có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học theo kế hoạch của Ban chỉ đạo.
* Các nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế
Các nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế tham gia vào Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học sẽ hỗ trợ Văn phòng điều phối trong việc huy động vốn, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng dự án. Đồng thời họ cũng tham gia vào việc thực hiện các dự án cụ thể.
* Các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học
Các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học sẽ tham gia hỗ trợ các dự án, thực hiện các nghiên cứu, đồng thời tham gia vào việc thực hiện các dự án cụ thể và tư vấn cho Văn phòng điều phối.
* Giám sát và đánh giá thực hiện
Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian vào nguồn lực dự kiến. Trên cơ sở đánh giá tổng quan việc thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp thực hiện để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
5. Dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch
Đề xuất các dự án ưu tiên thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: Giai đoạn 2016 - 2020 có 4 dự án; giai đoạn 2020 - 2030 có 02 dự án (Kèm theo Phụ lục II: Các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch và Phụ lục III: Phân kỳ đầu tư các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch).
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Long)
STT | Tên chương trình, dự án | Thời gian thực hiện | Mức độ ưu tiên | Kinh phí dự kiến (tỷ đồng) |
I | Giai đoạn đến năm 2020 | |||
1 | Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương. | 2017 - 2020 | A | 02 |
2 | Xây dựng cơ sở dữ liệu và 01 website về đa dạng sinh học cho tỉnh Vĩnh Long để quan trắc diễn biến đa dạng sinh học dưới tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Vĩnh Long. | 2018 - 2019 | A | 03 |
3 | Xây dựng vườn cây thuốc nam phục vụ khám chữa bệnh và bảo tồn đa dạng sinh học. | 2018 - 2020 | A | 15 |
4 | Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh trưởng của các loài thực vật thân gỗ bản địa cần đề xuất ưu tiên trồng bảo tồn chuyển vị (exsite) trong các mảng xanh đô thị ở tỉnh Vĩnh Long. | 2017 - 2019 | B | 0,75 |
II | Giai đoạn 2020 - 2030 |
|
|
|
1 | Xây dựng các khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh. | 2020 - 2025 | B | 25 |
2 | Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho khu bảo tồn thủy sản sông Cổ Chiên và sông Hậu. | 2026 - 2028 | C | 2,5 |
Tổng | 48,25 |
Ghi chú: (A) ưu tiên cao; (B) ưu tiên trung bình; (C) ưu tiên thấp.
PHÂN KỲ ĐẦU TƯ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
TT | Tên chương trình, dự án ưu tiên | Tổng kinh phí (tỷ đồng) | Phân kỳ đầu tư | Nguồn vốn (tỷ đồng) | |||||||||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021- 2030 | Sự nghiệp Môi trường | Sự nghiệp Khoa học | Sự nghiệp Kinh tế | Đầu tư phát triển | Nguồn vốn xã hội hóa | Tổ chức quốc tế | |||
I | TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương. | 2,0 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
| 2,0 |
|
|
|
|
|
II | XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xây dựng cơ sở dữ liệu và 01 website về đa dạng sinh học cho tỉnh Vĩnh Long để quan trắc diễn biến đa dạng sinh học dưới tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Vĩnh Long. | 3,0 |
| 1,5 | 1,5 |
|
| 3,0 |
|
|
|
|
|
III | QUY HOẠCH BẢO TỒN CHUYỂN CHỖ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xây dựng vườn sưu tập cây thuốc phục vụ khám chữa bệnh và bảo tồn đa dạng sinh học. | 15 |
| 10,0 | 2,5 | 2,5 |
|
|
|
| 10,0 | 5,0 |
|
2 | Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh trưởng của các loài thực vật thân gỗ bản địa cần đề xuất ưu tiên trồng bảo tồn chuyển vị (exsite) trong các mảng xanh đô thị ở tỉnh Vĩnh Long. | 0,75 | 0,25 | 0,25 | 0,25 |
|
|
|
|
| 0,75 |
|
|
IV | QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ THÀNH LẬP CÁC KHU BẢO TỒN MỐI THEO LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xây dựng khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh. | 25 |
|
|
|
| 25,0 | 1,0 | 1,0 |
| 22,0 |
| 1,0 |
1.1 | Dự án thành phần: Luận chứng Khoa học thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh sông Hậu. | 10 |
|
|
|
| 10,0 | 0,5 | 0,5 |
| 8,5 |
| 0,5 |
1.2 | Dự án thành phần: Luận chứng Khoa học thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh sông Cổ Chiên. | 15 |
|
|
|
| 15,0 | 0,5 | 0,5 |
| 13,5 |
| 0,5 |
V | NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI MÔ HÌNH LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho khu bảo tồn thủy sản sông Cổ Chiên và sông Hậu. | 2,5 |
|
|
|
| 2,5 |
|
| 2,5 |
|
|
|
1.1 | Dự án thành phần: Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho khu bảo tồn thủy sản sông Cổ Chiên. | 1,5 |
|
|
|
| 1,5 |
|
| 1,5 |
|
|
|
1.2 | Dự án thành phần: Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho khu bảo tồn thủy sản sông Hậu. | 1,0 |
|
|
|
| 1,0 |
|
| 1,0 |
|
|
|
TỔNG CỘNG | 48,25 | 0,75 | 12,25 | 4,75 | 3,0 | 30 | 6,0 | 1,0 | 5,0 | 32,75 | 5,0 | 1,0 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.